Cách để giữ cái đầu lạnh

Đầu lạnh - Tim nóng là kỹ năng cần được rèn luyện để đối diện với thử thách. Đó là một quá trình mà chúng ta đều phải trải qua trong cuộc sống khi đối mặt với bất kỳ nghịch cảnh nào. Khi chúng ta kiên cường hơn, chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần để giải quyết những khó khăn phía trước.

Giữ một cái đầu lạnh và trái tim nóng tử tế không chỉ đơn thuần là khả năng đối diện với gian nan như cách nghĩ của số đông. Đó còn là kỹ năng ứng biến với những tình huống muôn màu muôn vẻ, sống hết mình ở hiện tại và trân trọng những điều bình dị xung quanh, cũng như khả năng thay đổi góc nhìn của bản thân, ""bật công tắc"" tích cực cả khi ở trong khoảnh khắc tăm tối.

Chưa hết, một tinh thần đầu lạnh tỉnh táo và trái tim nóng đầy yêu thương còn giúp bạn có thể nhận diện và sạc đầy năng lượng từ những nguồn lực tích cực xung quanh mình để tháo gỡ khó khăn. Những năng lượng tích cực này có thể là sự ủng hộ của người thân, bạn bè, cộng đồng bạn thuộc về, một không gian nào đó mà bạn tự do thể hiện biệt tài cũng như ghi dấu ấn của mình.

Khi sống trong thời cuộc khó đoán định, nơi thế giới chúng ta sống liên tục đặt ra những thách thức mới, chiếc chìa khóa vạn năng cho bạn chính là giữ một cái đầu lạnh tỉnh táo và trái tim nóng tử tế.

Tại sao ư? Vì chúng ta cứ mải bận tâm đến lời ra tiếng vào của người khác cũng như áp lực phải vượt ra khỏi lối mòn và thể hiện bản thân. Nỗi lo âu và nỗi sợ bị phán xét tích tụ từ những áp lực vô hình này có thể kìm chân và ngăn cản chúng ta trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Bằng cách giữ đầu lạnh tim nóng, bạn sẽ vững vàng và mạnh mẽ vượt qua những thách thức thường ngày trong cuộc sống, sẵn sàng trở lại lợi hại hơn để tiếp tục tỏa sáng và sống thật trọn vẹn.

CLEAR đồng hành với những chuyên gia hàng đầu từ Trung tâm Nghiên cứu Sự Kiên Cường nhằm đem lại những nội dung hướng dẫn mà mỗi cá nhân hay những nhà tham vấn đều có thể áp dụng để giúp rèn luyện một cái đầu lạnh và trái tim nóng. Để tìm hiểu thêm về cam kết và hành động cụ thể của CLEAR, hãy click vào đây ngay.

Bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, nhất là khi bạn đang ở một cuộc gặp gỡ hay đối thoại quan trọng, thì việc giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt là điều vô cùng cần thiết. Khi bạn bối rối, sợ hãi hay tức giận, bạn sẽ luôn đưa ra những quyết định làm mọi thứ rối tung lên, chắc chắn kết quả sẽ không như mong đợi và lúc này để thay đổi tình thế bạn cần lấy lại bĩnh tĩnh trong tâm trí.

Cách để giữ cái đầu lạnh

Có nhiều phương pháp để giúp bạn giữ được một cái đầu “lạnh”, nhưng 4 cách lấy lại bình tĩnh dưới đây là những cách giúp kiểm soát cảm xúc tức thời, trong một khoảnh khắc bạn biết mình đang mất kiểm soát. Các phương pháp giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt lâu dài xin được giới thiệu ở các bài viết sau.

Hít thở sâu và giữ im lặng

Khi mất bình tĩnh người ta sẽ có xu hướng nói càng nhiều, càng to (trường hợp đang tức giận), hoặc run rẩy, lắp bắp không thành lời (lúc lo lắng, sợ hãi)…Dù là hành động hay phản ứng như thế nào thì chúng đều phát triển theo xu hướng tiêu cực thái quá. Và tất nhiên, điều đầu tiên để ngắt kết nối bản thân với sự mất bình tĩnh chính là im lặng và điều hòa nhịp thở.

Nếu im lặng, bạn sẽ tránh được việc buông ra những lời lẽ không như ý vừa có thể gây tổn thương người khác đồng thời có thể làm mất uy tín của bản thân. Chính vì thế, hãy tìm cho mình một chiếc ghế để ngồi xuống (nếu đang đứng) hoặc tay vịn có điểm tựa. Tập hít vào thở ra trong 5 nhịp liên tiếp.

Việc điều chỉnh nhịp thở và giữ im lặng sẽ giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng, lấy lại cân bằng và làm giảm sự bực tức nếu có. Trong vòng 5 nhịp đó, bạn có thể suy nghĩ, trau chuốt lại ngôn từ mà bạn cho rằng sẽ đem lại phản ứng tích cực hơn. Chỉ 10 giây ngắn ngủi nhưng sẽ giúp bạn không nói ra những lời nói có thể khiến bạn hối hận cả đời.

>>> Tập hít thở sâu bằng phương pháp yoga

Trì hoãn hành động và tự nhắc bản thân không được nóng vội

Khi nhận ra mình đang mất tình tĩnh, hay những câu nói của mình đang thiếu kiểm soát, hãy trí hoãn hành động đang làm lại. Nếu đang chỉ tay về phía người khác thì đừng cố làm điều đó, nếu bạn đang đập bàn hành động này thật tồi tệ. Hãy tự thoại trong đầu mình bằng những câu nói tích cực, một thông điệp đơn giản như “bình tĩnh, mình có thể giải quyết vấn đề này mà” hay “cô ấy sẽ thấy mình là một người đàn ông thú vị ”  v.v… sẽ giúp bạn không kiềm chế lại cảm xúc thái quá của mình và trở lại trạng thái cân bằng.

Nở một nụ cười thân thiện

Bạn đã bao giờ nghĩ tới việc mất bình tĩnh có thể lây truyền từ người này sang người khác chưa? Theo một nghiên cứu tại đại học New South Wales (Úc) thì việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu trong cuộc đối thoại hay gặp gỡ, một người nào đó tỏ ra mất bình tĩnh thì sẽ làm cho những người khác cũng dần mất bình tĩnh theo. Lúc này, bạn cần nói chậm và nở một nụ cười thân thiện, sẽ giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng cho mọi người và cho chính bạn.

Cách để giữ cái đầu lạnh

Nụ cười chính là “sứ giả” của hạnh phúc vì nó có thể xoa dịu căng thẳng và cải thiện những cảm xúc tích cực trong con người chúng ta. Không những vậy, nụ cười có hiệu ứng lan tỏa tới những người xung quanh, khi bạn vui vẻ những người khác cũng sẽ cảm nhận được điều này, từ đó thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn và người khác.

Tạm dừng cuộc đối thoại

Nếu tất cả các cách trên vẫn không làm bạn thấy thoải mái và giữ được bình tĩnh thì hãy tạm dừng cuộc đối thoại đó lại và tạm thời lánh mặt. Xin phép ra ngoài đi vệ sinh, rửa mặt bằng nước lạnh và khi trở lại bạn sẽ thấy mình hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh.

Trên đây là 4 cách để bạn giữ được bình tĩnh có thể áp dụng trong mọi tình huống. Việc giữ bình tĩnh vô cùng quan trọng, vì chỉ khi tâm trí bạn thoải mái thì bạn mới có thể khiến cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để chế ngự cảm xúc của bản thân khi ta mất bình tĩnh

Cách để giữ cái đầu lạnh

Chắc bạn đã từng nghe qua câu “Muốn thành công bạn nhất định phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”. Hay nói cách khác, bạn cần phải có một tinh thần thép!

May mắn là, tinh thần thép không phải thứ sinh ra đã có, nó được tôi luyện và rèn giũa mà nên. 

Dưới đây là những cách giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần, và tất nhiên là, thành công vượt trội hơn trong cuộc sống 

Cách để giữ cái đầu lạnh

Kỹ năng mềm – Rèn luyện tinh thần thép

Có một câu danh ngôn thường được cho là của Ignatius: “Hãy cầu nguyện như thể Chúa sẽ chăm lo tất cả; hãy hành động như thể tất cả mọi việc tùy thuộc ở bạn”.

Tiền đề tương tự cũng áp dụng với vận may. Nhiều người cảm thấy vận may liên quan rất nhiều đến thành công hay thất bại. Nếu họ thành công, vận may đứng về phía họ và nếu họ thất bại, vận may đã quay lưng lại với họ.

Hầu hết những người thành công cảm thấy vận may đóng một vai trò nhất định trong thành công của họ. Nhưng họ không trông chờ vận may hoặc lo lắng về vận rủi. Họ hành động như thể thành công hay thất bại hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu họ thành công thì chính họ đã tạo ra nó. Nếu họ thất bại thì cũng chính họ đã gây ra.

Bạn không thể kiểm soát được vận may, nhưng chắc chắn bạn có thể kiểm soát chính bạn.

Sức mạnh tinh thần cũng giống như sức mạnh cơ bắp – không ai có nguồn cung không hạn chế. Vậy tại sao lại lãng phí năng lượng của bạn vào những việc bạn không thể kiểm soát?

Với một số người thì đó là chính trị. Với những người khác thì đó là gia đình hoặc sự ấm lên toàn cầu. Dù vấn đề là gì thì đó là những việc bạn quan tâm và bạn muốn những người khác quan tâm.

Tốt thôi. Hãy làm những việc bạn có thể làm: Bầu cử. Cho mượn một đôi tai biết lắng nghe. Tái chế hoặc giảm lượng khí thải carbon của bạn. Hãy làm những việc bạn có thể làm. Hãy tạo ra thay đổi của chính bạn – nhưng đừng cố bắt người khác thay đổi vì họ sẽ không thay đổi đâu.

Quá khứ rất đáng giá. Hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn. Hãy học từ những sai lầm của những người khác.

Rồi cho qua tất cả.

Khi có điều gì xấu xảy ra với bạn, hãy coi đó là cơ hội để bạn học điều mà bạn không biết. Khi người khác phạm lỗi, đừng chỉ học hỏi từ nó – hãy coi nó là cơ hội để thể hiện lòng tốt, sự tha thứ và thấu hiểu.

Quá khứ chỉ là sự rèn luyện, nó không thể xác định bạn là ai. Hãy nghĩ về điều sai lầm nhưng chỉ ở khía cạnh bạn sẽ đảm bảo thế nào để lần sau bạn và những người xung quanh bạn biết cách làm đúng.

Xem thêmLiên Tục Cải Thiện Với 8 Cách Đơn Giản

Cách để giữ cái đầu lạnh

Nhiều người coi thành công là trò chơi có tổng bằng 0: Có rất ít cơ hội. Khi ai đó tỏa sáng, họ nghĩ thành công đó đã che mờ ánh sáng phát ra từ những ngôi sao của họ.

Sự bực bội sẽ bòn rút đáng kể năng lượng tinh thần của bạn – nguồn năng lượng lẽ ra nên được sử dụng cho những việc khác.

Khi một người bạn làm được điều gì đó tuyệt vời, thì điều đó không ngăn bạn làm được một điều tuyệt vời khác. Thực tế là trong thành công, những con chim thường tụ lại thành bầy – vậy hãy kéo những người bạn chưa thành công của bạn sát lại gần hơn nữa.

Đừng bực bội với sự thành công. Hãy tạo ra và ăn mừng thành công ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và rồi sẽ đến lúc bạn thấy mình thành công.

Lời nói của bạn có sức mạnh, nhất là đối với bạn. Than vãn về các vấn đề luôn khiến bạn tồi tệ hơn chứ không tốt hơn được.

Vì vậy nếu có điều gì không hay xảy ra, đừng mất thời gian phàn nàn. Hãy đặt nguồn năng lượng tinh thần đó vào những hoàn cảnh tốt hơn.

Vậy sao phải lãng phí thời gian? Hãy giải quyết ngay bây giờ. Đừng nói về điều không hay nữa. Hãy nói về cách bạn làm mọi thứ tốt đẹp hơn, kể cả việc bạn chỉ độc thoại về điều đó.

Và hãy làm điều tương tự với bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Đừng chỉ đưa bờ vai cho họ dựa vào để khóc. Là bạn thì không để bạn bè than vãn; là bạn thì hãy giúp bạn bè khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.

Không ai thích bạn vì bộ quần áo, chiếc xe hơi, những gì bạn sở hữu, chức danh hoặc thành tích của bạn. Tất cả những thứ này đều chỉ là “các thứ”. Mọi người có thể thích các thứ của bạn – nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích bạn.

Mối quan hệ không dựa trên bản chất thì không phải là một mối quan hệ thực sự. Các mối quan hệ thực sự khiến bạn hạnh phúc hơn và bạn chỉ tạo được các mối quan hệ thực sự khi bạn ngừng gây ấn tượng và bắt đầu cố gắng là chính mình.

Và bạn sẽ có nhiều năng lượng tinh thần hơn để dành cho những người thực sự có ý nghĩa đối với cuộc đời bạn.

Hãy dành một giây mỗi tối trước khi tắt đèn và trong khoảnh khắc đó, hãy ngừng lo lắng về những điều bạn không có. Hãy đừng lo lắng về những thứ người khác có mà bạn không có.

Hãy nghĩ về những thứ bạn có. Bạn cần cảm thấy biết ơn vì nhiều thứ. Bạn cảm thấy khá tốt phải không?

Cảm thấy tốt hơn về bản thân là cách tốt nhất để sạc lại năng lượng của bạn.

Theo hoclamgiau.vn

Xem thêm bài viết kỹ năng sống Biến điểm yếu thành sức mạnh

====http://taynamkienthuc.blogspot.com/ Trích nguồn Internet