Cách chữa sâu răng cho mẹ sau sinh

Có lẽ nhiều bà mẹ trẻ muốn tìm hiểu cách chữa đau răng cho mẹ sau sinh, bà đẻ, mẹ cho con bú không ảnh hướng đến trẻ nhưng vẫn chưa biết nên làm thế nào. Việc chăm sóc em bé sơ sinh khá vất vả nếu sức khỏe mẹ không tốt sẽ gây ảnh hưởng cho cả hai mẹ con. Vậy nên bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây của mautu.net để biết được cách điều trị bệnh đau răng hiệu quả nhất nhé.

Nguyên nhân mẹ sau sinh bị đau răng

Thứ nhất, có thể mẹ sau sinh bị đau răng do bị sâu răng. Khi bị sâu răng cơn đau nhức kéo dài, nhất là vào ban đêm càng đau nhiều hơn khiến mẹ khó chịu không thể chăm sóc con được. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu răng chuẩn bị bị sâu đó là răng bị ngã màu, xuất hiện những đốm trắng đục, bắt đầu thấy xuất hiện các lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng.

Thứ hai, bà đẻ đang cho con bú bị đau răng có thể là do đang mọc răng. Từ khoảng thời gian 17 đến 25 tuổi thường sẽ mọc răng khôn. Thời gian mẹ cho con bú răng khôn có thể mọc và nó khiến mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu thậm chí bị sốt do bị tách nướu. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn chính là lợi bị sưng, đau nhức kéo dài kèm theo sốt nặng hoặc nhẹ tùy theo.

Thứ ba, mẹ cho con bú bị đau răng có thể là do viêm chân răng. Thời gian cho con bú nếu mẹ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể dẫn đến viêm chân răng. Bị viêm chân răng có thể gây chảy máu, đau nhức và khó chịu.

Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến em bé khi bú sữa mẹ, mẹ sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để làm giảm tình trạng đau răng của mình:

  • Hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối ấm để ngăn ngừa vu khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm kết hợp với chỉ dẫn của nha khoa làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế ăn những thức ăn có độ cứng và độ bám dính cao để tránh tình trạng bị sâu răng nặng hơn.
  • Nên dùng một số nguyên liệu thiên nhiên như tỏi, hành tây, gừng để chế ra các phương pháp chữa sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, giúp hạn chế tình trạng sâu răng khi đang cho con bú.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những cách ngăn ngừa tình trạng đau răng phát triển hơn. Còn trị dứt điểm chứng đau răng cho mẹ sau sinh thì chưa chắc khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tìm đến nha khoa để các bác sĩ có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Cách chữa sâu răng cho mẹ sau sinh

Đau răng sau sinh phải làm sao

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi sinh chị em thường ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ ngọt nên thực phẩm bám trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển và hình thành nên nhiều loại bệnh về răng miệng như cao răng, sâu răng, viêm lợi, hỏng tủy răng…

Các vi khuẩn nằm trong khoang miệng có thể đi vào máu và gây nên một số căn bệnh như viêm tuyến vú cấp tính, viên nội mạc tử cung, viêm khung xương chậu… Nếu mẹ sau sinh hôn em bé những vi khuẩn trong miệng cũng dễ dàng truyền sang con qua tiếp xúc hơi thở. Điều này khá nguy hiểm dễ khiến bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân.

Biện pháp chăm sóc răng miệng cho mẹ sau sinh

– Các bác sĩ khuyên rằng sản phụ sau khi sinh được 1 ngày thì nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng lợi.

– Mẹ sau sinh không nên sử dụng nước ấm để đánh răng súc miệng mà nên dùng nước muối sinh lý. Cứ sau mỗi lần ăn uống thì nên súc miệng lại sạch sẽ để bảo vệ khoang miệng của chính bạn và ngăn ngừa vi khuẩn truyền sang cho em bé.

– Theo Đông y thì sau sinh 3 ngày mẹ có thể đánh răng bằng ngón tay. Cách làm là mẹ rửa sạch tay, bọc ngón tay trỏ của bàn tay phải bằng miếng khăn xô sạch, cho một ít kem đánh răng lên trên đó. Tiếp đến dùng ngón tay trỏ của bạn làm bàn chải kem đánh răng. Cách làm này có công dụng giúp hoạt huyết thông máu, làm chắc răng lợi. Áp dựng lâu dài mẹ sau sung hạn chế được các bệnh viêm chân răng, chảy máu chân răng, chân răng lung lay…

– Hoặc sản phẩm nên súc miệng thêm nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý bán trong các tiệm thuốc tây. Nếu dùng bằng nước muối tự pha bạn hãy bỏ một ít muối sạch vào miệng, ngậm thêm ít nước ấm để muối tự tan trong miệng. Thực hiện súc đi súc lại vài lần trong miệng để củng cố chân răng, ngăn ngừa làm răng bị lung lay.

– Trường hợp mẹ sau sinh, bà đẻ bị nhiệt miệng nóng trong người thì có thể dùng phương pháp sau để chữa trị: Chuẩn bị 6g bạch chỉ, 3g cam thảo, hàm trong nước sôi rồi ngậm và súc miệng khi nước đang còn ấm. Cách làm này có công dụng làm giảm nhiệt, giảm đau, kiện vị, chống phong hàn.

– Hoặc mẹ sau sinh có thể áp dụng cách sau: Lấy 6g trần bì, 1g tế tân, hãm nước sôi rồi ngậm và súc miệng khi nước còn ấm. Cách này có tác dụng trị hôi miệng, lợi chân răng bị phồng đau một cách khá hiệu quả. Và để  bảo vệ răng miệng tốt nhất mẹ sau sinh nên đánh răng 2 lần/ ngày, khi đánh dùng bàn chải lông tơ mềm chải nhẹ nhàng để bảo vệ nướu, tránh để nướu bị tổn thương sẽ gây nên một số bệnh liên quan đến răng miệng khác.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách chữa đau răng cho mẹ sau sinh, bà đẻ, mẹ cho con bú không ảnh hướng đến trẻ để bạn tham khảo. Hy vọng bạn thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Chúc chị em sẽ chữa được chứng đau răng sau sinh của mình hiệu quả và nhanh chóng. Hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết tiếp theo của mautu.net.

Xem thêm:

Posted in: Mẫu, Sau Sinh

« Bà bầu có nên đi làm Nail, làm Gel sơn móng tay không?

Bà đẻ, phụ nữ sau sinh có ăn miến, phở được không? »

Trong thời điểm đang cho bú, các mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi hoặc các bệnh lý khác dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Khi đó, nhiều mẹ thắc mắc có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú hay không? Cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú không?

1. Đau răng khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Phụ nữ ở giai đoạn mang thai hay đang cho con bú có rất nhiều thay đổi trong cơ thể khiến nội tiết tố bị rối loạn. Đây là nguyên nhân chính khiến các mẹ rất dễ gặp các vấn đề răng miệng sau sinh gây đau nhức răng lợi. Lúc này, đau răng có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng bệnh lý.

  • Sâu răng: Đây là tình trạng phổ biến ở bà mẹ sau sinh gây ra hiện tượng đau nhức răng dai dẳng. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn làm viêm tủy, hoại tử tủy thì cơn đau nhức càng gia tăng, cả vào ban đêm khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Viêm lợi: Khi mảng bám và cao răng hình thành ở kẽ răng không được làm sạch tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn thuận lợi tấn công vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Bệnh lý viêm lợi hay viêm chân răng nếu kéo dài sẽ có nguy cơ biến chứng viêm nha chu, áp xe răng rất nguy hiểm.
  • Mọc răng khôn: Thời điểm khi đang cho con bú có thể trùng với thời gian mọc răng khôn ở người thành (17-25 tuổi). Răng khôn dù mọc thẳng hay mọc lệch mọc ngầm thì đều gây đau nhức răng khi đang cho con bú, có thể kèm theo hiện tượng sốt khiến mẹ khó chịu.

Xem thêm: Mài răng nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ chăm sóc sau khi mài răng

Đau răng khôn là bệnh lý răng miệng phổ biến

Tình trạng đau nhức răng khi đang cho con bú gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống của người mẹ. Từ đó làm giảm lượng dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ mỗi ngày dẫn đến giảm chất lượng sữa cho bé. Lúc này việc có thể uống thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú không là điều mà các mẹ quan tâm hàng đầu.

2. Có thể dùng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú không?

Thông thường, trước các cơn đau răng do sâu răng, viêm nướu thì việc chủ động sử dụng thuốc giảm đau không theo toa của bác sĩ vẫn được nhiều người áp dụng. Việc này có thể mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho cả các cơn đau răng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú hay không lại là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Thực tế, các loại thuốc giảm đau răng có thể tồn tại các tác dụng phụ chưa được biết đến gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú sữa mẹ. Do đó, mẹ chỉ nên uống thuốc giảm đau răng khi thật sự cần thiết và có sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng hợp lý.

Nếu sử dụng thuốc giảm đau khi đang cho con bú thì cần ưu tiên các loại thuốc uống một lần, một ngày sau khi cho bé bú cữ dài nhất, có thể là lần ăn cuối ngày trước khi đi ngủ để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ bú sữa mẹ như buồn ngủ, khó chịu,…

Khi cho con bú thì cần lưu ý hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

3. Các loại thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú được sử dụng

Khi mẹ gặp phải tình trạng đau răng khi đang cho con bú thì nên thăm khám trực tiếp nha sĩ để được tư vấn về các loại thuốc giảm đau răng có thể sử dụng trong giai đoạn này. Tùy vào mức độ đau nhức răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau với các loại thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú an toàn dưới đây:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú có thể được áp dụng trong toa thuốc của bác sĩ. Bởi vì theo ước tính thì liều thuốc mà trẻ nhận được qua sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng của người mẹ.
  • Ibuprofen và diclofenac: Hai loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và được sử dụng cả trong giai đoạn đang cho con bú. Liều vào so với liều dùng của mẹ sẽ tương ứng là 0,65% và 1% ngay cả khi mẹ sử dụng liều cao.

Xem thêm: Cập nhật hệ thống các thiết bị nha khoa hiện đại

                      Chỉ tự tiêu là gì? Cách vệ sinh vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu

Nên sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi sinh, đa số các mẹ đều gặp phải các vấn đề răng miệng gây đau nhức răng khi đang cho con bú làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi đó, tốt nhất là mẹ đến nha khoa để thăm khám tổng quát sau sinh. Dựa vào tình trạng răng miệng của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục cũng như loại thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú có thể sử dụng mà vẫn bảo an toàn cho mẹ và bé.

Để được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ sau đây:

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/