Các nước có giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng lớn nhất Nam chủ yếu ở khu vực nào của châu Phi

giảmNguồn tài nguyên khai thác đã không được sử dụng hiệu quả để tập trung vào các chương trình phát triển, trong khi đó, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc khai thác tài nguyên này bị thâu tóm bởi các nhóm lợi ích (political elites) địa phương kết nối với các doanh nghiệp quốc tế lớn (international coorporations). Một Nhà nước bị lũng đoạn với nạn tham nhũng, cấu kết phe phái, lạm dụng quyền lực (bad governance) càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi nguồn tài nguyên không được quản lý hiệu quả, và trở thành món mồi ngon để câu xé. Việc đa dạng chủng tộc ở châu Phi, điển hình mỗi nước có 40-80 bộ tộc, bộ lạc khác nhau, mỗi bộ tộc, bộ lạc có nền văn hoá, tiếng nói riêng, không thực sự tạo nên sự thống nhất quốc gia (national unity) và liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp, nội chiến, tranh giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên, hoặc vì xung đột lợi ích

Ngược dòng lịch sử một chút, sau giai đoạn thuộc địa những năm 1970s, các nước ở châu Phi có mức GDP hầu như các nước châu Á: tàn phá chiến tranh, bóc lột thực dân, Nhà nước non trẻ. Chỉ sau 30-40 năm, châu Á đã phát triển một cách vượt bậc, cách xa châu Phi, trong khi các nước châu Phi, đặc biệt sub-Sahara châu Phi vẫn “đội sổ”. Lý giải nguyên nhân, có mấy lý do chính sau:

Châu Phi “giàu”, “rất giàu”, thường được xem là lục địa giàu về nguồn tài nguyên (resource-rich continent), chiếm hơn 30% trữ lượng khoáng sản thế giới, trong đó phải kể đến vàng, kim cương, dầu mỏ, đá quý. Tanzania nổi tiếng với vàng, Congo với đồng, Nambia với Uranium, Botswana với kim cương (xem bản đồ khoáng sản châu Phi). Vậy mà gần 50% dân số châu Phi, đặc biệt tập trung ở vùng tiểu vùng Sahara châu Phi, sống dưới chuẩn nghèo thế giới (thu nhập ít hơn $1.25/ngày). Central African Republic liên tục đội sổ là quốc gia nghèo nhất thế giới, có chỉ số Phát triển con người (HDI) thấp nhất thế giới, và là quốc gia không mạnh khoẻ nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Một, châu Phi, theo một nghĩa nào đó, đã không bắt kịp cuộc Cách mạng xanh. Các nước châu Á, với việc đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp đảm bảo nguồn lương thực (food security), và khi nông nghiệp đảm bảo, sử dụng nguồn lao động thặng dư và vốn tập trung đầu tư công nghiệp và dịch vụ, nói cách khác, xây dựng trụ cột của nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết không cho phép các nước châu Phi, đặc biệt các nước ở vùng sub-Sahara châu Phi – ngay cận xích đạo, cùng với hạn hán, lũ lụt, thiếu kinh nghiệm trong việc làm nông (vốn quen với việc hái lượm, săn bắn), việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn. Tư duy canh tác tiểu nông, hộ gia đình nhỏ lẹ, làm giảm khả năng canh tác, năng suất thấp mặc dù thiên nhiên khá ưu đãi, đất trù phú, thời tiết êm dịu (sub-Sahara châu Phi không nóng như mọi người vẫn nghĩ!). Lý thuyết khác cho rằng các nhà lãnh đạo châu Phi không mặn mà phát triển nông nghiệp như các kỹ thuật gia (technocrat, politician) chính trị gia châu Á. Mối quan tâm của họ là khai thác nguồn tài nguyên sẵn có hơn là phát triển nông nghiệp (rất nhiều sản phẩm nông nghiệp ở Uganda được nhập khẩu từ các nước khác, đơn cử là Trung Quốc. Việc nhập khẩu thậm chí còn rẻ hơn so với tự sản xuất làm cho các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh).

Thứ hai, nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực, thiếu năng lực của cơ quan chức năng dẫn đến quản trị nguồn lực không hiệu quả. Hầu hết các nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên (mỏ dầu, than, vàng, v..v.) đều rơi vào tay giới tay trên (political elites). Nguồn thu quốc gia không được phân phối đến các tầng lớp thấp hơn. Quá trình phân phối (trickle down process) diễn ra chậm, thậm chí không diễn ra. Trái ngược lại, đối với các nước châu Á, nhờ có chính sách phân phối nguồn thu nhập (thông qua việc đánh thuế, các chương trình phúc lợi xã hội) (redistribution policies), phần nào thành quả phát triển kinh tế đã hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Bộ phim Blood diamond phần nào giải thích quá trình này, khi các ông thầu kinh tế lớn, cấu kết với quan chức địa phương, không chỉ bóc lột sức lao động người dân, mà còn khai thác đến tận cùng nguồn tài nguyên phong phú của nước này. Nhìn sang các nước Bắc Âu, nhờ khả năng quản trị nguồn tài nguyên hiệu quả, tính minh bạch và giải trình cao của Chính phủ mà nguồn thu được sử dụng hiệu quả. Lý giải một chút, các nước Bắc Âu, trước Chiến tranh thế giới thứ 2, cũng là những nước phụ thuộc vào nông nghiệp, nghèo nàn, sau đó, nhờ việc bán tài nguyên phục vụ cho quá trình tái kiến thiết ở các nước châu Âu, thêm với việc không bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, và được lãnh đạo bởi các Đảng dân chủ cánh tả (tập trung vào phát triển xã hội) mà các nước Bắc Âu phát triển được như ngày nay. Trong giới Phát triển có một thuật ngữ mà các nhà chuyên môn hay dùng là Lời nguyền tài nguyên (the resource curse) nhằm mô tả các nước nào giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên thì sẽ chịu lời nguyền phải chịu cảnh tang tóc, chiến tranh, đau thương. Điển hình các cuộc nội chiến Boko Haram ở Nigeria là một ví dụ. Tất nhiên, nó chỉ mang tính tương đối.

Thứ ba, phải kể đến ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Sau giai đoạn thực địa, World Bank và IMF tiếp cận Chính phủ các nước châu Phi với đề xuất các gói viện trợ tái cấu trúc (structural adjustment), đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên, đi kèm các điều kiện về mở cửa kinh tế thị trường, hướng tới chế độ dân chủ. Nhìn lại tính hiệu quả các chương trình này, có thể nói chương trình bị thất bại, nếu không nói là thất bại một cách thảm hại. Việc tư nhân hoá (privatization) các công ty Quốc gia với nguồn vốn lũ lượt từ các nước phương Tây, sau này, bị chỉ trích thực chất là quy trình thuộc địa mới (neo-colonialism), dẫn đến sự phá sản của đơn vị kinh tế địa phương, thất nghiệp tràn lan, và thiếu hụt đầu ra sản phẩm. Thêm nữa, cách tiếp cận của các chương trình này là từ trên đưa lệnh xuống (top-down approach) mà không từ nhu cầu thực tế của người dân (bottom-up approach) nên các chương trình này nhanh chóng thất bại. Cộng thêm đề xuất thiết lập mô hình dân chủ càng làm các nước châu Phi, vốn với đặc điểm đa bộ tộc, bộ lạc, vốn đã không gắn kết với nhau, càng trở nên phân cách. Mình ở đây một thời gian, khi một người giới thiệu, họ thường sẽ nói mình đến từ bộ tộc, bộ lạc nào, hơn là có quốc tịch Uganda. Ví dụ khác, ở Nigeria, có hơn 50 Đảng phái, đại diện cho các bộ tộc, bộ lạc khác nhau. Mặc dù chỉ có 4-5 Đảng chính đứng ra tranh cử và hoạt động năng nổ, nhưng việc chia rẻ nội bộ càng khiến cho Chính phủ tập trung tranh gìanh quyên lực hơn là đầu tư cho các chương trình phát triển dài hạn. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy dạng Nhà nước (độc tài hay dân chủ) có mối liên hệ với phát triển đất nước, nhưng việc chia rẽ nội bộ và Chính trị bất ổn ảnh hưởng đến việc đầu tư và triển khai các chính sách đồng nhất.

Thuật ngữ trong giới phát triển gọi đây là “lời nguyền tài nguyên” (resource curse). Nghiên cứu của Jeffrey Sachs và Andrew Warner chỉ ra mối liên hệ giữa tài nguyên và tốc độ phát triển kinh tế phụ thuộc vào nguồn thu nhập được sử dụng như thế nào, thể chế Nhà nước, năng lực Chính phủ, giai đoạn phát triển quốc gia (early vs.late industrialisation). Nguồn tài nguyên, do đó, có thể xem là “lời nguyền” hoặc “phước ban”. Lấy ví dụ các nước Bắc Âu, nhờ việc sử dụng hiệu quả nguồn dầu mỏ và than đá, cộng với một Nhà nước minh bạch và chính sách phân phối thu nhập (do Đảng Dân chủ xã hội tiên phong), đã vực dậy các nước này từ kinh tế dựa vào nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển, đặc biệt từ sau thế chiến thứ 2. Nhìn vào Nigeria, một nước giàu nguồn dầu mỏ, một trong những nguyên do phát sinh nội chiến Boko Haram là tranh chấp về nguồn tài nguyên. Chính phủ và các tập đoàn đa quốc gia đòi hỏi quyền sở hữu tài nguyên (dầu mỏ) trên chính mảnh đất của người bản địa (bộ tộc, bộ lạc khác), và thực tế, người bản địa không được hưởng lợi từ việc khai thác trên. Đói nghèo, đầu tư thấp cho dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, tham nhũng, khác biệt tôn giáo (đạo Hồi và Thiên chúa giáo) làm ngòi lửa cho cuộc tranh chấp. Hơn một thập kỷ, nội chiến tiếp tục tồn tại và kéo dài cho đến ngày nay.

Việc có nhiều bộ tộc, bộ lạc khiến cho việc triển khai các chính sách khó khăn hơn. Có một lý thuyết tại sao các chương trình phát triển works ở các nước khác khi có thành phần dân tộc homogenious hơn. Việc đa dạng chủng tộc khiến cho việc thiết kế các chương trình đòi – more centrialised.

Đó những lý do khiến châu Phi, đặc biệt các nước ở sub-Sahara vẫn nghèo đói như ngày nay.

Thông tin thêm mời các bạn đọc thêm cuốn: The looting machine (Tom Burgis), Taxing Africa (Mick Moore), và Asia-Africa Development Divergence: A question of intent (David Henley).

– Ngọc Thảo –

 
Sự kiện này là "một khởi đầu tốt" sau khi thế giới gần đây đã có cách nhìn nhận mới về lục địa này. Châu Phi đang có những đổi thay đáng ghi nhận  và thế giới hiện nay quan tâm nhiều đến châu Phi.

Tiềm năng to lớn

Châu Phi có diện tích lớn thứ ba thế giới, sau châu Á và châu Mỹ. Số dân hiện nay là 820 triệu người. Nhiều quốc gia châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dồi dào. Đứng đầu trong số đó là CH Nam Phi. Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về trữ lượng vàng và khai thác vàng, đồng thời còn nhiều kim loại quý hiếm khác. Angola và CHDC Congo nổi tiếng về kim cương, nhôm, chì, thiếc, đồng,  cà-phê và chế biến gỗ. Ma-rốc, Xa-ra-uy có trữ lượng phốt-phát khổng lồ. Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới. Châu Phi có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn: Algeria, Libya, Chad, Sudan, Angola, Nigieria, CHDC Congo...

Trong bối cảnh giá dầu tăng cao và tình hình mất ổn định ở Trung Đông, nguồn dầu mỏ của châu Phi ngày càng có sức hấp dẫn lớn các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ, nước tiêu dùng dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Chỉ riêng nguồn dầu mỏ của Vịnh Ghi-nê, Chad hay Sudan đã có thể cho phép Mỹ giảm đáng kể sự lo ngại phụ thuộc vào Trung Đông. Hiện nay, dầu thô nhập từ châu Phi chiếm 15% tổng số dầu nhập khẩu vào Mỹ. Con số này sẽ lên đến 25% trong vòng mười năm tới. Chính dầu mỏ là một trong những nguyên nhân lớn quyết định việc Mỹ và một số nước khác thực hiện chính sách tăng cường quan hệ với châu Phi. Tại châu Phi, bên cạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự nghèo nàn của một số quốc gia, vẫn có những nước có khí hậu ôn hòa, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, đánh bắt cá như  Algeria, Ai Cập, Ma-rốc, Tunisia , Mali, Senegal , CH Nam Phi. Nhiều nước ở khu vực Bắc Phi, Tây Phi hoặc ở miền nam châu Phi có đủ sản vật phong phú, phong cảnh tươi đẹp, có những điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có thể kể đến Ai Cập, Algeria, Tunisia , Ma-rốc, Tanzania, Namibia, Nam Phi, v.v. Trong các cộng đồng dân cư ở châu Phi, lớp người trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào cho các thị trường lao động ở châu lục cũng như tại nhiều nước trong Liên hiệp châu Ấu (EU).

Từ nhiều năm nay, châu Phi được các cường quốc  trên thế giới rất chú ý về vị trí địa - chính trị. Tại châu Phi, Mỹ và Pháp đã lập những căn cứ quân sự lớn kiểm soát nhiều tuyến đường huyết mạch trên Biển Đỏ và Đại Tây Dương. Nhiều năm nay, các đơn vị quân đội Mỹ đóng ở Kenya , Eritrea, Ethiopia thường xuyên tuần tiễu ở Ần Độ Dương và kiểm soát con đường qua Biển Đỏ, tới kênh Suez đi sang Trung Đông. Sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ, do nhu cầu bảo đảm an ninh cho mình, Washington  hết sức quan tâm tới châu Phi, nơi được cho là có căn cứ của mạng lưới khủng bố. Tháng 5-2005, Washington  lập đề án "Sáng kiến chống khủng bố xuyên Sahara ". Theo đề án này, Mỹ chi 100 triệu USD mỗi năm nhằm ngăn chặn khủng bố và kiểm soát an ninh vùng phía nam sa mạc Sahara , trong đó chú trọng khu vực phía bắc Nigeria . Đã có chín nước châu Phi  tham gia đề án này. Ngoài ra, Washington  rất lo ngại tình trạng nội chiến ở Sudan . Nếu hòa bình không được thiết lập ở miền nam Sudan , thì các mỏ dầu tập trung nhiều ở vùng này không thể hoạt động và không có lợi cho Mỹ. Không những có vị trí an ninh chiến lược, châu Phi giờ đây còn là một thị trường lớn, gồm hơn 50 quốc gia đang phát triển, phần lớn trong số đó đang bước vào nền kinh tế thị trường năng động. Vì thế nên không phải chỉ có Mỹ, các nước EU, mà còn nhiều nước Mỹ la-tinh và châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ần Độ, Malaysia, Singapore,. v.v. đều rất chú ý đến thị trường châu Phi. Các nước này coi châu Phi cũng như châu Á, là những "thị trường của tương lai". Bra-xin, Nhật Bản, Trung Quốc, Ần Độ, Malaysia, Singapore... thời gian qua đều tăng viện trợ  và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước châu Phi. Tại lục địa này  đang diễn ra một cuộc chạy đua lớn tranh giành ảnh hưởng chính trị - kinh tế  giữa Mỹ và Pháp và với các nước khác.

Chàng khổng lồ thức tỉnh

Có tiềm năng dồi dào, vậy vì sao đến nay châu Phi vẫn là lục địa nghèo nhất thế giới? Làm gì để châu Phi thoát ra khỏi những căn bệnh lâu năm  là khủng hoảng, dịch bệnh, xung đột và nội chiến?

Trước hết, châu Phi vốn là thuộc địa do nhiều nước thực dân, đế quốc trước kia chiếm giữ. Các quốc gia tại đây đã từng bị chia cắt để trị, bị xâu xé, bị vơ vét và bần cùng hóa đến tận xương tủy. Vì vậy đến nay, tình trạng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, mất cân đối còn nặng nề, nông nghiệp thô sơ, hạ tầng cơ sở thiếu, nền giáo dục, y tế kém. Phần lớn các nước giành độc lập chưa lâu, chỉ từ năm 1960 trở lại đây. Có nước như Zimbabwe  mới giành được độc lập năm 1980. Nam Phi mới thoát khỏi chế độ Apacthai được 11 năm nay để đi vào con đường phát triển đất nước. Châu Phi cần có khoảng thời gian nhiều thập kỷ để thay đổi. Sau hàng trăm năm làm thuộc địa, cho nên hàng chục nước châu Phi luôn ở trong tình trạng nghèo khổ và lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình trạng đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc. Các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột - nội chiến và dịch bệnh  là những căn bệnh kinh niên ở châu Phi. Đối với nhiều nước chưa phát triển như ở châu Phi, đây là một cái vòng luẩn quẩn khó gỡ.

Châu Phi hiện nay nhiều khó khăn, chỉ chiếm 1% GDP  và 2% kim ngạch thương mại thế giới. Thế giới có 48 nước nghèo nhất thì 35 quốc gia nằm ở châu Phi. 40% số dân các nước phía nam sa mạc

Sahara , gồm hơn 30 nước chỉ có mức thu nhập dưới 1 USD/người/ngày. Khoảng 200 triệu dân châu Phi thường xuyên thiếu ăn. Hơn 50 triệu trẻ em đang độ tuổi đi học không được đến trường. Số dân khu vực phía nam sa mạc Sahara  chỉ chiếm 10% dân số thế giới, nhưng chiếm tới 70% số người có HIV (hơn 25 triệu người). Châu Phi cũng là nơi có tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao so với các châu lục khác.

Bước sang những năm  đầu  của thế kỷ 21, sau mấy chục năm dài bất ổn, làn sóng khủng hoảng ở châu Phi đã có phần lắng dịu. Nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng liên kết, hòa bình đối thoại ngày càng tăng trên thế giới, các cuộc cạnh tranh kinh tế diễn ra gay gắt và xu hướng toàn cầu hóa lan rộng đòi hỏi mỗi quốc gia phải ổn định, hòa bình, phát triển để tồn tại. Trong khi đó tại châu Phi, nước Nam Phi mới - nền kinh tế mạnh nhất trên lục địa, đã phát triển được một số năm và bắt đầu phát huy tác dụng đầu tàu kinh tế. Những  điểm sáng khác về phát triển kinh tế như Tunisia , Algeria, Li-bi, Mali, Namibia... được duy trì. Một loạt các cuộc khủng hoảng như ở Angola , Rwanda  được tìm cách tháo gỡ. Liên tiếp từ đầu năm 2005 đến nay, các cuộc khủng hoảng tại Sudan, Cote d' Ivore, Burundi... lần lượt được giải quyết và khai thông bế tắc. Nhiều nước châu Phi nhận thấy phải cải tổ và đẩy mạnh  cải cách. Do vậy nên  tại châu Phi đã xuất hiện những tín hiệu đáng mừng về tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD), năm 2004, nền kinh tế của châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% và là mức cao nhất trong vòng tám năm nay. Cũng trong năm 2004, lạm phát của châu Phi giảm xuống còn 7,5% và là mức thấp nhất từ trước đến nay. Đây là lần đầu trong hơn 20 năm qua kinh tế châu Phi đạt mức phát triển hơn 4%/năm  trong hai năm liên tiếp. Dự báo, năm 2005, tăng trưởng kinh tế của châu lục này có thể đạt 4,7% và năm 2006 có thể đạt tới  5,2%.

Theo ADB, những nguyên nhân giúp kinh tế châu Phi đạt mức tăng trưởng kỷ lục này là nhờ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá hàng hóa hợp lý và nguyên nhân quan trọng là có nhiều tiến bộ trong phương thức quản lý kinh tế vĩ  mô ở các nước châu Phi trong năm qua.

Bên cạnh tiến bộ về kinh tế, mấy năm qua, tại châu Phi cũng đã diễn ra nhiều thay đổi về chính trị. Tháng 7-2002, Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) với cơ chế cũ đã giải tán, thay vào đó là việc thành lập Liên minh châu Phi (AU) với sự liên kết mạnh mẽ hơn, bộ máy lãnh đạo có hiệu quả hơn. AU đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế mới, năng động cho châu Phi, đó là "Chương trình đối tác mới vì sự phát triển châu Phi" (NEPAD). HNCC AU họp tại thành phố Xi-tê (Li-bi) đầu tháng 7-2005 đã xem xét những tiến bộ đạt được, rút ra những kinh nghiệm bước đầu sau ba năm thực hiện NEPAD. Hội nghị một lần nữa xác định NEPAD là giải pháp cho sự phát triển chung của châu Phi và là nền tảng để các nước thành viên vươn lên, nỗ lực đoàn kết tối đa nhằm góp phần đưa châu Phi  dần dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo và chậm phát triển. Vững tin vào tiềm năng của mình, từng bước khắc phục các cuộc khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng, lại được sự giúp đỡ của G-8 và cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đang có nhiều nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao vai trò của châu Phi trên trường quốc tế.