Cách chăm sóc dưa hấu

Nước ta có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với nhiều giống dưa hấu. Nhờ đó, dưa hấu có thể sinh trưởng thuận lợi, cho ra trái to, hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, để đảm bảo mọi mùa vụ dưa hấu đều thành công viên mãn, cây trồng phát triển khỏe mạnh, người nông dân chắc chắn phải nắm bắt chính xác các kỹ thuật trồng dưa hấu và cách chăm sóc sau khi trồng.

Kỹ thuật gieo trồng cây dưa hấu

Cách chăm sóc dưa hấu
Kỹ thuật gieo trồng cây dưa hấu

Yêu cầu về thời vụ

Ở nước ta, việc trồng dưa hấu gần như có thể thực hiện quanh năm:

  • Vụ sớm của dưa hấu thường được gieo trồng vào tháng 10 và đến cuối tháng 12 thì thu hoạch. Chủ yếu chỉ có các tỉnh phía nam thực hiện vụ sớm vì giai đoạn này ở miền Bắc có nhiệt độ khá thấp, không thích hợp để cây sinh trưởng.
  • Vụ chính được gieo trồng vào khoảng cuối năm và thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ở vụ này, thời tiết khá mát mẻ, thuận lợi giúp dưa hấu dễ đạt năng suất cao và sức mua trên thị trường cũng rất tốt. Tuy nhiên, giai đoạn ra hoa kết quả có khả năng gặp thời tiết lạnh, hoa khó có thể tự thụ phấn nên người nông dân cần thực hiện thụ phấn bổ sung.
  • Vụ xuân hè được thực hiện sau Tết và kéo dài đến khoảng tháng 5, tháng 6. Thời gian này, các yếu tố nhiệt độ, khí hậu trên cả nước đều rất thuận lợi, lý tưởng cho dưa hấu sinh trưởng và phát triển.
  • Vụ hè thu gần như nằm trọn trong giai đoạn mùa mưa nên cần đặc biệt chú ý đến việc thoát nước khi trồng dưa hấu.

Chọn giống dưa hấu

Cân nhắc vào đặc tính của từng giống dưa hấu, thời gian sinh trưởng và nhu cầu của thị trường để có lựa chọn phù hợp nhất. Một số giống dưa chất lượng phổ biến nhất hiện nay là: dưa hấu An Tiêm, Thủy Lôi, Hồng Lượng và một số giống lai như F1 Huỳnh Châu, giống Phú Quang, Hắc Mỹ Nhân,

Cách trồng cây dưa hấu cơ bản

Cách chăm sóc dưa hấu
Cách trồng cây dưa hấu cơ bản

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Trước khi tiến hành gieo trồng, bạn nên thực hiện theo các bước sau để tạo điều kiện thuận lợi kích thích hạt nảy mầm, đồng thời kịp thời loại bỏ những hạt giống bị hỏng, không có khả năng nảy mầm.

  • Phơi hạt giống nơi nắng nhẹ trong khoảng 1 đến 2 giờ.
  • Để nguội hạt rồi ngâm vào nước sạch trong 5 6 giờ, cứ cách 2 tiếng thì vớt hạt ra và thay nước 1 lần.
  • Vớt hạt, rửa sạch nhớt rồi ủ trong khăn ẩm hoặc cát, duy trì nhiệt độ ủ ở mức 28 30 độ C trong 24 36 tiếng để hạt nảy mầm.

Có thể sử dụng hạt đã nảy mầm để gieo trồng trực tiếp. Tuy nhiên, để tạo được điều kiện gieo trồng và chăm sóc tốt nhất, hạt giống này nên được tiếp tục chăm sóc trong bầu một thời gian trước khi được gieo trồng xuống đất.

Với phương pháp gieo bầu, nên chuẩn bị các bầu đất có chiều cao tầm 5 7 cm làm từ các loại đất mục được bổ sung thêm các loại phân hữu cơ hoai mục khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Đợi trong khoảng 5 7 ngày, khi cây con trong bầu mọc ra 1 2 lá thật thì có thể đem trồng.

Làm đất, mật độ trồng cây

Khi trồng, các hốc cây cần đảm bảo cách nhau từ 45 50 cm tùy theo từng loại giống dưa hấu. Như vậy, để đảm bảo có đủ số lượng cây giống ban đầu (bao gồm cả lượng cây con dự phòng) cho mỗi sào sẽ vào khoảng 35 gram, tương đương tầm 350 cây con.

Tiến hành cày rãnh sâu, mỗi rãnh rộng khoảng 35 40 cm. Chia ruộng thành các luống trồng khoảng 5m, làm đất thoải, tạo các rãnh nhỏ để đảm bảo thoát nước, đặc biệt là vào mùa mưa.

Cách trồng

Với phương pháp gieo thẳng, sử dụng các công cụ đục lỗ sâu tầm 10 cm. Bón thêm phân hoai mục khi trồng để giữ ẩm cho đất. Sau khi gieo trồng nên lấp hạt với tro trấu hoặc đất bột.

Nếu sử dụng phương pháp gieo bầu, sau khi khoét các hố đất, đặt mặt bầu ngang líp rồi nén chặt đất để giữ vị trí cố định cho cây dưa hấu non. Dùng đất tơi xốp phủ lên bề mặt và tưởi ẩm ngay sau khi hoàn thành.

Chăm sóc dưa hấu sau khi trồng

Cách chăm sóc dưa hấu
Chăm sóc dưa hấu sau khi trồng

Tưới nước

Trồng dưa hấu thông thường có thể lựa chọn linh hoạt các phương pháp tưới khác nhau như tưới phun hay tưới thấm, tùy thuộc vào điều kiện tưới tiêu, cơ sở vật chất của từng khu vực.

Trong trường hợp sử dụng bạt trải, phương pháp tưới thấm sẽ phù hợp hơn cả. Bạn có thể bơm hoặc tháo nước vào các mương rồi rút cạn trong ngày. Phương pháp sẽ giúp đảm bảo lượng nước cung cấp cho cây đầy đủ mà không cần phải điều chỉnh các vị trí đã căng sẵn bạt.

Bón phân

Sau khi trồng 5 7 ngày, tiến hành bón thúc lần đầu tiên cho cây. Lưu ý, ở thời điểm này, cây cần dinh dưỡng để tăng trưởng nhưng khả năng hấp thụ chưa thực sự tốt. Vì vậy, cần phải hòa loãng phân bón với nước và tưới cách ngày.

Khi dưa ngả ngọn bò, bắt đầu bón thúc phân NPK 16-16-8 với lượng 20-30 kg/1000m2/lần. Tiếp tục bón thúc khi cây ra hoa, vào thời điểm này nên bón khoảng 20-30 kg/1000m2/lần. Sau khi ra quả khoảng 2 tuần, tiếp tục bón NPK Humax Rong biển cuối vụ với lượng 20-30 kg/1000m2/lần. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường đất, bạn sẽ cần cân nhắc để điều chỉnh loại phân bónphù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng.