Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi

4.7 / 5 ( 15 bình chọn )

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em và trẻ sơ sinh liệu có đáng sợ, liệu pháp can thiệp và cách chăm sóc các bé như thế nào là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi có con mắc phải. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là như thế nào? Cùng xem thông tin ngay sau đây.

Nội dung chính trong bài

  • 1 Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
  • 2 Nhận biết bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh
  • 3 Cách chăm sóc trẻ em bị bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh là hiện tượng nhiễm trùng tại đường ruột của trẻ do cơ thể nhiễm phải một số vi khuẩn như enterohemorrhagic E.coli, shigella, salmonella hay campylobacter

Khi mắc phải chứng bệnh này, trẻ thường sẽ đi ngoài liên tục kèm theo máu hoặc dịch nhầy trong phân, phân đi lỏng hoặc chỉ có nước.

Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh cực kỳ phổ biến và nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ em, trẻ sơ sinh nếu như không có biên pháp can thiệp kịp thời.

Nhằm bảo vệ không để bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh xảy ra, các bậc cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến những con đường gây bệnh sau đây từ đó có phương án phòng ngừa hiệu quả:

  • Hấp thụ đồ ăn không đạt vệ sinh: Nguyên nhân điển hình gây bệnh chính là do trẻ nhiễm khuẩn, virus ở trong những loại thực phẩm, đồ ăn bẩn, không đạt chất lượng an toàn thực phẩm.
  • Tay chân không sạch sẽ: Trẻ thường mải chơi, nô đùa mà không ý thức được vấn đề cần vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi sử dụng đồ ăn. Từ đó, các vi khuẩn có cơ hội nhập nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa gây bệnh.
  • Vật nuôi trong nhà: Một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh có thể do phân của vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị ruồi nhặng bu vào sau đó đậu vào thức ăn.
  • Nhiễm sữa mẹ: Trong giai đoạn cho con bú, nếu mẹ có vấn đề về mặt sức khỏe, nhiễm khuẩn hay bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa từ đó cũng có thể khiến con bị bệnh.
  • Sử dụng thuốc sai cách: Trong một vài trường hợp, cha mẹ cho con sử dụng thuốc sai cách cũng có thể khiến trẻ bị đau bụng, đi ngoài.

Nhận biết bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Căn bệnh đi ngoài ở trẻ em này được xem là bệnh nguy hiểm cực kỳ nếu như không được sớm phát hiện và có phương án chữa bệnh tốt nhất.

Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau

Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu rõ về các dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh dưới đây để từ đó có cách can thiệp hợp lý:

  • Đại tiện nhiều lần: Đây chính là triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh đường tiêu hóa này khi mắc phải. Nhiều trường hợp trẻ không muốn rời bô vì tình trạng buồn đi liên tục trong ngày.
  • Đau thắt bụng: Dấu hiệu thứ hai khi trẻ mắc bệnh chính là tình trạng đau bụng quấy khóc khi đi đại tiện, phân lỏng và ít có kèm dịch nhầy hoặc máu bên trong. Sau khi đi vệ sinh thì tình trạng được cải thiện.
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt: Trẻ xuất hiện tình trạng cơ thể ớn lạnh, sốt nhẹ hoặc không sốt, đi ngoài nhiều lần đồng thời phân có dạng đờm.
  • Sốt cao kèm tiêu chảy: Một vài trường hợp bị nhiễm khuẩn trực trùng, bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh còn có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy và đi phân lỏng ra nước.
  • Đau rát hậu môn: Do tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho trẻ bị đau rát hậu môn khi đi vệ sinh.
  • Biếng ăn: Khi bị bệnh, trẻ thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, không muốn ăn từ đó khiến cơ thể thiếu chất, suy nhược.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ ở trẻ em và trẻ sơ sinh bên trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa con em mình đi khám để các chuyên gia có thể đưa ra phương án chữa bệnh kịp thời, an toàn nhất.

Cách chăm sóc trẻ em bị bệnh kiết lỵ

Để cải thiện tình trạng căn bệnh này ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ hãy thực hiện theo các phương pháp sau đây:

Xem thêm: Chữa kiết lỵ bằng thuốc nam theo đông y tại nhà hiệu quả nhất

Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi
Rửa tay sạch sẽ là cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh hiệu quả
  • Sử dụng dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cho trẻ trong trường hợp mất nước do đi vệ sinh nhiều lần.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng một số thuốc hạ sốt khi trẻ có biểu hiện sốt cao, co giật.

Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ có công tác điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh được triển khai ngay từ thời điểm ban đầu bệnh khởi phát để từ đó ngăn chặn biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ mỗi ngày trước khi ăn uống.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, chế biến đồ ăn đúng cách để vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ hộp hay đồ ăn không rõ nguồn gốc bên ngoài.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, gọn gàng. Không vứt rác bừa bãi.
  • Không để các bé ăn đồ ăn qua đêm, đồ ăn đã được để lâu.
  • Ngăn chặn bệnh kiết lỵ ở trẻ em và trẻ sơ sinh bằng cách hạn chế cho trẻ em đến những nơi đang có dịch bệnh hoặc môi trường ô nhiễm
  • Cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ hấp thu và không có nhiều dầu mỡ, chất xơ như cháo gạo tẻ, gạo nếp, mì, bột yến mạch, đậu xanh, củ mài, hạt sen
  • Nên chia nhỏ từng bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Không nên để trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
  • Mỗi ngày nên cho trẻ ăn một hộp sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Cho trẻ uống đầy đủ nước để bù đắp lượng nước mất đi cũng như chất điện giải bằng các loại dung dịch như oresol.
  • Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các loại hoa quả như bưởi, cam quýt.
  • Không cho trẻ uống nước ngọt, nước có gas, cà phê

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề bệnh kiết lỵ ờ trẻ em và trẻ sơ sinh. Hy vọng với khiến thức bên trên, các bậc cha mẹ đã có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này từ đó có phương án can thiệp hiệu quả, tối ưu.

05/03/2020