Cách điều trị lợn bị tiêu chảy cấp

5 nguyên nhân tiêu chảy chủ yếu ở heo con và cách quản trị

Bệnh tiêu chảy ở heo con đang bú mẹ là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến heo, thường gây ra tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế trầm trọng. Sự hoành hành của bệnh tật do bệnh tiêu chảy heo con mãn tính và nhẹ là mối quan tâm về kinh tế do sự mất trọng lượng của heo con và rủi ro gây hại ruột thường xuyên. Có quy tắc ngón tay cái trước đây từ nghiên cứu cho thấy là một ngày heo con đang bú bị tiêu chảy sẽ bị chậm sinh trưởng đến trọng lượng lúc bán khoảng 5 ngày.

Bài tóm tắt lược dịch trong tạp chí wattagnet.com do cố vấn kỹ thuật chính E. Wayne Johnson biên soạn (12/2016) với tiêu đề “6 major piglet diarrhea causes and their management” viết về một loạt các nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và hiểu biết các nhân tố có dính líu sẽ giúp cho các nhà chăn nuôi kiểm soát nó. Nội dung tóm lược của bài viết được trình bày ở các phần dưới đây.

Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con

Sự nhiễm trùng đầu tiên ở ruột gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng bệnh tiêu chảy của heo con có thể do nhiễm virus toàn thân như hội chứng sinh sản và hô hấp của heo (PRRS), bệnh giả dại hoặc bệnh sốt heo cổ điển. Những điều kiện ảnh hưởng đến heo nái hoặc khả năng sản xuất sữa của nái có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy ở những heo con của những nái này. Có những quan hệ nhân quả phức tạp với cả hai nhân tố heo con và heo nái mẹ là phổ biến. Sản xuất sữa quá mức trong thời kỳ tiết sữa ít khi là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiêu chảy ở heo con, nhưng thiếu khả năng tiết sữa trong thời kỳ nuôi con thường xuyên gây ra bệnh tiêu chảy của heo con. Những heo con mới sinh tùy thuộc vào kháng thể của heo mẹ trong sữa đầu và sữa thường để kháng lại mầm bệnh. Những nguyên nhân thất bại trong thời kỳ tiết sữa bao gồm chứng táo bón của heo nái, những nái quá phụ thuộc vào điều kiện nuôi, nái dưới tối ưu cần loại và bệnh thiếu máu của nái do bị nhiễm trùng Haemoplasma” (Eperythrozoon) suis.

Cách điều trị lợn bị tiêu chảy cấp

1. Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng gây bệnh tiêu chảy nhẹ ở những heo con lớn hơn 5 ngày tuổi, không gây chảy máu nhưng có thể có màu bất kỳ như trắng, vàng, xanh hoặc nâu và thường thay đổi màu. Chẩn đoán bệnh bằng mô bệnh học, xét nghiệm phết kính niêm mạc hoặc bằng việc quan sát các kén hợp tử trong phân. Bệnh cầu trùng có thể được ngăn ngừa bằng thuốc trị cầu trùng toltrazuril đường uống vào ngày 5. Khử trùng với 1-2% sodium hypochlorite (NaOCl) sẽ vô hiệu kén hợp tử. Bệnh cầu trùng ít khi giết chết heo con nhưng gây hại cho ruột non.

2. Vi khuẩn Clostridium

Vi khuẩn Clostridium perfringens type C gây bệnh viêm ruột tơ huyết cấp tính dữ dội ở những heo con mới sinh cùng với phân đen hoặc có máu và có tỷ lệ chết cao nhanh chóng, nhưng thể mãn tính vẫn tồn tại. C. perfringens type A thì phổ biến hơn, xảy ra ở bất cứ tuổi nào và gây tiêu chảy nhẹ tương tự giống bệnh cầu trùng. Những heo con hồi phục từ bệnh tiêu chảy do Clostridium biểu hiện có mức sinh trưởng không đồng đều. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy do Clostridium được thực hiện bằng xét nghiệm xác chết, xét nghiệm phết kính mẫu ruột, mô bệnh học, xét nghiệm độc tố và nuôi cấy. Các vaccine cho heo nái tự sinh và thương mại là để ngăn ngừa bệnh. Ammoxicillin là thuốc được điều trị phổ biến cho heo con. Bacitracin ở liếu 250 ppm trong khẩu phần của thời kỳ tiết sữa và các chất sát trùng diệt bào tử sẽ làm giảm sự phơi nhiễm của heo con. Thiếu vitamin E hoặc Selen có thể khởi quá trình tiêu chảy do Clostridium. Clostridium difficile đang nổi lên như một bệnh viêm kết tràng dữ dội, đặc biệt ở nơi có sử dụng nhiều kháng sinh. Các vaccine kháng lại C. difficile vẫn đang được phát triển.   

3. Bệnh do E. coli

Escherichia coli vẫn đang thịnh hành như một nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con bất cứ tuổi nào, mặc dù hiệu lực của những vaccine mang lại kết quả từ giữa những năm 1980. Các kháng sinh có thể thích hợp cho sự kiểm soát trong tình trạng khẩn cấp, nhưng E. coli phát triển nhanh chóng sức đề kháng dưới mức sử dụng kháng sinh thông thường. Một số E. coli đề kháng có thể xuyên qua ruột đến não và các cơ quan của heo bị tiêu chảy. Chủng ngừa heo nái với 4 chủng (K88, K99, 987p, F41) hoặc vaccine tự sinh autogenous kiểm soát bệnh E. coli.

4. Rotavirus

Rotavirus điển hình gây tiêu chảy nhẹ và làm mòn cùn lông nhung ruột ở những heo từ 10 đến 14 ngày tuổi hoặc có tuổi lớn hơn. Lạnh là nhân tố làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Rotavirus được chẩn đoán bằng mô bệnh học, nhưng hiện có các phương pháp PCR và bộ kit. Cũng có những vaccine cho bệnh này, nhưng nói chung bệnh này được kiểm soát bằng thông tin phản hồi từ phân ở những heo tiêu chảy cho đến những heo nái 2 – 3 tuần trước khi đẻ và bằng cách duy trì heo con trong điều kiện ấm và khô.

5. Virus corona (Coronaviruses)

Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm (TGE) và virus gây dịch tiêu chảy (PED) của heo là những bệnh tương tự gây ra do alpha-coronaviruses không cùng họ mà chúng làm hư hại tế bào hấp thu của các lông nhung ở ruột. Tất cả tuổi heo đều nhạy cảm và khi bị nhiễm tỷ lệ chết có thể cao ở những heo con. Thể mãn tính có thể gây ra những thiệt hại cho heo con trong nhiều tháng, tại những nơi mà miễn dịch của heo nái thấp và vệ sinh kém. Virus PED đã được báo cáo ở Anh năm 1977, ở Canada 1098 và sau đó kéo sang châu Âu và châu Á. Các thể virus PED độc lực cao nổi lên vào năm 2010. Virus PED biến đổi nhanh chóng và tồn tại các biến thể cụm riêng về miễn dịch học. Bệnh TGE gây ra tỷ lệ chết dữ dội hơn là do virus PED nhưng ít khi được chẩn đoán sớm trong khi virus PED lại quá phổ biến. Thời tiết mùa đông lạnh giúp lan rộng virus PED và TGE, nhưng cả hai có thể xuất hiện quanh năm. Chẩn đoán có thể được thực hiện bằng xét nghiệm xác chết, mô bệnh học, PCR và những kit đơn giản.   

Các chất điện giải theo đường uống hay tiêm trong màng bụng hỗ trợ cho heo và kháng sinh có thể hữu dụng cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn thứ phát, nhưng những xử lý về TGE và virus PED đang không chứng minh đầy đủ. Sự miễn dịch có thể bảo vệ heo con đem lại từ những nái có từ 2-3 tuần sau khi phơi nhiễm đường miệng với virus PED hoặc TGE, sự phản hồi của nái đến các chất liệu ở ruột và phân từ những heo ở giai đoạn sớm của bệnh được sử dụng phổ biến cho sự kiểm soát. Virus PED có thể được truyền bởi sữa của nái và một sự tổng phản hồi trong đàn của các nái thường dẫn đến dấu kiểm cộng về tỷ lệ chết của heo con. Mặt khác, thất bại do miễn dịch toàn đàn thường dẫn đến những thiệt hại dai dẳng từ những thể mãn tính kéo dài. Virus PED và bệnh sốt heo cổ điển (CSF) thường là những nguyên nhân gây tiêu chảy xảy ra đồng thời ở những vùng dịch CSF và những thiệt hại heo con rất cao có thể xuất phát từ phản hồi của virus CSF với các nái trong những tình huống như thế.

Kiểm soát bệnh tiêu chảy heo con

Kiểm soát chung heo con bị tiêu chảy bao gồm sự vệ sinh và quản lý sinh sản cùng vào cùng ra tốt. Chủng ngừa để kiểm soát E. coli. Giảm sử dụng kháng sinh theo lệ thường. Thực hành vệ sinh phải gồm sử dụng chất kiềm làm sạch (chú ý bảo vệ mắt) để loại bỏ các màng sinh học, theo sau đó bằng chất sát trùng đặc trưng có hiệu quả mạnh. Giữ heo con ấm, khô và không bị gió lùa. Các biện pháp  thực hành an toàn sinh học bao gồm vệ sinh các xe chuyên chở, cách ly những vật nhân giống vào trại và những sự thay đổi bảo hộ quần áo và dày dép. Chẩn đoán bệnh có vai trò quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh của heo và là bước đầu tiên để hiểu biết những phương tiện nào là thích hợp.

Nhận xét và ứng dụng

Bệnh tiêu chảy của heo con đang bú sữa mẹ do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng những nguyên nhân chủ yếu như bài báo đã dẫn, có thể được chia ra làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu là từ sức khỏe sinh sản của heo nái mẹ, môi trường nuôi heo con bị nhiễm những vi trùng gây bệnh tiêu chảy heo con và tình trạng nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái và heo con. Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi heo sinh sản là yếu tố then chốt để giảm thiệt hại do bệnh tiêu chảy heo con đang trong thời kỳ bú sữa mẹ.

Khi heo con bị tiêu chảy mà nguyên nhân được xác định do bị nhiễm cầu trùng hay vi khuẩn bệnh E. coli, Salmonella cần phải sử dụng ngay kháng sinh thích hợp để diệt mầm bệnh nhằm giảm thiệt hại về sinh trưởng và tỷ lệ chết. Nếu heo con bị nhiễm bệnh cầu trùng trong ruột heo có thể sử dụng chế phẩm Vicox-Toltra susp của Vemedim, chỉ cần cho heo con 3-5 ngày tuổi uống liều duy nhất 0,5 ml/con và nếu heo con trên 1 tuần tuổi chỉ uống liều duy nhất 1 ml/con. Nếu heo con theo mẹ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn E. coli hay Salmonella có thể sử dụng những loại thuốc chuyên trị cho heo con theo mẹ của Vemedim, ví dụ như thuốc Coxin chỉ cần cho heo con uống liều tùy theo thể trọng heo trong 3 ngày theo hướng dẫn được ghi chi tiết trên bao bì sản phẩm.    

PGS Bùi Xuân Mến

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim

  • Kiểm soát tiêu chảy
  • tiêu chảy trên heo
  • tiêu chảy sau cai sữa

1. Nguyên nhân bệnh Bệnh gây ra do virus PED tấn công vào hệ nhung mao thành ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và gây mất nước, lợn bị tiêu chảy, đặc biệt lợn con thường bị tiêu chảy cấp tính và chết nhanh. Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn. Bệnh thường xảy ra với lợn nuôi ở chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn, lợn con chưa được tiêm sắt, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ. Virus PED tồn tại lâu trong môi trường và chất thải chăn nuôi nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng. Vì vậy, công tác vệ sinh và khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi là khâu rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh này.

2. Cách lây lan

Bệnh lây lan và phát dịch nhanh chóng, bệnh lây trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe (qua phân, dịch tiết…) và lây lan gián tiếp qua phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán lợn tại trại, qua thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus PED tăng lên nhanh ở ruột non, ăn mòn lớp nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, lợn không tiêu hóa được thức ăn, gây nôn mửa và tiêu chảy. Lợn con bị bệnh do sữa chưa tiêu nên phân và dịch nôn có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc đậm. Sau khi virus xâm nhập vào sau 18-24 giờ đã có biểu hiện lâm sàng trên đàn lợn.
Cách điều trị lợn bị tiêu chảy cấp
Lợn con bị bệnh tiêu chảy cấp, phân màu vàng do sữa không được tiêu hóa.
Ảnh :.khuyennongvn.gov.vn

3. Triệu chứng lâm sàng Lợn con bị bệnh tiêu chảy cấp, phân màu vàng do sữa không được tiêu hóa Lợn con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú. Lợn con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Lợn có hiện tượng nôn mửa do sữa không tiêu, con vật bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên bụng lợn mẹ. Bệnh lây lan nhanh chóng trong đàn. Bệnh gây ra do virus nên điều trị kháng sinh không khỏi. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi và gây hiện tượng lưu cữu mầm bệnh trong đất, nước và khu vực chăn nuôi.

4. Chẩn đoán

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như: lợn con tiêu chảy cấp tính, phân loãng màu vàng, tanh, có sữa không tiêu, bệnh lây lan nhanh trong đàn với tỷ lệ chết cao (với lợn con <5 ngày tuổi, tỉ lệ chết đến 100%). Lợn con gầy nhanh do mất nước, lợn con thích nằm lên bụng lợn mẹ. Đã điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả, bệnh dễ nhầm với bệnh viêm dà dày ruột truyền nhiềm (TGE) và bệnh do cầu trùng Cocidiosis. Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán huyết thanh học, dùng Test kiểm tra nhanh phát hiện mầm bệnh.
Cách điều trị lợn bị tiêu chảy cấp
Test kiểm tra nhanh phát hiện mầm bệnh tiêu chảy cấp do PED.
Ảnh :khuyennongvn.gov.vn
- Phân biệt các bệnh: + Quá trình lây lan nhanh trong đàn có thể là do PED, TGE…; lây lan chậm có thể là do E.coli, Cocidiosis… + Bệnh do PED thường ở mọi lứa tuổi; TGE thường trong 20 ngày tuổi đầu tiên, Cocidiosis thường sau 1 tuần tuổi. + Tỉ lệ bệnh, chết: Bệnh gây chết nhiều, nhanh, điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu mà không có kết quả có thể là bệnh PED, TGE. Bệnh do E.coli, Cocidiosis… điều trị bằng kháng sinh và thuốc trị cầu trùng đặc hiệu là khỏi. 5. Phòng bệnh - Lợn mẹ: tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin (bao gồm vắcxin PED) - Lợn con: tiêm sắt - Chuồng trại: Giữ chuồng ấm, khô, sạch - Chống mất nước: Cho lợn uống chất điện giải hoặc tiêm xoang bụng dung dịch glucoza, nước muối sinh lý, lactat… - Giảm nhu động ruột bằng cho uống nước lá chat (lá ổi hoặc trà bắc và vài lát gừng) hoặc tiêm Atropin. - Cân bằng tập đoàn vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung men tiêu hóa. - Tùy nguy cơ bệnh kế phát có thể: Cho thuốc chống cầu trùng: Anticoc, Baycoc... hoặc cho uống thuốc kháng khuẩn đường ruột: Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Colistin, Enronofloxacin, Oxytetrcyclin...

6. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học

- Đảm bảo cách ly: + Chuồng trại có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe mua lợn  không được vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định. + Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại, đặc biệt là các xe và người mua lợn, có thể mang mầm bệnh từ các nơi khác đến, đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh. + Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển phải được rửa, sát trùng, để khô mới được vận chuyển tiếp. + Có chuồng nuôi cách ly khu nuôi lợn mới nhập và khu bán lợn. - Thường xuyên vệ sinh, khử trùng trong chuồng nuôi, môi trường xung quanh, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, quản lý tốt chất thải chăn nuôi. - Thực hiện phương pháp chăn nuôi “Cùng vào, cùng ra”. - Không nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm chung trại hoặc nuôi lợn nái nuôi con cùng chuồng nuôi lợn ở các lứa tuổi. - Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiêu độc sát trùng, diệt côn trùng gặm nhấm… - Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và chuồng lợn con.

- Lợn mẹ trong thời gian mang thai nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bào thai, nuôi đúng kỹ thuật.

Theo : khuyennongvn.gov.vn

  • lợn con
  • nuôi lợn
  • tiêu chảy