Cách bảo quản sữa tươi mới vắt

Chọn mua sữa

Cách bảo quản sữa tươi mới vắt

Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói... bạn cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng (hãy chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt).

Ngoài ra, cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ hoặc vết lõm, thủng lỗ. Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Sữa hộp, dù có lớp áo chắc chắn, chịu lực tốt, có lớp nilông bọc bên ngoài, vi khuẩn khó xâm nhập... nhưng nếu đem phơi nắng vài ngày thì hoàn toàn có thể bị biến chất.

Sữa chứa trong bịch giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa. Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa có dấu vết xây xát, méo mó... thì không nên mua.

Ngoài ra, cũng không nên mua sữa chua nếu nó không được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi loại sữa này cần được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 4 - 6oC mới đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm. Khi mua về mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.

Sử dụng và bảo quản

Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37oC và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định.

Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 5oC (có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày).

Trên thị trường sữa tươi hiện nay có 2 loại là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc túi nilông, thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 7 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng.

Sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì nên trữ lạnh và dùng hết trong vòng 24 giờ.

Chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút, chai đựng phải rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.


M. Phong

Tất cả sẽ được chia sẻ bên dưới.

Trước tiên bạn phải biết sữa bò là một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, sữa xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: Từ nhà ra siêu thị, từ bữa sáng cho đến trước khi đi ngủ, từ những món ăn vặt, những món bánh,… đều có sự góp mặt của sữa.

Nhưng nếu bạn sử dụng sữa tươi, hay cụ thể hơn là sữa bò tươi, thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác.


Cách bảo quản sữa tươi mới vắt

Cách bảo quản sữa bò tươi lâu nhất

Đơn giản, bởi sữa bò tươi mới được vắt từ những chú bò sữa ở trang trại thường có mức nhiệt độ 35 – 37 độ C. Luôn có một lượng vi khuẩn nhất định trong sữa tươi nguyên chất dù bảo quản tốt.

Các vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và nhân lên, làm sữa nhanh hỏng và không sử dụng được. Do đó nếu không dùng ngay, hoặc không biết cách bảo quản thì việc đổ sữa đi là điều dễ hiểu.

Việc bảo quản là vô cùng quan trọng khi sử dụng sữa tươi, một số phương pháp bảo quản sữa bò tươi được lâu như sau:

– Sữa bò tươi nguyên chất để được tối đa 2h trong điều kiện thường. Ngay sau khi vắt, sữa tươi phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh nhanh chóng.

Bảo quản lạnh là biện pháp hiệu quả nhất để kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn.

– Thực hiện bằng cách hạ nhiệt độ của sữa xuống 2 – 5 độ C, cách này có thể giữ sữa tươi được 1 – 2 ngày.


Cách bảo quản sữa tươi mới vắt

Hướng dẫn cách bảo quản sữa bò tươi được lâu

– Muốn bảo quản để dùng sữa bò tươi được lâu hơn chúng ta phải đun sôi sữa theo đúng cách. Sữa sẽ để được 3-5 ngày mà độ thơm ngon tự nhiên của sữa. Khi đó các chất dinh dưỡng có trong sữa vẫn còn nguyên.

Xem thêm: Hướng dẫn thanh trùng sữa bò tươi nguyên chất


Cách bảo quản sữa tươi mới vắt

Hướng dẫn bảo quản sữa bò tươi lâu nhất

Hiện tại so sánh chất lượng của sữa bò tươi nguyên chất ngon và bổ hơn nhiều so với sữa tươi đóng hộp. Do sữa vẫn giữ được nguyên các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên vẫn nên sử dụng sữa tươi trong vòng 1-2 ngày là tốt nhất. Nếu muốn để lâu hãy thực hiện thanh trùng sữa và bảo quản trong tủ lạnh.

Like và Share nếu thấy hay bạn nhé !

Nguồn: http://suabotuoi365.com/cach-bao-quan-sua-bo-tuoi-duoc-lau.html


Page 2

Sữa là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37oC và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định.

Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua,bị hỏng và không còn sử dụng được nữa. Chính vì vậy, trong vòng một giờ sau khi vắt,sữa phải được chế biến hoặc phải được đổ vào tăng bảo quản lạnh. Bảoquản lạnh là biện pháp hiệu quả kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật. Bằng cách hạ nhiệt độ của sữa xuống2-5oC, chúng ta có thểgiữ sữa tươi được 1-2 ngày.

Ở cácnước công nghiệp phát triển,tất cả các trang trại chăn nuôi bò sữa đều có các thiết bị hiện đại để bảo quảnsữa.Sữa vắt ra được chuyển thẳng theo đường ống vào tăng lạnh. Sau đó,bằng các xe chuyên dụng, sữa được chuyển đến các nhà máy chế biến.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, sản xuất sữa còn ở quy mô nhỏ, phân tán, sản lượng sữa của mỗi nông hộvà mỗi trang trại không lớn. Trong khi đó, các gia đình và các chủ trang trại khó hoặc chưa thể tự trang bị các phương tiện làm lạnh.Việc tổ chức thu gom, làm lạnh sữa theo phương thức liên kết, hiệp hội, với sự hỗ trợcủa nhà nước, của các công ty chế biếnsữa là mộthình thức vừa mang tính thực tiễn, vừa hiệu quả.

Hiện nay, ở những vùng chăn nuôi sữa trọng điểm của nước ta, một số công ty chế biến sữa (Vinamilk,Foremost,Nestlé...) và Dự án bò sữa vùng Hà Nộ iđã xây dựng và lắp đặt các trung tâm thu gom, làm lạnh sữa. Mỗi trung tâm có 1-2 tăng làm lạnh, với tổng công suất thu gom từ 1.000đến 2.000 kg sữa mỗi ngày. Các trung tâm thu gom và làm lạnh sữa đặt phân bố rải rác,gần với các nông hộ và trang trại chăn nuôi, đã vàđang là yếu tố quan trọng hỗ trợ và thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển,đồngthời đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng sữa.


Đối với những vùng xa xôi và khó khăn, để kéo dài thời gian an toàn của sữa, trong khi phải chờ đợichuyển đi tiêu thụ,có thể áp dụng biện pháp bảo quản lạnh đơn giảnlà ngâm cả bình sữa(đãđậy nắp cần thận) vào một bể hoặc một thùngnước đá. Trong trường hợp không có nước đá, có thể dùng nướclạnh thông thường.


Bảo quản bằng phứcchất LPS

Phức chất Lactoperoxydaza (LPS) là phương tiện bảo vệ tự nhiên có sẵntrongsữa. Nó bao gồm một enzym (Lactoperoxydaza), liên kết với một anion và một lượng nhỏ Peroxyde. Phức chất này oxy hoá các cơ chất đặc trưng trên màng tế bào, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất và kết quả là vi khuẩn có thể bị chết.

Thông thường, phức chất này có tác dụng diệt các vi khuẩn Gram - và tác động kìm hãm cácvikhuẩn Gram + phát triển.

Trong thực tế, để kích thích hệ thống kháng khuẩn trong sữa và kéo dài thời gian an toàn cho sữa,người ta bổ sung một lượng nhỏ (8,5 ppm) Hydrogen peroxyde (H2O2) và 15ppm Thiocyanate. Lượng bổ sung này rất nhỏ và hoàn toàn không độc hại đối với người tiêu dùng sữa, nhưng có tác dụng kháng khuẩn5-6ngày (đối với loại sữa được làm lạnh) và tăng thời gian an toàn cho sữa tươi 3-5 giờ (đối với sữa ở nhiệt độ môi trường 30oC).

Liên đoàn sữa Quốc tế (IDF) đã tiến hành khảo nghiệm và giám định biện pháp bảo quản sữa bằng phức chất IPS. Theo IDF thì biện pháp này có hiệu quả, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện củacác nước đang phát triển. Từ tháng 7/1991 phương pháp bảo quản này cũng đã được Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO chấp nhận. Hiện nay FAO đang đề ra những biện pháp ứng dụng rộng rãi công nghệ này để thúc đẩy sản xuất sữa ở các nước đang phát triển.