Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Người Nhật không dùng toilet chung với nhà tắm

Đối với nhiều khách du lịch khi đến Nhật, ấn tượng đầu tiên và khó phai nhất chính là... cái nhà vệ sinh (hay còn gọi là toilet). Người Nhật sạch sẽ thì cả thế giới đều biết, nhưng bước chân vào nhà vệ sinh ở Nhật Bản du khách vẫn phải trầm trồ, ngưỡng mộ vì chúng không khác gì chốn thiên đường để họ có thể yên tâm "trút bầu tâm sự".

Người Nhật quan niệm nhà vệ sinh là nơi chuyên nhận những chất bẩn, là nơi bài tiết; do đó cần tách riêng với khu vực tắm rửa – nơi luôn cần sạch sẽ. Đó là lý do, khi bạn ghé thăm nhà của bất cứ người Nhật nào, dù là căn hộ chật chội của người độc thân hay những ngôi biệt thự hoành tráng thì cả toilet và nhà tắm đều được tách biệt và ở hai khu vực hoàn toàn riêng biệt.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Nhà vệ sinh ở Nhật thường tách biệt với phòng tắm.

Không những thế, các bệ xí của Nhật đều được trang bị rất tối tân, hiện đại và hơn 80% gia đình Nhật đều sử dụng loại bệ xí này. Chúng có hệ thống sả nước, phun rửa, sưởi ấm tự động.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Các toilet ở đây đều có bảng điều khiển hiện đại.

Thậm chí, các toilet ở Nhật đều có cảm ứng để khi bạn đứng lên là nước tự sả và rửa; bạn không cần phải dùng đến giấy vệ sinh. Đó cũng là lý do mà các loại giấy vệ sinh ở Nhật đều rất mềm mỏng và mịn, tan cực nhanh trong nước. Và khi đi ra nước ngoài, một số người Nhật luôn cảm thấy khó hiểu khi các loại giấy vệ sinh ở nước khá dày và cứng.

Vì là một nơi rất thoải mái để "trút bầu tâm sự" nên người Nhật thường trang trí toilet khá cầu kì với cây cảnh, cờ quạt, kệ sách báo và nhiều vật dụng trang trí khác...

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Toilet của người Nhật như một căn phòng thu nhỏ.

Ngoài ra, trong các khu vực công cộng như sân bay, ga tàu điện, khu du lịch, trung tâm thương mại, còn có khu vệ sinh dùng để thay bỉm cho em bé, ghế ngồi cho em bé khi đợi mẹ đi vệ sinh, nơi trang điểm… Ở Nhật, người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ đều được ưu tiên. Vì vậy, có phòng vệ sinh riêng cho những đối tượng này. Khu vực này rộng rãi và nhiều thiết bị tiện nghi hơn.

Và những toilet tự động phát nhạc khi… đi nặng

Một điều mà có lẽ rất nhiều người từng “ngỡ ngàng” khi đến Nhật đó là các nhà vệ sinh hiện đại ở đây đều được trang bị hộp cảm biến tự động chơi nhạc.

Nguồn gốc của phát minh này là nhiều người Nhật ngại khi đi nặng sẽ phát ra những âm thanh mà “ai cũng biết là tiếng gì đó”. Khi người ngoài nghe được những âm thanh này thì khá bất lịch sự, nên lúc nào họ cũng phải bấm cái nút đó để phát ra âm thanh át đi những tiếng động nhạy cảm. Đặc biệt là phụ nữ Nhật họ luôn bấm nút này khi... đi nặng.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Tiếng nhạc du dương sẽ giúp người dùng át đi những âm thanh "nhạy cảm" khác.

Hộp cảm biến này có thể ở dạng cảm biến vân tay hoặc nút bấm để phát ra âm thanh lớn hoặc nhỏ tùy chế độ mà người dùng lựa chọn. Âm thanh phát ra có thể là tiếng nước chảy, tiếng chim hót hoặc tiếng nhạc du dương. Nó có thể diễn ra trong vài giây hoặc lâu hơn tùy bạn chọn chế độ.

"Khi mới đến Nhật, tôi từng rất bối rối khi vô tình chạm phải nút cảm ứng điều khiển trên toilet và tiếng nhạc như tiếng chim hót bắt đầu phát ra. Sau đó, tôi mới biết được hóa ra các nhà vệ sinh ở Nhật đều có nút cảm biến phát nhạc để tạo ra âm thanh nhằm át đi tiếng động khi bạn đi vệ sinh. Quả thật, khi vào nhà vệ sinh công cộng tại các trung tâm thương mại hay nhà ga, tôi đều nghe thấy âm thanh này phát ra từ các buồng vệ sinh bên cạnh. Người Nhật họ ý tứ và nhạy cảm đến vậy đó" - một sinh viên Việt Nam hiện đang sống tại Nhật chia sẻ.

Phàm là người, ai cũng phải có một nhu cầu cực kỳ căn bản của một sinh vật sống, ấy là đi cầu. Nhưng câu chuyện ở đây là cái nhu cầu ấy xảy ra vào lúc nào? Nếu ở nhà thì tiện quá, còn ở ngoài đường thì bạn chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài các khu WC công cộng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích nhà vệ sinh công cộng, nếu không muốn nói là chẳng ai thích cả. Có ai muốn phải an tọa lên cùng một cái bệ mà hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người khác đã từng ngồi? Chưa kể, tất cả chúng ta sẽ có mối quan ngại sâu sắc về vấn đề "an toàn vệ sinh", khi WC vốn là nơi quy tụ của vô vàn vi khuẩn.

Thế nên mỗi khi buộc phải "đi", nhiều người quyết định dùng đến nửa cuộn giấy chỉ để bọc lấy bệ ngồi, nhằm vớt vát một chút an tâm, đặng còn thoải mái... bung lụa.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Kiểu như thế này chẳng hạn

Tuy nhiên, cái sự an tâm nói trên chỉ là cảm giác cá nhân thôi. Việc trải giấy vệ sinh lên bệ ngồi của bồn cầu đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh là chẳng đem lại tác dụng gì.

Thậm chí theo Raymond Martin - giám đốc điều hành Hiệp hội Toilet Anh Quốc (BTA): "Đặt giấy vệ sinh lên bệ ngồi làm tăng diện tích tiếp xúc của vi khuẩn theo cấp số nhân, nên việc đặt giấy còn bẩn hơn không đặt".

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Chưa kể, giấy vệ sinh có khi bản thân nó đã chứa rất nhiều vi khuẩn rồi, nhất là khi nó được đặt trong cái nơi "thiên đường bẩn" như vậy nữa.

Điều này cũng dễ hiểu thôi. Theo Laura Bowater - giáo sư vi sinh vật tại ĐH East Anglia (Anh): "Người ta dùng tay lấy giấy, và nếu đôi tay đó không được sạch cho lắm, thì cơ hội là toàn bộ cuộn giấy cũng bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, do giấy vệ sinh thường đặt ngay cạnh bồn cầu, khi ta giật nước, vi khuẩn cũng vô tình tung bay và bám vào".

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Bản thân cuộn giấy vệ sinh cũng không sạch sẽ cho lắm

Vậy muốn đi sạch thì phải làm sao? Các chuyên gia đã đề xuất một phương án được đánh giá là rất sạch: đi vệ sinh "nổi" - hover, hoặc ngồi xổm với tư thế giống như tập squat.

Bowater cho biết: "Đi vệ sinh kiểu hover là cách đi sạch nhất". Đơn giản là vì vi khuẩn hay virus sẽ không có cơ hội tiếp xúc với chúng ta.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Đi vệ sinh kiểu hover (hoặc squat)

Hơn nữa, theo Bowater: "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn vi khuẩn trên bệ ngồi nhà vệ sinh đến từ da người chứ không phải từ chất thải của chúng ta". Vậy nên, "việc" đi theo cách này sẽ ngăn không cho ta tiếp xúc với vi khuẩn từ người khác, đồng thời cũng giúp không cho vi khuẩn từ người chúng ta truyền sang bệ ngồi toilet.

Và trên hết, việc đi cầu theo tư thế này cũng gần giống như ngồi xổm, tức là tư thế đi cầu "chuẩn" nhất.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Ngồi bệt, ruột sẽ bị căng quá mức, khiến ta "đi" không hiệu quả

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Còn ngồi xổm, chuyện đó không xảy ra

Vẫn còn một cách đi cầu khác cũng sạch không kém

Ở WC công cộng tại một số nước trên thế giới, người ta trang bị xà phòng lau rửa bồn cầu, để bạn lau qua bệ trước khi ngồi.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Martin cho biết: "Những hóa chất này là cần thiết. Nó cho phép người sử dụng lau qua bồn, qua đó tiêu diệt một lượng lớn vi khuẩn".

Nếu toilet bạn dùng không có, có thể tận dụng nước rửa tay. Dù là loại gì, bên trong cũng sẽ có một số chất diệt khuẩn nhất định. Các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn có thể mang theo mình một lọ nước diệt khuẩn mini để sử dụng mỗi khi bất khả kháng.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp, hãy luôn nhớ đóng nắp bồn cầu trước khi giật nước nhé. Rất nhiều thử nghiệm đã cho thấy chất thải khi giật nước có thể văng xa đến 5m đấy.

Cách đi vệ sinh không phát ra tiếng

Nguồn: Buzz Feed