Khi một cá nhân nhận trông giữ tài sản xe máy không lấy thù lao thì đây không phải quan hệ tài sản

Câu hỏi: Xin chào luật sư cho em hỏi về việc trông giữ xe nhưng làm mất xe thì vấn đề bồi thường thế nào ạ, cụ thể: Bên em cho thuê phòng trọ, khách thuê phòng và thu tiền để xe, không may đã bị trộm đột nhập lấy mất chiếc xe trị giá 22tr đồng. Trong khi đó lúc ký hợp đồng thuê phòng trong hợp đồng có đề (Bên B có trách nhiệm tự giữ và bảo quản đồ đạc, tư trang cá nhân cũng như phương tiện đi lại (ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe đạp...) của mình.

Nếu mất mát xảy ra bên A không chịu trách nhiệm.) Và trước cửa của bãi xe có dán giấy (ra vào nhớ khóa xe, khách mất xe chúng tôi không chịu trách nhiệm.) Bên em có trách nhiệm bồi thường không, và theo luật sư căn cứ vào tính pháp lý trên bên em nên bồi thường bao nhiêu phần trăm cho khách hàng, vì đây là sự cố ngoài ý muốn. Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Theo thông tin bạn cung cấp bên bạn cho thuê phòng trọ và thu tiền gửi xe đối với khách hàng, ở đây bạn và khách hàng đã hình thành nên một giao dịch dân sự đó là hợp đồng gửi giữ tài sản, bên bạn được nhận thù lao từ việc gửi tài sản và bên bạn cũng phải có các nghĩa vụ đối với việc trông giữ tài sản đó. Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên như sau: 

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

“1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

“1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Căn cứ theo quy định trên, bên bạn có nghĩa vụ trông coi tài sản và được nhận thù lao từ việc gửi giữ đó, và bên bạn phải có nghĩa vụ bồi thường khi để xảy ra hư hỏng và mất mát tài sản, tuy nhiên như bạn cung cấp, bạn và khách hàng có thỏa thuận trong hợp đồng là khách hàng tự giữ và bảo quản đồ đạc tư trang cá nhân, phương tiện đi lại nhưng vẫn tiến hành thi tiền trông coi, điều này trái với nội dung trong hợp đồng gửi giữ tài sản được pháp luật quy định như trên, do đó bên bạn vẫn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi để xảy ra mất mát trên. 

Về mức bồi thường pháp luật không quy định mức bồi thường và phần trăm bồi thường là bao nhiêu, do đó chi phí bồi thường sẽ là chi phí thực tế đối với tài sản tại thời điểm để xảy ra mất mát tài sản trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về mức bồi thường này.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Tiền công là khoản tiền mà bên giữ tài sản nhận được khi thực hiện việc trông coi, bảo quản tài sản cho bên gửi tài sản. Tiền công phát sinh trong hợp đồng gửi giữ tài sản có đền bù, đó là lợi ích mà bên giữ thu được khi tham hợp đồng. Để bảo vệ lợi ích của các bên, tránh việc xảy ra tranh chấp pháp luật đã quy định về nghĩa vụ trả tiền công trong hợp đồng gửi giữ tài sản. Cụ thể, Điều 561 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 561. Trả tiền công 1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công. 3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

2.Nội dung

Đặc điểm của hợp đồng gửi giữ là bên giữ bỏ công sức của mình để thực hiện việc trông coi, bảo quản tài sản cho chủ thể khác. Do đó, họ cần phải được hưởng thù lao cho hoạt động của mình. Trừ những quan hệ gửi giữ tài sản mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống khi xác lập các bên thỏa thuận về việc bên giữ tài sản không nhận tiền công. Còn trong những quan hệ hợp đồng gửi giữ mà các bên thỏa thuận về việc bên giữ nhận tiền công thì bên gửi có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên giữ mức tiền nhất định. Trong trường hợp này, tiền công là lợi ích cơ bản của bên giữ tài sản, do đó, việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền công của bên gửi có vai trò quan trọng. Theo đó, bên gửi tài sản khi thực hiện nghĩa vụ phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
-Một là, trả đủ tiền công. Quy định này tương đương với quy định tại khoản 2 Điều 554 BLDS năm 2015 về nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong việc thanh toán tiền công đầy đủ, đúng thời hạn. Tiền công giữ tài sản chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: thời hạn gửi, số lượng tài sản gửi, chủng loại,…Do đó, khi thanh toán tiền bên gửi phải đảm bảo thanh toán đầy đủ. Mức tiền công phải trả do các bên thỏa thuận hoặc do bên giữ tài sản đưa ra và bên gửi có thể đồng ý với mức giá đó hoặc không. Trường hợp không đồng ý thì không làm phát sinh hợp đồng. Trường hợp đồng ý thì sự đồng ý đó được xem như thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Tiền công bao gồm chi phí mà bên giữ phải bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ và lợi nhuận thu được. Bản chất của bên giữ là chủ thể kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy, nghĩa vụ trả tiền đầy đủ của bên gửi tài sản có ý nghĩa quan trọng. Thời điểm thanh toán là khi bên gửi lấy lại tài sản, tức khi kết thúc hợp đồng. Để nhận được tiền công thì bên giữ phải hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình, do vậy, việc thanh toán tiền khi lấy lại tài sản buộc bên giữ phải thực hiện nghĩa vụ trông giữ tài sản theo đúng thỏa thuận. Quy định này một phần bảo vệ lợi ích của bên gửi tài sản. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
-Hai là, tiền công được tính theo mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền. Quy định này áp dụng khi các bên không có thỏa thuận về mức tiền công cụ thể. Thông thường, khi xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản các bên sẽ thỏa thuận về tiền công mà bên giữ tài sản được nhận. Khi đến thời hạn trả tiền bên gửi có nghĩa vụ trả đúng, đủ số tiền đó. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp khi xác lập hợp đồng các bên không thỏa thuận về tiền công. Theo đó để tránh xảy ra tranh chấp pháp luật đã quy định cách tính tiền công khi không có thỏa thuận. Cụ thể, tiền công được xác định theo cách áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền. Mức tiền gửi giữ tài sản không được ấn định cụ thể mà phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, theo đó, mức tiền có thể có sự chênh lệch nhau bởi yếu tố như thời gian gửi, chủng loại tài sản, địa điểm gửi,…Vậy nên, để công bằng lợi ích cho các bên mức tiền công được xác định theo mức tiền công trung bình của cùng một loại tài sản tại cùng một địa điểm và cùng một thời hạn. 
-Ba là, khi bên gửi lấy tài sản trước thời hạn thì vẫn phải thanh toán đầy đủ tiền công và chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ trả lại tài sản trước thời hạn. Điều này có nghĩa, nếu các bên đã có thỏa thuận về tiền công từ trước thì khi bên gửi lấy lại tài sản sớm hơn thời hạn dự kiến vẫn phải thanh toán đầy đủ tiền công. Trong trường hợp này, hợp đồng được xác định rõ thời hạn, bên gửi là bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ gây thiệt hại cho bên giữ nên vẫn phải thanh toán tiền công trong cả thời hạn như đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, việc lấy lại tài sản sớm hơn dự kiến có thể làm phát sinh chi phí chuẩn bị cho việc giao lại tài sản của bên giữ, và bên gửi cũng phải thanh toán khoản tiền đó. Vì chi phí mà bên giữ bỏ ra nhằm phục vụ cho lợi ích của bên gửi, nên họ phải thanh toán khoản tiền này là hoàn toàn hợp lý.
-Bốn là, khi bên giữ yêu cầu lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không nhận được tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi. Theo nguyên tắc, bên giữ giao lại tài sản cho bên gửi khi thời hạn thực hiện hợp đồng chấm dứt. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, pháp luật đã cho phép bên giữ được yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn khi có lý do chính đáng. Nhưng dù thế nào việc yêu cầu bên gửi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ít nhiều cũng gây thiệt hại cho họ. Để cân bằng lợi ích của các bên, pháp luật đã quy định bên giữ không được nhận tiền công nếu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đồng thời còn phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi nếu có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế các bên có thể có thỏa thuận khác về vấn đề này mà vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.