Các tài liệu thanh toán quốc tế cơ bản

1. Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hãy giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. 2. Phân loại - Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả trên thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. - Thanh toán quốc tế phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức đoàn thể trong nước,... 3. Đặc điểm - Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế - Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng - Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp, mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc. - Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) có liên quan đến ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung) → Chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối quốc gia. - Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh - Giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế; hoặc luật quốc gia của nước thứ ba; hoặc luật của người xuất hay người nhập do các bên thỏa thuận thông qua con đường trọng tài hay tòa án. 4. Vai trò ● đối với nền kinh tế - Bôi trơn và thúc đẩy XNK của nền kinh tế như một tổng thể - Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp - Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế - Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác

  • Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế ● đối với nhà kinh doanh XNK Thanh toán trong ngoại thương không thể thiếu vai trò trung gian của ngân hàng
  • Chứng từ sở hữu hàng hóa (title)
    • Bill of Lading và Multimodal B/L (có đường biển tham gia)
    • Người nào sở hữu chứng từ thì sở hữu hàng hóa
  • Chứng từ không sở hữu (non-title)
    • Bao gồm: Seaway Bill, Airwaybill, Railway Bill, Roadway Bill, Multimodal transport documents (không bao gồm đường biển)
    • Chỉ người nào có tên là người nhận hàng đích danh trên chứng từ vận tải thì mới được nhận hàng (không chuyển nhượng) ⇒ Vai trò của ngân hàng bảo đảm cho cả hai bên

Phương án kiểm soát HH của NXK Phương án kiểm soát HH của NNK

  1. Tự mình tham gia kiểm soát hàng hóa → không khả thi trong ngoại thương

1. Tự mình kiểm soát thanh toán → Không khả thi trong ngoại thương

2. Yêu cầu ứng trước tiền hàng 3. Sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa 4. Sử dụng chứng từ không sở hữu hàng hóa

  1. Chuyển tiền sau khi nhận hàng
  2. Sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa
  3. Sử dụng chứng từ không sở hữu hàng hóa

(*) Trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương,... Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò ngân hàng trong TTQT chính là chính là chất xúc tác , là cầu nối , là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Khó khăn trong thanh toán quốc tế

  • Khác biệt về ngôn ngữ
  • Ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong kinh doanh: Tiếng Anh
  • Tiếng anh chuyên ngành khác tiếng anh thông thường
  • Luật pháp → Giải pháp:
  • Tìm hiểu: sử dụng đối tác địa phương
  • Chủ thể của hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau → đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương → nói lên tính quốc tế của hợp đồng
  • Luật pháp điều chỉnh 8. Incoterm 2020 a) Khái niệm
  • Là văn bản pháp lý tùy ý không bắt buộc các bên tham gia phải áp dụng, có thể áp dụng bất kỳ bản sửa đổi nào, trong quá trình sử dụng được thêm hoặc bớt điều khoản. b) Phân loại

2020 Tiếng Anh Tiếng Việt

7 quy tắc áp dụng cho mọi phương thức

EXW EX Works Giao hàng tại xưởng

FCA Free Carrier Giao hàng cho người chuyên chở

CPT Carriage Paid To Cước phí trả tới

CIP Carriage & Insurance Paid to Cước và phí bảo hiểm trả tới

DAP Delivered At Place Giao hàng tại nơi đến DPU Delivered at Place Unloaded Giao hàng đã dỡ tại nơi đến

DDP Delivered Duty Paid Giao hàng đã thông quan NK

4 quy tắc chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa

FAS Free Alongside Ship Giao hàng dọc mạn tàu

FOB Free On Board Giao hàng trên tàu

CFR Cost and FReight Tiền hàng và cước phí

CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

● EXW (giao hàng tại xưởng) - Giao hàng tại xưởng nghĩa là người bán giao hàng cho người mua + khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm chỉ định (như nhà máy hoặc kho) + địa điểm chỉ định đó có thể là hoặc không là cơ sở của người bán

  • Khi giao hàng người bán không có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận tải đến nhận tiền, không phải thông quan xuất khẩu, nếu có quy định.

Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua

Giao hàng bằng việc đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại điểm giao hàng thỏa thuận

Phải nhận hàng khi hàng đã được giao

Chuyển giao rủi ro Người bán chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa cho đến khi chúng được giao

Chuyển giao rủi ro Người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao

Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua trong việc ký kết hợp đồng vận tải

Người mua phải ký kết hợp đồng vận tải hoặc tự tổ chức vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm

Chứng từ giao hàng/vận tải Người bán không có nghĩa vụ gì với người mua

Bằng chứng giao hàng Người mua phải cung cấp cho người bán bằng chứng thích hợp về việc đã nhận hàng

● FCA

  • Giao hàng cho người chuyên chở (nơi chỉ định): có nghĩa là người bán giao hàng cho người mưa bằng một trong hai cách: + Nếu nơi giao hàng chỉ định là cơ sở của người bán thì hàng hóa được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua điều khiển + Nếu nơi giao hàng chỉ định là một địa điểm khác thì hàng hóa được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, trên phương tiện vận tải của người bán chở đến và sẵn sàng dỡ xuống

Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua

Người bán giao hàng: Người mua phải nhận hàng khi

Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao Nếu người mua yêu cầu chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải hỗ trợ người mua lấy chứng từ vận tải

Người mua phải chấp nhận bằng chứng rằng hàng hóa đã được giao Nếu các bên đã thỏa thuận, người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa đã được xếp lên tàu

● FOB (Free on board) - Giao hàng trên tàu - Người bán giao hàng cho người mua lên con tàu do người mua chỉ định, tại cảng giao hàng chỉ định hoặc có sẵn hàng đã giao như thế - Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa đã được xếp lên tài, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi

Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua

Phải giao hàng bằng cách đặt hàng lên con tàu do người mua chỉ định, tại điểm xếp hàng, nếu có, do người mua chỉ định, tại cảng giao hàng chỉ định hoặc có sẵn hàng đã giao như thế Giao hàng vào ngày hoặc vào thời điểm trong thời hạn thỏa thuận đã được thông báo bởi người mua

Phải nhận hàng khi hàng đã được giao

Chuyển giao rủi ro Người bán chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa cho đến khi chúng được giao

Chuyển giao rủi ro Người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao Nếu: - Nếu người mua không thông báo đầy đủ cho người bán bất kỳ yêu cầu an ninh nào hoặc - con tàu người mua chỉ định không đến đúng hạn để người bán giao hàng, hoặc không thể nhận hàng, hoặc dừng xếp hàng trước thời gian đã được thông báo, thì người

mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hư hỏng hàng hóa:

  • từ ngày thỏa thuận, hoặc nếu không có ngày thỏa thuận
  • từ ngày người mua lựa chọn, hoặc nếu không có thông báo về ngày này
  • từ ngày cuối cùng của bất kỳ thời hạn giao hàng nào đã thỏa thuận, với điều kiện là hàng hóa thuộc hợp đồng được xác định rõ ràng

Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua trong việc ký kết hợp đồng vận tải

Vơi chi phí thuộc về mình, người mua phải kí kết hợp đồng vận tải hàng hóa từ cảng giao hàng chỉ định, trừ trường hợp HĐVT được kí kết với người bán theo yêu cầu của người mua

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm

Chứng từ giao hàng/vận tải Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về hàng hóa đã được giao Trừ khi bằng chứng giao hàng là chứng từ vận tải, thì người bán phải hỗ trợ người mua lấy CTVT nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí

Bằng chứng giao hàng Người mua phải chấp nhận bằng chứng giao hàng của người bán

● CIF (COST, Insurance and freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí - Người bán phải giao hàng cho người mua trên tàu hoặc có sẵn hàng giao như thế - Rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa đã được giao lên tàu, như vậy, người bán có nghĩa vụ thực hiện giao hàng mà không đảm bảo rằng hàng hóa sẽ tới được cảng đích trong tình trạng tốt về khối lượng và tất cả các điều kiện khác về hàng hóa

bằng chi phí của mình, mua bảo hiểm theo điều kiện C của Viện bảo hiểm hàng hóa Luân Đôn Khi người mua yêu cầu, chịu chi phí và phụ thuộc vào các thông tin mà người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, thì người bán phải mua bảo hiểm bổ sung, nếu có thể, như bảo hiểm chiến tranh,...

mua phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có thể mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua

Chứng từ giao hàng/vận tải Người bán, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua chứng từ vận tải thông thường đến cảng đích thỏa thuận Chứng từ vận tải phải thể hiện là hàng của hợp đồng, phải ghi ngày tháng trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận, cho phép người mua nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến và, trừ khi có thỏa thuận khác, cho phép người mua bán lại hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bằng cách chuyển nhượng chứng từ vận tải cho người mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người chuyên chở

Bằng chứng giao hàng Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp nếu chúng phù hợp với hợp đồng

● DDP (Delivered duty paid) - Giao hàng đã thông quan nhập khẩu - Người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định hoặc tại điểm đích thuộc nơi quy định, nếu có. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa tới nơi đến quy định hoặc tới điểm đích của nơi quy định. - Do việc giao hàng xảy ra tại nơi đến và người bán phải chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu, trả thuế quan và các khoản thuế áp dụng, nên DDP là quy tắc mà người bán có nghĩa vụ cao nhất trong tổng số 11 quy tắc của Incoterm.

Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua

Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại điểm đích(nếu có), tại nơi đến quy định hoặc có sẵn hàng đá giao như thê. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời gian quy định

Người mua phải nhận hàng khi hàng đã được giao

Chuyển giao rủi ro Người bán chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao

Chuyển giao rủi ro Người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao Nếu: - người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thông quan nhập khẩu, thì phải chịu mọi rủi ro phát sinh liên quan đến mất mát hay hư hỏng hàng hóa hoặc - người mua không kịp thời thông báo về thời gian và/hoặc điểm đích nhận hàng thì phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng thuộc hợp đồng được phân biệt rõ ràng

Với chi phí thuộc về mình, người bán phải ký kết hợp đồng vận tải hoặc tự tổ chức vận tải để chở hàng tới nơi đến quy định hoặc điểm đích thuộc nơi đến quy định. Nếu điểm đích cụ thể không được thỏa thuận, hoặc không xác định được trên thực địa, thì người bán có thể chọn một địa điểm tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng vận tải

Người bán không có nghĩa vụ với Người mua không có nghĩa vụ với

  • Theo luật CCCCNVN,trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán
  • Luật các công cụ chuyển nhượng của Trung Quốc: Số tiền bằng chữ và số tiền bằng số phải chính xác như nhau (4) Nơi ký phát hối phiếu: Nơi tạo lập hối phiếu có ý nghĩa suy ra nguồn luật điều chỉnh hối phiếu
  • Trong 1 số trường hợp có thể bỏ qua địa điểm ký phát hối phiếu: nơi ký phát hối phiếu áp dụng luật khác với điều luật điều chỉnh người ký phát hối phiếu
  • Hối phiếu có hiệu lực khi số (10) ghi đầy đủ địa chỉ cho doanh nghiệp ký phát hối phiếu
  • Trong 1 số trường hợp, không thể xác định được chính xác địa điểm phát hành hối phiếu (máy bay, trên biển,... không rõ thuộc nước nào) (5)Ngày phát hành hối phiếu: là nội dung bắt buộc
  • Xác định tính pháp lý của hối phiếu
  • La thời điểm phát sinh quan hệ tín dụng giữa người ký phát và người bị ký phát
  • Trong một số trường hợp, để xác định ngày đáo hạn của hối phiếu (At X days after date sight) (6)Thời hạn thanh toán: ghi rõ, bắt buộc phải có (Vd: At 30 days after day sight) (7)Người hưởng hối phiếu: Không bắt buộc (8) Người bị ký phát: bắt buộc (9) Địa điểm thanh toán: bắt buộc (10) Tên, địa chỉ người ký phát hối phiếu: bắt buộc, đầy đủ, chính xác

Số (1), (2) có ý nghĩa tương tự, không tính ngày hôm đó Số (3): 60 ngày sau ngày ký phát hối phiếu Số (4): 60 ngày từ khi chấp nhận sau khi nhìn thấy Số (5): 60 ngày sau ngày vận đơn Đối với vận đơn đã xếp hàng lên tàu( Shipped on board - B/L): Không cần thiết có OBN Đối với vận đơn nhận để chở: Phải có OBN → xác nhận thời gian xếp hàng lên tàu ⇒ Đối với bất kỳ vận đơn nào có OBN thì OBN date được coi là ngày giao hàng cho dù OBN date phát hành trước hay sau ngày vận đơn Đối với vận đơn không có OBN , ngày giao hàng là ngày phát hành vận đơn đối với vận đơn đã xếp hàng lên tàu - Đặc điểm:

  • Có tính trừu tượng
  • Tính bắt buộc trả tiền
  • Tính lưu thông - Phân loại hối phiếu ● Căn cứ vào thời hạn thanh toán
  • Hối phiếu trả tiền ngay (At sight bill): quy định người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm phiếu ngay khi nhìn thấy hối phiếu, không cần ký chứng nhận
  • Hối phiếu có kỳ hạn (Tenor bill/Time bill): Người ký phát có thể quy định thời hạn thanh toán theo 5 cách
  • Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc. d) Thẻ thanh toán
  • Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, người sử dụng dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý và các máy rút tiền tự động 10. Nhờ thu a) Khái niệm
  • Là phương thức thanh toán sau khi giao hàng nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu từ người nhập khẩu b) Các bên tham gia (1) Người ủy thác thu (principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (NHNT) thu hộ tiền và có các vai trò:
  • Là mắt xích đầu tiên trong dây chuyền nhờ thu
  • Là người quy định nội dung giao dịch nhờ thu
  • Là người hát ra các chỉ thị cho tất cả các bên thực hiện
  • Là người có quyền thụ hưởng nhờ thu
  • Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu (2)Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank): là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý (NHTH) ở gần và thuận tiện với người trả tiền → là ngân hàng phục vụ người ủy thác; và trong quá trình xử lý nhờ thu, NHTH chịu trách nhiệm với người ủy thác
  • Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ nhờ thu bằng cách đối chiếu mẫu chữ ký của khách hàng lưu tại ngân hàng
  • Kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ theo bản kê vê: số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, trong đó có bao nhiêu bản gốc bao nhiêu bản sao
  • NHNT không được có hành động khác với các chỉ thị trong Đơn yêu cầu nhờ thu do người ủy thác đưa ra
  • Nếu NHNT có hành động khác với chỉ thị do người ủy thác đưa ra, phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Người ủy thác Trong TH này, giá trị bồi thường của NHNT có thể lớn hơn giá trị nhờ thu
  • Nếu NHNT hành động đúng các chỉ thị do Người ủy thác đưa ra, thì không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, và Người ủy thác phải trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu của NHNT (3)Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước người trả tiền. NHTH

nhận nhờ thu từ NHNT và thực hiện thu tiền từ người trả tiền theo các chỉ thị trong lệnh nhờ thu (4)Ngân hàng xuất trình(Presenting Bank): Ngân hàng mà người trả tiền có tài khoản, nếu người trả tiền không có tài khoản ở NHTH (5)Người trả tiền hay thụ trái(Drawee): Là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toánười trả tiền trong ngoại thương là nhà nhập khẩu Số lượng chủ thể ít nhất tham gia vào Thanh toán nhờ thu là 3 → (1), (3),(5) c) Phân loại ● Nhờ thu trơn:

  • Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng. ● Nhờ thu kèm chứng từ
  • D/P - Documents against payment
  • Là điều kiện thanh toán và trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình. NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà NK thanh toán nhờ thu
  • Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị:”Release Documents against Payment”

(1)NXK gửi hàng cho NNK (2)NXK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới NHNT (không bắt buộc có hối phiếu)

  • Hối phiếu (trả ngay) không bắt buộc
  • CTTM (theo quy định)
  • Yêu cầu nhờ thu (Chỉ thị nhờ thu) - CO/CI (3)NHNT lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH
  • Trong D/P, NXK có sử dụng HP và trong D/A chấp nhận bằng thư hoặc điện chấp nhận → Bộ chứng từ gồm hối phiếu
  • Trong D/P, NXK không sử dụng HP và trong D/A chấp nhận bằng cách ghi chấp nhận lên mặt sau của HP → Bộ chứng từ không gồm hối phiếu
  • Khác
  • Trong D/P, NXK có sử dụng HP và trong D/A chấp nhận bằng cách ghi chấp nhận lên mặt sau của HP → chứng từ giao sẽ khác nhau
  • Trong D/P, NXK không sử dụng HP và trong D/A chấp nhận bằng thư hoặc điện chấp nhận → chứng từ khác nhau (6)NHTH chuyển bằng chứng chấp nhận HP cho NHNT (là thư hoặc điện chấp nhận hoặc HP có chữ chấp nhận) (7)NHNT chuyển bằng chứng chấp nhận HP cho NXK 11. Phương thức tín dụng chứng từ a) Khái niệm
  • Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả thế nào, thê rhiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
  • L/C là cam kết có điều kiện
  • Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có điều kiện
  • Điều kiện mở LC: Đơn yêu cầu mở → Uy tín → Năng lực tài chính b) Đặc điểm của giao dịch L/C: - L/C là hợp đồng kinh tế hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu - L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa Hợp đồng ngoại thương do nhà xuất khẩu và nhập khẩu ký kết thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, trong đó có quy định về nội dung thanh toán. Do không tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương nên ngân hàng không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương. Còn L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp ⇒ Bản chất L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không có liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.

● L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này - L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ Việc nhà xuất khẩu có thu được tiền hay không phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời,ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa; nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến ngân hàng Trong trường hợp chứng từ không phù hợp, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho ngân hàng. - L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng chứng từ yêu cầu - L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo Xét về giác độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà XK và nhà NK, thì LC có ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác Chính vì vậy mà phương thức này đã tồn tại và phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế, do diễn biến của thị trường, giá cả,... mà LC có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận lừa đảo - Có văn bản pháp lý điều chỉnh (UCP,ISBP) c) Các thuật ngữ