Các Học Thuyết Tâm lý nhân cách Nguyễn Thơ Sinh

Xem mẫu

CÁCHỌCTHUYẾT TÂM LÝ NHÂNCÁCH CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH Tác giả:ThS.NGUYỄN THƠ SINH LỜIGIỚITHIỆU Tôi rất vui khi được mời viết lời giới thiệu cho cuốn sách "Các học thuyết tâm lý nhân cách" của Nhà xuất bản Lao Động, vì mấylẽ sau đây: 1. Có thêm một cuốn sách về tâm lý học ra mắtbạn đọc;2.Hơn thế,lại là sách về Tâm lý học nhân cách; 3. Đặc biệt, tác giả là một người Mẹ gốc Việt có bí danh "Tự hào là người ViệtNam". Anh đã có nhiều ấn phẩm như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thể loại sách tham khảo về chuyên ngành Tâm lý học... sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và đã được xuấtbản ở trong nước. Cuốn sách "Các học thuyết tâm lý học nhân cách, nhân đây tôi xin nói đôi điều, tạm coi như là lời tâm sự với bạn đọc cuốn sách này. Tâm lý học ở nước ta hãy còn là một khoa học trẻ, trước năm 1945 chỉ là một môn học trong trường phổ thông trung học, về sau có dạy ở một số trường đại học, rồi từ nhũng năm 60 thế kỷtrước có cơ quan nghiên cứu, có khoa chuyên đào tạo cán bộ tâm lý học, có tạp chí Tâm lý học, có Hội các khoa học Tâm lý Giáo dục thành viên của Hội Khoa học Tâm lý Thế giới. Trong các chuyên ngành Tâm lý học có ở ta, tâm lý học nhân cách là chuyên ngành non trẻ nhất. Mà chẳng phải chỉ ở ta mới như vậy, như chính trong nội dung cuốn sách này cũng cho ta thấy, đó cũng là tình trạng chung của tâm lý học thế giới. Riêng ở Việt Nam, thuật ngữ "nhân cách" vào những năm 60 (của TK XX) hãy còn rất xa lạ với nhiều người, trong sách, báo rất ít gặp, những giờ đây đã dùng thường xuyên hơn và khoa học về nhân cách thì mới đang hình thành. Vài chục năm qua một số anh em công tác trong lĩnh vực này cũng mày mò nghiên cứu đề tài này. Từ công cuộc đổi mới, Nhà nước có các chương trình (KX07, KHXH04, KX05...) nghiên cứu con người, nên đã có thêm điều kiện tiến hành một số thực nghiệm (như NEOPIR), tìm hiểu lịch sử vấn đề, học thuyết nàyhọc thuyết kia, viết một số sách, báo và có những đề xuất, trong đó có cả định nghĩa về con người, về nhân cách... Với 22 nhà tâm lý học có tiếng, có nhà tâm lý học vĩ đại Sigmund Freud, rồi B.F. Skinner, A. Maslow được giới thiệu trong sách, chúng tôi cũng đã có dịp điểm qua (Phạm Minh Hạc, Nhập môn tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 1980; Hành vi và Hoạt động, 1977; Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà nội, 2004) nhưng bây giờ đọc sách này mới thấy cặn kẽ hơn. Nhân đây phải nói một điều là sách này cùng với mấy cuốn vừa nhắc tới có thể bổ sung cho nhau, giúp chúng ta thấy được toàn cảnh hơn các lý thuyết tâm lý học nhân cách. Tâm lý học Nga là một nền tâm lý học lớn, được thế giới công nhận, các nhà tâm lý học như L.S. Vưgốtki, A.R.Luria, A.N.Leônchiép, S.L.Rubintêin được giới tâm lý học phương Tây, Mỹnghiên cứu, học tập, trích dẫn. Trong Bách khoa thư Sáng tạo của Mỹ xuất bản, chỉ có hai nhà tâm lý học được chọn, đó là Freud và Vưgôtski. Các nhà tâm lý học Nga và Giocgi (tâm lý học tâm thế) có các lý thuyết về nhân cách rất đáng được quan tâm. Tận dụng cơ hội, nói vài điều trên, tranh thủ giới thiệu mộtvấn đề rấtkhó,rấtphức tạp đang chờ sự đóng góp của các bạn, mà cuốn sách nàyvới lối viết dí dỏm, nhất là các tiểu sử các nhà khoa học, lại có cả thơ ca, diễn đạt rất dễ hiểu, nội dung cuốn sách có ích cả cho công việc giảng dạy lẫn công tác nghiên cứu. Thay mặt Hội các khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tôi hết sức hoan nghênh cuốn sách này, và nhân dịp nàytôi xin bàytỏ lời cảm ơn với tác giả, mong mỏi các nhà tâm lý học Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở các nước cộng tác với anh em ở nhà cùng nhau xây dựng một khoa học hết sức lý thú và hữu ích cho con người,cho cuộc đời cho xã hội. Chúc tác giả sẽ có nhiều công trình mới mà anh em chúng tôi rấtchờ đợi. Giáo sư,Viện sĩPHẠM MINHHẠCChủ tịch HộiKhoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam Chương 1. SIGMUND FREUD THUYẾTPHÂN TÍCH TÂM LÝ Chương 2. ANNA FREUD TÂM LÝ NHÂN CÁCH CÁI TÔI Chương 3. ERICK ERIKSON THUYẾTNHÂN CÁCH PHÁTTRIỂN TƯ DUY Chương 4. CARL JUNG HỌC THUYẾTNHÂN CÁCH BIỂU TƯỢNG Chương 5. OTTO RANK THUYẾTNHÂN CÁCH TRUYỀN THUYẾT Chương 6. ALFRED ADLER TÂM LÝ CÁ NHÂN Chương 7. KAREN HORNEY THUYẾTNHÂN CÁCH TÂM THẦN Chương 8. ALBERTELLIS THUYẾTNHÂN CÁCH TƯ DUY Chương 9. ERICH FROMM THUYẾTNHÂN CÁCH XÃ HỘI ... Created by AM Word2CHM ... - tailieumienphi.vn