Các thông số xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm thường được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh. Khi thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành định lượng nồng độ một số chất trong máu, sau đó đánh giá chức năng của một số bộ phận đặc trưng của cơ thể cho chỉ số sinh hóa đó. Xét nghiệm này hiện nay được áp dụng rất phổ biến.

Các thông số xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu đơn giản, chi phí phù hợp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, điều trị và theo dõi điều trị bệnh. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm:

  • Ure máu.
  • Creatinin huyết thanh.
  • AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT.
  • Đường huyết (Glucose).
  • Mỡ máu.
  • Xét nghiệm acid Uric

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

2.1. Ure máu

Ure trong máu là sản phẩm thoái hóa của protein, sẽ được lọc ở cầu thận để đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số xét nghiệm Ure máu sẽ có giá trị đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh lý thận.

Giá trị Ure máu bình thường: 2,5 - 7,5 mmol/l.

Ure máu sẽ tăng trong các bệnh lý: Suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy,…

Ure máu giảm khi chế độ ăn ít protein, suy suy giảm chức năng gian hoặc truyền nhiều dịch.

2.2. Creatinin huyết thanh

Creatinine là sản phẩm có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp hoặc nội sinh do gan tổng hợp. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng của thận. Đối với nữ, chỉ số Creatinin ở mức bình thường là từ 44 - 80 umol/L và đối với nam chỉ số Creatinin ở mức bình thường là từ 62 - 106 umol/L.

Nồng độ Creatinin tăng cao khi bệnh nhân bị suy chức năng thận cấp và mạn tính, suy tim, giảm khối lượng tuần hoàn, các khối u tiền liệt tuyến, u bàng quang,... Còn đối với các bệnh nhân đang có thai, suy dinh dưỡng, bệnh teo cơ cấp và mạn tính,… thì nồng độ Creatinin sẽ giảm.

Xét nghiệm ALT & AST là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng của gan. AST (GOT), ALT (GPT), GGT là 3 chỉ số men gan, thông thường 3 chỉ số này sẽ ở ngưỡng 20 - 40 UI/L.

Men gan tăng trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tế bào gan như viêm gan virus, bệnh lý gan do rượu, ung thư; nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra xét nghiệm GGT còn tăng khi bệnh nhân bị suy tim, hoặc dùng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm,… và giảm khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Giá trị AST, ALT, GGT bình thường: < 50 U/L.

2.4. Xét nghiệm Acid Uric

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,…

Bình thường nồng độ acid uric trong máu ở nam giới là 180 – 420 mmol/l, đối với nữ là 150 – 360 mmol/l.

Acid uric tăng trong trường hợp bệnh gout, suy thận, bệnh vẩy nến,…Giảm trong trường hợp thương tổn tế bào gan, bệnh Wilson,…

2.5. Xét nghiệm đường huyết (Glucose máu)

Chỉ số đường huyết Glucose trong máu thường kết hợp với xét nghiệm HbA1 - C để chẩn đoán và theo dõi điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường huyết.

Chỉ số Glucose máu bình thường: 3,9 - 6,4 mmol/l và HbA1 - C từ 4 - 5,6%.

Tuy nhiên lượng Glucose sẽ tăng cao khi bệnh nhân bị bệnh gan, tiểu đường do tuỵ, giảm kali máu, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị corticoid,… Trong khi đó, lượng Glucose sẽ giảm trong trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết do chế độ ăn uống, do sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, do nghiện rượu,…

2.6. Xét nghiệm mỡ máu

Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Cholesterol toàn phần

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần có thể thực hiện trong khám sức khỏe ở người trên 40 tuổi, người có bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa,...

Chỉ số Cholesterol toàn phần bình thường: 3,9 - 5,2 mmol/L.

Cholesterol trong máu tăng với trường hợp: đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, vàng da tắc mật,… và giảm trong các bệnh: suy gan, cường giáp, suy dinh dưỡng,…

Triglycerid

Chỉ số Triglycerid bình thường: 0,46 - 1,88 mmol/l.

Chỉ số này tăng trong trường hợp: Béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu,… và giảm do suy kiệt, kém hấp thụ, sau khi hoạt động thể lực mạnh.

HDL-C

Xét nghiệm HDL-C giúp đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu.

Chỉ số HDL-C bình thường: >0,9 mmol/L.

Nồng độ HDL-C giảm trong các bệnh lý: xơ vữa động mạch, béo phì hoặc người hút thuốc lá, lười vận động.

LDL-C

Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành,…

Chỉ số LDL-C bình thường: <3,4mmol/l

LDL-C tăng trong các bệnh lý: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì,… và giảm trong bệnh lý xơ gan, hoặc người suy kiệt, hấp thụ kém,…

3.Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu

  • Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nhịn ăn: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật….Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm những gì?

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm:.

Ure máu..

Creatinin huyết thanh..

AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT..

Bilirubin..

Albumin..

Đường huyết (Glucose)..

Mỡ máu..

Chỉ số Ca ++ trọng máu là gì?

Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ khuếch tán được, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan và giảm khi nhiễm kiềm. Nồng độ Ca++ bình thường vào khoảng 4,2 - 5,2 mEq/l (2,1 – 2,6 mmol/l) .

Xét nghiệm sinh hóa máu hết bao nhiêu tiền?

Đường dây nóng.

Test biochemistry là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu (serum biochemistry) là phương pháp cận lâm sàng do các bác sĩ chỉ định nhằm xác định và theo dõi bệnh liên quan thông qua các triệu chứng của bệnh nhân để chẩn đoán chính xác bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.