Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

Ăn chay đúng phương pháp - Chùa Bửu Châu - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Show

chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải
  • Danh mục
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Hòa Thượng Khai Sơn
    • Đôi nét về Chùa Bửu Châu
    • Sinh hoạt nội bộ
  • TIN TỨC
  • TỪ THIỆN
  • TU HỌC
    • Thiền
    • Tịnh Độ
    • Mật Tông
    • Duy Thức học
    • Phật Pháp vấn đáp
    • Sức khỏe - Sống - Chết - Tái sinh
  • KINH SÁCH
    • Kinh giảng
    • Luật giảng
    • Luận giảng
    • Kiến thức Phật pháp
  • LIÊN TÔNG TINH ĐỘ NON BỒNG
  • PHÁP ÂM
    • Video
      • Thích Nhật Từ
      • Thích Trí Huệ
      • Thích Pháp Hòa
      • Pháp Sư Tịnh Không
      • Hòa Thượng Tuyên Hóa
      • Thích Trí Quảng
      • Thích Phước Tiến
      • ĐĐ. Thích Minh Thành
      • Thích Thiện Thuận
      • Thích Thiện Xuân
      • Thích Nhất Hạnh
      • Thích Thanh Từ
      • Thích Chân Quang
      • Thích Chân Tính
      • Thích Giác Hạnh
      • TT. Thích Minh Thành
      • Thích Bửu Chánh
      • Thích Thiện Tuệ
      • Thích Vạn Mãn
      • Thích Nữ Hương Nhũ
      • Thích Nữ Như Lan
      • Thích Thiện Chơn
      • Thích Thông Phương
      • Thích Tuệ Hải
      • Thích Viên Minh
      • Thích Thiện Hữu
      • Thích Minh Niệm
      • Thích Giác Hóa
      • Thích Tâm Đức
      • Thích Phước Tịnh
      • Thích Chiếu Khánh
      • Thích Nữ Tâm Tâm
      • Thích Nữ Hạnh Chiếu
      • Thích Nguyên Hạnh
      • Thích Quang Thạnh
      • Thích Trí Siêu
      • Thích Thiện Pháp
      • Thích Chân Hiếu
      • Thích Pháp Đăng
      • Thích Trí Chơn
      • Thích Nguyên An
      • Thích Giác Đăng
      • Thích Minh Hiếu
      • Thích Giác Khang
      • Thích Trúc Thái Minh
      • Thích Giác Tây
      • Thích Đồng Thành
      • Thích Trung Đạo
      • Thích Thái Hòa
      • Thích Giới Đức
      • Thích Giác Toàn
      • Thích Thông Triết
      • Thích Khế Định
      • Thích Nữ Như Thủy
      • Thích Minh Đạo
      • Thích Giải Hiền
      • Thích Nguyên Hiền
      • Thích Minh Chơn
      • Thích Trí Đức
      • Thích Tánh Tuệ
      • Thích Giác Giới
      • Thích Phước Đức
      • Thích Viên Trí
      • Thích Thiện Chấn
      • Ấn Quang Đại Sư
      • Thích Minh Thông
      • Thích Giác Nhiên
      • Thích Trúc Thông Phổ
      • Thích Quảng Thiện
      • Thích Thiện Huệ
      • Thích Từ Thông
      • Thích Pháp Hải
      • Thích Ngộ Thông
      • Thích Chánh Định
      • Thích Phước Nghiêm
      • Thích Duy Lực
      • Thích Nữ Huệ Liên
      • Thích Chân Giác
      • Thích Pháp Quang
      • Thích Thiện Hoa
      • Thích Minh Nhãn
      • Thích Tịnh Quang
      • Thích Tâm Hải
      • Giảng sư khác
    • Kinh tụng
    • Nhạc Phật giáo
    • Phim Phật giáo
    • Hòa tấu - Thiền Phật giáo
  • NGHIÊN CỨU
    • Các mảng khác
      • Chuyên đề
      • Gương sáng Đời Tu
      • Giáo dục Hoằng Pháp
      • Phật giáo và Khoa học
      • Phật giáo và Tuổi trẻ - Đời sống
      • Phật giáo và Môi sinh
      • Phật giáo và Nữ giới
      • Phật giáo và Hôn nhân
      • Phật giáo và Triết học
      • Phật giáo và Cuộc sống
    • Nghi thức tổng hợp
    • Sử Phật giáo
    • Văn hóa
    • Truyện tích Phật giáo
    • Lời tiền nhân
    • Văn học
    • Góc suy ngẫm
    • Lời Phật dạy
    • Nghệ thuật sống
    • Luận văn - Hội thảo
  • HÌNH ẢNH
    • Ảnh Phật và Bồ Tát
    • Tập ảnh Chùa Bửu Châu
×
  • Trang chủ
  • TU HỌC
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Ăn chay đúng phương pháp
  • Ăn chay đúng phương pháp

    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Tại sao những người ăn chay trường vẫn có thể bị bệnh như những người không ăn chay. Và làm thế nào ăn chay đúng phương pháp

    Thưa quý thính giả,

    Trong Phật giáo chúng ta thường được nghe nói tới cội rễ của đau khổ là Tam Độc. Đó là Tham, Sân và Si. Ba thứ này đầu độc chúng ta, dẫn chúng ta đi trong sinh tử luân hồi. Trong giới Y Khoa, cũng nói đến Tứ Độc. Đó là các bệnh cao áp huyết, cao cholesterol, tiểu đường và mập phì.

    Cũng như Tam Độc trong Phật Giáo, Tứ độc trong Y Khoa này thường hay kết bạn đi chung với nhau và đưa đến chết người. Chúng không chừa một ai, già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, sắc dân trắng vàng đen đỏ, phàm phu hay tu hành. Nhiều người hay than thân trách phận là ăn hiền ở lành, ăn chay nằm đất quanh năm mà cũng bị trúng độc thủ của Tứ Độc. Chẳng hạn chỉ ăn cơm, ăn bún, ăn phở, ăn mì, ăn rau, không ăn thịt cá gì cả mà mỡ cholesterol cứ cao, cân trọng lượng thì cứ lên và nhịp tim đập cao hơn bình thường. Cũng như có một vài vị sư và ni ăn chay trường khổ hạnh ở Việt Nam khi qua đến Hoa Kỳ, một thời gian sau cũng bị trúng độc thủ của Tứ Độc, làm nhiều Phật tử thắc mắc ăn chay trường mà cũng bị bệnh.

    Theo các nhà khoa học cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh này. Tuy nhiên, có những nguyên nhân chúng ta có thể thay đổi và kiểm soát chúng được bằng cách điều hòa việc ăn uống và luyện tập thể dục, nhưng cũng có những nguyên chúng ta không kiểm soát được như đặc tính di truyền của mỗi người, hoặc tuổi già vì càng lớn tuổi càng dễ bị bệnh.

    Thưa quý thính giả,

    Trong buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi trình bày về ba nguyên do mà những người ăn chay trường vẫn có thể bị bệnh như những người không ăn chay và nhấn mạnh đến các biện pháp áp dụng hầu có thể ngăn ngừa phần nào được bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư qua việc ăn chay và luyện tập thể dục. Nhưng trước hết phải nói ngay rằng ăn chay đúng phương pháp và luyện tập thể dục đều đặn, theo các nhà khoa học, thì chỉ có khả năng giảm nguy cơ lâm bệnh 58% mà thôi và nói một cách khác, những người ăn chay có luyện tập thể dục này vẫn có thể bị bệnh như thường huống hồ là ăn chay không đúng phương pháp và không luyện tập thể dục và các vị tăng ni bị bệnh cũng nằm trong trường hợp này, không ai được đặc cách miễn bệnh tiểu đường hay tim mạch.

    Thưa quý thính giả,

    Việc một vài vị sư, vị ni và cư sĩ Phật tử ăn chay trường bị bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch có thể là do ba nguyên nhân sau đây:

    (Thứ nhất) là ăn chay không đúng phương pháp.

    (Thứ hai) là không luyện tập thể dục hay luyện tập thể dục không đều đặn và không đủ liều lượng.

    (Thứ ba) là do sự thay đổi môi trường sống.

    Trước hết, chúng tôi trình bày về nguyên nhân do ăn chay không đúng phương pháp:

    Thường người Việt nam chúng ta sử dụng ngũ cốc nhiều hơn, nhất là cơm gạo trắng, các loại bún, bánh phở và các loại bánh khác làm từ bột gạo, như bánh canh, bánh đúc, bánh xèo v.v..nên xảy ra tình trạng dư thừa năng lượng từ ngũ cốc. Đường và tinh bột được cơ thể chuyển hoá ra glucose. Glucose lưu thông trong máu và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Khi tế bào không dùng hết thì glucose sẽ được chuyển hoá thành glycogen và được lưu trữ trong bắp thịt và gan hoặc được chuyển thành mỡ acid béo và triglyceride. Do vậy, kết quả cuối cùng là làm tăng khối lượng mỡ trong cơ thể. Nếu không sử dụng hết năng lượng dư thừa này qua các hoạt động thể lực thì rất dễ bị mập phì và dễ sinh ra bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, khi nấu ăn quý bà thường dùng quá nhiều bột ngọt, đường, muối, thực phẩm chay biến chế và các thực phẩm tinh lọc, nhất là dùng quá nhiều dầu để chiên xào. Mặc dầu dầu thảo mộc không có chất cholesterol nhưng lại có lượng cao chất béo không bão hoà và khi chiên nhiều lần, có độ nóng lâu, dầu không bão hòa sẽ trở thành loại dầu có đặc tính giống như bão hòa mà người ta gọi là trans-fatty acids. Chất béo bão hòa và trans-fatty acids là những chất béo không tốt, làm gia tăng chất cholesterol xấu LDL và đồng thời làm giảm cholesterol tốt HDL trong máu, do đó gia tăng mức nguy hiểm về bệnh tim mạch và đồng thời cũng làm cho chất insulin giảm hiệu năng hộ tống chất đường vào trong các tế bào.

    Vì thế, trong việc ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe, yếu tố điều hoà thức ăn hàng ngày để tạo sự quân bình năng lượng thu nhập và tiêu dùng, là một điều vô cùng cần thiết. Và ăn chay đúng phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu này.

    Nguyên nhân thứ hai là do thiếu luyện tập thể dục hay nếu có tập thì tập không đều đặn:

    Yếu tố đều đặn (consistency) quan trọng hơn yếu tố cường độ (intensity). Các nhà khoa học cho biết tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh trên máy đi bộ hay đi ngoài trời đều đặn mỗi ngày ba mươi phút đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất. Luyện tập thể dục đều đặn làm máu lưu thông dễ dàng đến mọi nơi trong cơ thể, chuyển vận ốc xy và các chất dưỡng sinh khác nuôi dưỡng các tế bào, tạo năng lượng hoạt động cho con người. Luyện tập đều đặn cũng gia tăng tỷ trọng chất xương, làm xương cốt cứng mạnh hơn, giảm áp xuất máu, giảm sự thành lập các cục máu đông và đồng thời có tác dụng gia tăng hàm lượng cholesterol tốt HDL và giảm chất béo triglycerides trong máu.

    Đi bộ chậm, trong Phật giáo gọi là thiền hành, chỉ có lợi cho sự thư dãn tâm hồn mà không có tác dụng gì cho cơ thể nên không thể xem là tập thể dục được. Tập thể dục đúng cách có nghĩa là tập đều đặn hàng ngày và tập với nhịp tim đập trong khoảng từ 65 đến 85 phần trăm nhịp tim đập tối đa. Nhịp tim đập tối đa được tính theo công thức: 220 trừ số tuổi. Khi luyện tập, dù là đi bộ nhanh trên máy cũng nên tập trung vào hơi thở. Chính sự tập trung tinh thần này sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện và là một lối thiền đi bộ tạo nên sự thư giãn tâm hồn.

    Nguyên nhân thứ ba là do sự thay đổi môi trường sống:

    Nguyên nhân này thường xảy ra đối với những người di dân ở thế hệ thứ nhất. Theo các nhà khoa học, cơ thể sinh lý của người Việt Nam chúng ta thuộc loại chuyển hóa chậm từ thực phẩm ra năng lượng (slow metabolizer). Khi còn ở quê nhà các tăng ni làm việc bằng thể lực nhiều, công phu tu nhiều, ăn uống đơn sơ. Dưới mắt nhìn của các nhà dinh dưỡng học là thiếu chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể thuộc loại chuyển hóa chậm, lại có nhiều công phu tu tập nên không nảy sinh vấn đề, nay phải đổi sang một môi trường sống mới, hoạt động ít, lo nghĩ nhiều. Một số tăng ni phải đi làm tại các công tư sở kiếm tiền, giảm giờ công phu tu hành và ăn uống theo phong tục người Tây phương lấy bữa ăn tối làm chính. Mặc dầu là ăn chay nhưng lại là thực phẩm chay chứa quá nhiều chất bổ dưỡng và sự hoạt động thể lực lại quá ít, mà cơ thể vẫn giữ thói quen cũ tức loại chuyển hóa chậm, các chất bổ dưỡng dư thừa liên tục đưa vào cơ thể, không được chuyển hóa nhanh thành năng lượng nên biến thành mỡ, do đó dễ sinh ra bệnh tiểu đường và tim mạch.

    Vậy ăn chay như thế nào mới là đúng phương pháp?

    Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần yếu và tạo ra một số năng lượng cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không qúa ít để bị suy nhược. Nói một cách khác là quân bình năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể.

    Dù ăn chay theo loại nào thì dưới góc độ dinh dưỡng cũng phải hội đủ ba nguyên tắc cơ bản:

    (Thứ nhất) Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gây bệnh như thiếu các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thư ruột và dạ dày. Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12.

    (Thứ hai) Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hoá. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp.

    (Thứ ba) Ăn chừng mực, tức là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.

    Kính thưa quý vị,

    Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản trong việc ăn chay để tạo sự cân đối và bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và cho một sức khỏe tốt.

    Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết. Tổ chức ăn chay Hoa Kỳ đề nghị chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm loại whole grains như gạo lức, bánh mì nâu, cereals, các loại ngũ cốc chưa biến chế, rau đậu, trái cây tươi và ăn ít những thức ăn có chứa nhiều chất béo, chất ngọt và chất muối. Một vị bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng đề nghị một tỷ lệ hợp lý về dinh dưỡng chay là 4/6 hay 3/7 để chúng ta dễ nhớ. Tỷ lệ này có nghĩa là 4 phần hay 3 phần whole grains và ngũ cốc loại ít biến chế hay chưa biến chế và 6 phần hay 7 phần rau, đậu, trái cây tươi.

    Cũng có một số người ăn chay lo ngại rằng chế độ ăn chay dù bất cứ loại nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ do không đầy đủ chất đạm. Điều này hoàn toàn không đúng vì các nhà dinh dưỡng cho biết hàm lượng chất đạm trong chế độ ăn chay nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi. Tuy nhiên thức ăn có nguồn gốc thực vật tuy giầu chất đạm nhưng có loại lại không đầy đủ acid amino thiết yếu (ngoại trừ đậu nành). Thí dụ như lysine có trong gạo, bắp, lúa mì; threonine có trong gạo; tryptophan có trong bắp và methionine trong các loại đậu. Vì thế các nhà dinh dưỡng khuyến cáo người ăn chay nên sử dụng đa dạng các loại chất đạm thực vật cho cân đối về mặt dinh dưỡng. Thí dụ như xôi gạo lức nấu với đậu đen, đậu đỏ hay hạt sen, ăn với muối mè, bánh mì lát nâu phết bơ đậu phụng, súp đậu lentil, đậu lima, đậu đen hay đậu đỏ ăn với bánh mì nâu. Cơm gạo lức nấu với đậu trắng, đậu xanh, đậu ngự hay đậu đỏ. Hỗn hợp như thế vừa ngon lại vừa bổ.

    Họ khuyên chúng ta sáu điều nên làm:

    Thứ 1. Thay đổi thực phẩm thường xuyên:

    Như trên chúng tôi đã trình bày, không một món ăn nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12 và một số sinh tố khác.

    Chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay như vừa nói để có một ý niệm nào đó khi chọn mua thực phẩm. Tuy nhiên cách nấu ăn cũng lại là một vấn đề quan trọng khác làm người ta thích ăn hay không. Người Việt Nam chúng ta có cách nấu ăn hơi phức tạp và hơi mất thì giờ, nên nhiều khi không thích hợp cho thế hệ thứ hai sống tại hải ngoại. Vì thế chúng ta nên tìm cách đơn giản hoá việc nấu ăn mà ăn vẫn ngon và vẫn có đầy đủ năng lượng.

    Thứ 2. Cần Quân bình giữa ăn uống và tập luyện thể dục

    Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt như chúng tôi đã trình bày. Tuy nhiên việc ăn uống tốt là chuyện cần thiết, nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ mập và mập dễ đưa đến một số bệnh như cao áp huyết, tai biến mạch máu não và tiểu đường. Chúng ta nên tập thể dục cho ra mồ hôi, cho tim đập nhanh hơn bình thường như chúng tôi đã trình bày. Tập khoảng 30 phút đến một giờ mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần sẽ giúp cho cơ thể tránh được tứ độc hay là giảm đi sự nguy hại của tứ độc. Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khoẻ mạnh, bắp thịt dẻo dai; giúp cho tinh thần được sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm; tăng sự tự tin và cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ.

    Thứ 3. Bớt ăn muối:

    Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. Thức ăn Việt Nam có nồng độ muối cao là các món kho, các món phơi khô, các loại mắm, v.v.. Thực phẩm Hoa Kỳ có chứa nhiều muối là đồ hộp, các thực phẩm biến chế ăn chơi, các lọai junk foods, khoai tây chiên... Khi nấu thức ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối để ăn cho đậm đà.

    Thứ 4. Tránh thức ăn chứa chất béo bão hoà (saturated fat) và cholesterol.

    Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm khoảng 15% năng lượng hàng ngày. Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E, và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành vách mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não. Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một cái lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg cholesterol.

    Thứ 5. Bớt ăn chất ngọt:

    Đường là tiếng gọi thông thường của glucose hay carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn dân Tây phương qua dạng tinh bột như cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì. Những thức ăn khác cho chất đường là sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy chúng ta nên giảm bớt ăn ngọt, còn nếu thích ăn ngọt thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa. Tuy nhiên, đường, muối và cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có cholesterol thì không có kích thích tố (hormone). Chúng ta nên nhớ chúng là những chất bạn chứ không phải kẻ thù, nhưng nếu chúng ta dùng nhiều quá thì bạn sẽ trở thành thù, chúng sẽ làm chúng ta bệnh!

    Thứ 6. Giảm ăn Junk food:

    Junk food là tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể. Những món junk food thông thường phải kể là món khoai tây chiên (French fries), pizza, bánh kẹo, các loại chip, các loại snack food. Những món ăn này lâu lâu ăn cũng vui miệng, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Các thức uống ngọt như Coca, Pepsi v..v.. được xem là Junk Food. Các món chè của dân mình có quá nhiều đường, có lẽ cũng nên xếp vào loại Junk Food.

    Thưa quý thính giả,

    Điều quan trọng như chúng tôi trình bày là làm thế nào ăn chay cho đúng phương pháp mà phần lớn là do sự điều hòa thức ăn và tập luyện thể dục sao cho cân bằng giữa cái cung và cầu cho cơ thể, nhưng có lẽ chúng ta cũng không nên áp dụng một cách máy móc, vì ăn uống không chỉ là một nhu cầu sống còn, đối với quý vị tu sĩ cần phải có một thân thể khỏe mạnh, ít bệnh tật để tu hành. Đối với những người thường, ăn uống còn là một sự thưởng thức trong đời sống hàng ngày, cho nên làm thế nào để ăn uống một cách thoải mái, không quá gò bó mà vẫn cung cấp cho mình lượng dinh dưỡng vừa đủ, đó cả là một nghệ thuật và có tính chất cá nhân. Người ta bảo có thực mới vực được đạo, có ăn uống đàng hoàng, nhất là ăn chay phải đúng phương pháp mới khoẻ mạnh. Tuy nhiên, ăn nhiều chất bổ béo quá thì, thưa quý vị: cái miệng nó hại cái thân.

    Ban Biên Tập

    Giảng sư

    • Thích Nhật Từ

    • Thích Trí Huệ

    • Thích Pháp Hòa

    • Pháp Sư Tịnh Không

    • Hòa Thượng Tuyên Hóa

    • Thích Trí Quảng

    • Thích Phước Tiến

    • ĐĐ. Thích Minh Thành

    • Thích Thiện Thuận

    • Thích Thiện Xuân

    • Thích Nhất Hạnh

    • Thích Thanh Từ

    • Thích Chân Quang

    • Thích Chân Tính

    • Thích Giác Hạnh

    • TT. Thích Minh Thành

    • Thích Bửu Chánh

    • Thích Thiện Tuệ

    • Thích Vạn Mãn

    • Thích Nữ Hương Nhũ

    • Thích Nữ Như Lan

    • Thích Thiện Chơn

    • Thích Thông Phương

    • Thích Tuệ Hải

    • Thích Viên Minh

    • Thích Thiện Hữu

    • Thích Minh Niệm

    • Thích Giác Hóa

    • Thích Tâm Đức

    • Thích Phước Tịnh

    • Thích Chiếu Khánh

    • Thích Nữ Tâm Tâm

    • Thích Nữ Hạnh Chiếu

    • Thích Nguyên Hạnh

    • Thích Quang Thạnh

    • Thích Trí Siêu

    • Thích Thiện Pháp

    • Thích Chân Hiếu

    • Thích Pháp Đăng

    • Thích Trí Chơn

    • Thích Nguyên An

    • Thích Giác Đăng

    • Thích Minh Hiếu

    • Thích Giác Khang

    • Thích Trúc Thái Minh

    • Thích Giác Tây

    • Thích Đồng Thành

    • Thích Trung Đạo

    • Thích Thái Hòa

    • Thích Giới Đức

    • Thích Giác Toàn

    • Thích Thông Triết

    • Thích Khế Định

    • Thích Nữ Như Thủy

    • Thích Minh Đạo

    • Thích Giải Hiền

    • Thích Nguyên Hiền

    • Thích Minh Chơn

    • Thích Trí Đức

    • Thích Tánh Tuệ

    • Thích Giác Giới

    • Thích Phước Đức

    • Thích Viên Trí

    • Thích Thiện Chấn

    • Ấn Quang Đại Sư

    • Thích Minh Thông

    • Thích Giác Nhiên

    • Thích Trúc Thông Phổ

    • Thích Quảng Thiện

    • Thích Thiện Huệ

    • Thích Từ Thông

    • Thích Pháp Hải

    • Thích Ngộ Thông

    • Thích Chánh Định

    • Thích Phước Nghiêm

    • Thích Duy Lực

    • Thích Nữ Huệ Liên

    • Thích Chân Giác

    • Thích Pháp Quang

    • Thích Thiện Hoa

    • Thích Minh Nhãn

    • Thích Tịnh Quang

    • Thích Tâm Hải

    • Giảng sư khác

    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Kết nối

    Tổng số truy cập
    Thông tin: 22.888
    Pháp Âm: 28.151
    Đang truy cập
    Hôm qua: 14749
    Tổng truy cập: 5.027.834
    Số người đang online: 585

    Các tin khác

    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Vấn đáp Phật giáo

    05-11-2020
    Là một người thích nghiên cứu nên suốt mấy chục năm qua ngoài sách kỹ thuật và công nghệ, tôi luôn tìm đọc những cuốn...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Dục-tham ái & dục-mong muốn khác nhau thế nào?

    03-11-2020
    Khiphiên dịchTam tạngPali thì Kāma (Tham ái) và Chanda (Mong muốn) thường được một số dịch giả dịch sang tiếng...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Hoang mang vì không biết giảng sư nào nói đúng

    08-01-2019
    Cõi Trời do Đức Phật Thích Ca nói ra, được kết tập trong Tam tạng Thánh điển cả Nam truyền lẫn Bắc truyền. Cõi trời...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Văn phát nguyện sám hối

    23-05-2018
    Tại sao không thoát ra khỏi tam giới? Vì từ vô số kiếp đến nay, không nhận thức được tội chướng vô lượng vô biên của...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Nhị thừa, căn thiếu và nữ căn có cầu sanh Tịnh độ được không?

    23-05-2018
    Vãng sanh Tịnh độ luận nói: Người tu Phật nhất là phát tâm đại thừa cầu sanh đến thế giới Cực Lạc Tây Phương là...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Pháp Luân Công là gì? Nên tu pháp môn gì khi mới vào cửa Phật?

    23-05-2018
    Con là một người mới vừa bước chân vào cửa đạo và con cũng chưa quy y tam bảo. Từ nhỏ con chẳng biết do duyên gì mà...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Xuất gia sau khi báo hiếu cha mẹ có quá trễ không?

    23-05-2018
    Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni....
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm

    23-05-2018
    Việc thiết cúng rước vía đức Phật Di Lặc, đây là một truyền thống đã có lâu đời. Nhưng dựa vào đâu mà người ta lấy...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Tại sao các nhà sư Nhật Bản xuất gia nhưng lại lập gia đình?

    23-05-2018
    Việc nầy theo Sư nghĩ quý vị Phật tử cũng không nên tìm hiểu sâu, rất ảnh hưởng đến việc tu hành của mình. Việc Nhà...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Hồi hướng là gì? Ý nghĩa của hồi hướng

    23-05-2018
    Hồi hướng là đem các công đức NIỆM PHẬT, tụng kinh, trì chú, trợ niệm,. do chính mình đã tu (nếu để mặc [không hồi...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Có nên giết gia cầm để cúng người thân qua đời?

    23-05-2018
    Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sanh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Nên xử lý như thế nào với những kinh sách hay các ấn phẩm báo chí về Phật giáo?

    23-05-2018
    Trong kinh Pháp Hoa phẩm Pháp Sư Công Đức, Phật dạy: Công đức người trì kinh, truyền bá để khiến cho sức sống Pháp...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    "Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn" nghĩa là gì?

    23-05-2018
    ​​​​​​​Người chưa học Phật pháp hay ngoại đạo hiểu chữ ngã là ta hay ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Thành tâm niệm Phật tu hành có giúp chuyển nghiệp cho gia đình và xã hội không?

    23-05-2018
    Đạo là quý ở tâm, khởi tâm quy y thì đạo niệm thành tựu, đạo niệm thành tựu thì ngoại cảnh bớt chi phối nội tâm, từ...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Làm thế nào để phân biệt chánh tà giữa rừng pháp môn Phật giáo?

    23-05-2018
    Sau Phật nhập diệt 1000 năm, mỗi môn phái được sáng lập để truyền bá giáo lý Phật đi khắp trong nhân gian, mỗi môn...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Nguồn gốc ý nghĩa An cư kiết hạ là gì? Phật tử nên làm gì trong mùa An cư kiết hạ? - HT. Thích Giác Quang

    23-05-2018
    Truyền thống an cư có từ thời Đức Phật, theo lịch sử Đức Phật thuộc hệ thống Nam truyền thì sau khi thành đạo dưới...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Lễ bái, cung kính, họa vẽ, tạc tượng Bồ tát Địa Tạng có giúp xóa được ác nghiệp không?

    23-05-2018
    Đạo Phật là đạo từ bi, cứu khổ ban vui cho chúng sanh trong thế giới Ta Bà nói chung, nói riêng cho con người trên...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ có nên đeo, thỉnh hoặc thờ các Pháp khí Mật tông không?

    23-05-2018
    Trong sách Niệm Phật Thập Yếu của HT. Thích Thiền Tâm có giải thích rõ về 4 phép tu Tịnh độ: Tịnh độ Thiền Tịnh, Tịnh...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Giải nghi về hiện tượng ngoại cảm

    23-05-2018
    Bạch Sư! Nhiều thông tin về các nhà ngọai cảm, gia công tìm hài cốt liệt sĩ hiệu quả góp phần làm giảm bớt đau thương...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Phật tử tại gia có nên đọc tụng chú Lăng Nghiêm không?

    23-05-2018
    Danh từ cư sĩ Phật tử được gọi chung cho những người nam hay nữ đã phát tâm quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm, những...
    Cách ăn chay của thầy Tuệ Hải

    Có phải ngoại cảm là sự linh hiển của Thánh thần không? Ngoại cảm chân chính là như thế nào?

    23-05-2018
    Theo nhà Phật, chỉ có Đức Phật, các vị Bồ tát, An la hán, các nhà tu Phật có đẳng cấp, những bậc...

    các mục khác

    • Thiền

    • Tịnh Độ

    • Mật Tông

    • Duy Thức học

    • Phật Pháp vấn đáp

    • Sức khỏe - Sống - Chết - Tái sinh

    PHÁP ÂM NỔI BẬT
    • Video
    Đang tải...

    Giảng sư Xem tất cả

    • Thích Nhật Từ

    • Thích Trí Huệ

    • Thích Pháp Hòa

    • Pháp Sư Tịnh Không

    • Hòa Thượng Tuyên Hóa

    • Thích Trí Quảng

    • Thích Phước Tiến

    • ĐĐ. Thích Minh Thành

    • Thích Thiện Thuận

    • Thích Thiện Xuân

    • Thích Nhất Hạnh

    • Thích Thanh Từ

    • Thích Chân Quang

    • Thích Chân Tính

    • Thích Giác Hạnh

    • TT. Thích Minh Thành

    • Thích Bửu Chánh

    • Thích Thiện Tuệ

    • Thích Vạn Mãn

    • Thích Nữ Hương Nhũ

    • Thích Nữ Như Lan

    • Thích Thiện Chơn

    • Thích Thông Phương

    • Thích Tuệ Hải

    • Thích Viên Minh

    • Thích Thiện Hữu

    • Thích Minh Niệm

    • Thích Giác Hóa

    • Thích Tâm Đức

    • Thích Phước Tịnh

    • Thích Chiếu Khánh

    • Thích Nữ Tâm Tâm

    • Thích Nữ Hạnh Chiếu

    • Thích Nguyên Hạnh

    • Thích Quang Thạnh

    • Thích Trí Siêu

    • Thích Thiện Pháp

    • Thích Chân Hiếu

    • Thích Pháp Đăng

    • Thích Trí Chơn

    • Thích Nguyên An

    • Thích Giác Đăng

    • Thích Minh Hiếu

    • Thích Giác Khang

    • Thích Trúc Thái Minh

    • Thích Giác Tây

    • Thích Đồng Thành

    • Thích Trung Đạo

    • Thích Thái Hòa

    • Thích Giới Đức

    • Thích Giác Toàn

    • Thích Thông Triết

    • Thích Khế Định

    • Thích Nữ Như Thủy

    • Thích Minh Đạo

    • Thích Giải Hiền

    • Thích Nguyên Hiền

    • Thích Minh Chơn

    • Thích Trí Đức

    • Thích Tánh Tuệ

    • Thích Giác Giới

    • Thích Phước Đức

    • Thích Viên Trí

    • Thích Thiện Chấn

    • Ấn Quang Đại Sư

    • Thích Minh Thông

    • Thích Giác Nhiên

    • Thích Trúc Thông Phổ

    • Thích Quảng Thiện

    • Thích Thiện Huệ

    • Thích Từ Thông

    • Thích Pháp Hải

    • Thích Ngộ Thông

    • Thích Chánh Định

    • Thích Phước Nghiêm

    • Thích Duy Lực

    • Thích Nữ Huệ Liên

    • Thích Chân Giác

    • Thích Pháp Quang

    • Thích Thiện Hoa

    • Thích Minh Nhãn

    • Thích Tịnh Quang

    • Thích Tâm Hải

    • Giảng sư khác

    Xem thêm giảng sư Thu gọn danh sách giảng sư
    CHÙA BỬU CHÂU
    Địachỉ: Ấp 4A - Xã Bình Mỹ - Huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh
    Trụ Trì: Tỳ Kheo Thích Bửu Thành
    Điện thoại: 0918. 009. 318 - 0981. 506. 476
    Thiết kế web bởi thietkewebchuyen.com
    hosting gia re , web gia re tron goi , thiet ke web tron goi tai ho chi minh, binh duong, vung tau, ha noi, ca nuoc , thiet ke web tron goi gia re