Cách đối phó sống trong môi trường công sở phe phải

Ở đâu cũng có người tốt – kẻ xấu, chốn công sở cũng vậy. Nếu không muốn trở thành nạn nhân của những kẻ xấu chỉ chực chờ hạ bệ mình, hãy cẩn thận với 5 “chiêu bẩn” thường thấy chốn công sở sau đây nhé!

Miệng lưỡi thế gian – Đặt điều nói xấu

Tại chốn công sở, bên cạnh những đồng nghiệp dễ thương và tốt tính thì cũng không ít những đồng nghiệp “hai mặt”, xấu tính xấu nết. Ngoài mặt, họ thể hiện sự thân thiết, gọi chị xưng em với bạn nhưng đằng sau lại quay ngoắt 180 độ, lời ra tiếng vào về chính bạn lúc nào không hay. Thậm chí, họ còn đặt điều nói xấu bạn lên cấp trên và đồng nghiệp nhằm mục đích hạ thấp sự tín nhiệm của bạn.

Để né tránh thị phi này, sách lược đầu tiên là hãy luôn sống chân thành với tất cả mọi người. Và bạn tuyệt nhiên đừng chia sẻ mọi chuyện riêng tư như lương thưởng, phúc lợi,… với các đồng nghiệp của mình. Vì chỉ cần một chút khác biệt nhỏ cũng khiến “tâm tư” người khác dậy sóng mà bạn không thể lường trước được. 

Bên cạnh đó,hãy cố gắng giữ hòa khí nơi công sở, đừng quá tỏ ra thân thiết với một người mà lại xa cách với tất cả những người còn lại. Khi đó, bạn đừng thắc mắc tại sao mọi kế hoạch bạn đề ra lại bị mọi người phản đối nhé. 

Chia bè kết phái – Cô lập đồng nghiệp

Chuyện “chia bè kết phái” nơi công sở khắc nghiệt không kém như việc “tranh sủng hậu cung” thời xưa. Đặc biệt là khi bạn là nhân viên mới thì khó lòng tránh khỏi việc khó xử khi quyết định theo phe bên nào và đối đầu với phe bên nào. Theo phe bên A thì bên B đâm chọt, cô lập ngay khi có cơ hội mà theo bên B thì bên A nói ra nói vào, rì rào to nhỏ chuyện bạn cả ngày.

Bạn không thể dành cả ngày đi làm chỉ để phân tích, dự báo tình hình “mưa bão” văn phòng, để lựa chọn phe phái tham gia. Chẳng có ai thích một nhân viên hay đồng nghiệp chỉ biết chạy theo những người đang được “đắc sủng”. Thượng sách cho tình huống này là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Chỉ cần bạn luôn giữ một thái độ sống đúng mực, chân thật với tất cả mọi người thì dù có chuyện thị phi gì sẽ không ảnh hưởng đến bạn. 

Tình ngay lý gian – Tâm điểm dư luận 

Công sở là nơi hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện có thể phóng đại lên gấp nhiều lần. Đặc biệt là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Đây là vấn đề đặc biệt nhạy cảm khi sếp hiện tại của bạn thuộc giới tính nam, ga lăng và lịch sự. Dù sự thật bạn và sếp chẳng có gì nhưng sự hợp ý trong cách nói chuyện và làm việc giữa bạn với sếp đôi lúc khiến những đồng nghiệp bắt đầu tò mò và soi mói. 

Chẳng mấy chốc, bạn sẽ thành tâm điểm dư luận khi vướng phải tin đồn “cặp kè” với sếp để thăng tiến. Khi đó, cho dù bạn có được thăng chức hay khen thưởng vì năng lực tốt thì mọi người vẫn không hề công nhận. Không ít lời dị nghị cho rằng bạn không vươn lên bằng thực lực của mình mà chỉ dựa dẫm vào “cây cao bóng cả”. Do đó, hãy cố gắng giữ khoảng cách cần thiết với sếp, tránh tình trạng oan uổng không đáng có nhé.

Mượn gió bẻ măng – Mưu hèn kế bẩn

Ở chốn công sở, bạn sẽ gặp không ít trường hợp đồng nghiệp vì ganh ghét năng lực đối phương, cảm giác người khác sắp đe dọa vị trí của họ mà không ngần ngại “mượn gió bẻ măng” cũng như “đâm sau lưng”. Nhẹ thì chỉ là nói xấu, lôi chuyện gia đình, bằng cấp hoặc cá tính ra để kể. Nặng hơn thì họ có thể dùng “tiểu xảo” về chuyên môn để đổ lỗi cho bạn trong công việc, rình mò những sai sót của bạn để báo cáo với cấp trên.

Một số đồng nghiệp “cao tay” hơn là họ lợi dụng niềm tin và sự không đề phòng của bạn để đưa thông tin sai tới khách hàng hoặc sếp. Mục đích của những chiêu trò này là nhằm hạ bệ hoặc thậm chí khiến bạn phải nghỉ việc ngay lập tức. Do đó, khi đã làm việc nơi công sở, trong bất kỳ công việc nào, bạn cũng cần rõ ràng và tự mình kiểm soát. Mọi thông tin cần được xác nhận với sếp trực tiếp của bạn, chứ không qua bất kỳ một trung gian nào. Đừng tin tưởng quá vào đồng nghiệp mà bị đâm lén lúc nào không hay.

Thính độc công sở – Bà tám sở trường

Tình công sở luôn là điều không thể tránh khỏi khi bạn tiếp xúc với hàng chục, có khi là hàng trăm đồng nghiệp khác giới suốt 8 – 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Vô vàn loại thính bạn sẽ gặp phải và nó vô tình trở thành chuyện bàn tán sôi nổi của các bà tám công sở. Đặc biệt là những loại thính độc, các chàng trai không còn độc thân nhưng lại suốt ngày ve vãn bạn.

Dù bạn chẳng hề đớp thính nhưng không thể tránh khỏi những câu chuyện đươc thêu dệt nên từ các bà tám như cuộc tình vụng trộm chớp nhoáng. Điều này tưởng chẳng có gì nhưng thật sự sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá, tín nhiệm của cấp trên dành cho bạn. Không một người sếp nào muốn nhân viên của mình vướng phải lùm xùm vào các câu chuyện tình cảm. Đừng để đánh mất sự nghiệp chỉ vì những thính độc không đáng có. Do đó, hãy cố gắng tránh xa và giữ khoảng cách tuyệt đối với mọi loại thính độc chốn công sở nhé.

Trên đây là 5 “chiêu bẩn” nơi công sở mà bạn bắt buộc phải đề phòng nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chúc bạn nắm vững bí kíp này và thành công trong sự nghiệp của bản thân!

>>> Xem thêm: Chọn lối sống “an toàn” chốn công sở: Là khôn ngoan hay dại khờ? 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Môi trường làm việc tưởng như bình yên, ấm áp tình đồng nghiệp ấy... lại không hề "yên ả" như mọi người vẫn tưởng. Phía sau đó là vô vàn những cơn “sóng ngầm” yêu ghét, đấu đá nhau chỉ vì lợi ích.

Xung đột lợi ích... kéo bè phái

Có cả ngàn lẻ một lý do để xảy ra xung đột giữa chốn công sở, đôi khi chỉ từ những chuyện rất đơn giản và nhỏ nhặt. Nhưng âu cũng quy lại vì hai chữ "Lợi ích". Trong cơ quan, mọi quyền hành lẫn quyền lợi đều do sếp quyết định, vì thế nhân viên nào cũng muốn được lòng sếp.

Ảnh minh họa

Do đặc thù công việc của cơ quan, nên phòng kinh doanh của Lương có 20 người, nhưng cũng khá phức tạp vì ai cũng muốn lấy lòng trưởng phòng. Họ cạnh tranh, nói xấu nhau nhưng lại thi nhau "rót" những lời đường mật để vui lòng sếp. Đó còn chưa kể đến chỉ với 20 người nhưng cũng chia đủ thành... 5 hội. Nào là hội “độc thân”, hội “nhậu”, hội “bà mẹ”... Họ bè cánh và dè bửu lẫn nhau. Hết thảy cũng vì quyền lợi của một nhóm người và vì cá nhân nào đó.

Lại câu chuyện về Lương, có người thấy Lương làm được việc, sợ sếp khen nên làm nhụt tinh thần bằng những câu châm chọc "Có làm thế, đến làm nữa cũng vậy thôi. Cuối tháng lương vẫn thấp và tiền thưởng cuối năm vẫn đứng sau người ngồi mát ăn bát vàng". Mặc kệ, ai nói gì thì nói, Lương cứ làm phần việc được giao, không a dua với bất cứ ai.

Sau một thời gian chăm chỉ làm việc, Lương được sếp tin tưởng và yêu quý. Sếp Lương vốn là người thẳng thắn, nghiêm khắc nên không phải cứ dùng lời đường mật là sếp xiêu lòng. Vì "tội" được sếp quý mà các thành viên trong các nhóm nhìn Lương với con mắt khác thường. Lương bị tẩy chay... và rồi ở chốn công sở ấy, những người tốt như Lương luôn phải chịu thiệt thòi.

“Bốc thuốc” trị bệnh bè cánh

Ở công sở, mỗi người một tính cách, bạn không thể là người được lòng hết thảy tất cả vì thế đừng vì một vài lời đố kỵ mà ảnh hưởng đến mục tiêu của mình. Điều quan trọng nhât chính là công việc. Nếu biết bỏ ngoài tai những điều vụn vặt, chăm chỉ hoàn thành công việc và thân thiện với mọi người, chắc chắn khó ai có thể kiếm chuyện được với bạn.

Khi công sở là mái ấm

Bên cạnh đó, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người là cách tốt khiến bạn không lẻ loi giữa tập thể nhưng để tồn tại được trong môi trường nhiều bè phái, tinh thần ấy chưa đủ để bạn đứng vững. Bạn cần thể hiện bản lĩnh của mình. Bản lĩnh ấy được thể hiện trước tiên ở năng lực làm việc, sự nhiệt tình và hoàn thành tốt mọi việc được giao cũng chính là cách tạo lòng tin cho sếp và đồng nghiệp.

Ngoài ra, để thoát khỏi những cuộc chiến bè phái thì tốt nhất không nên lấy lòng ai, càng không nói xấu ai, cần tỏ rõ thái độ, lập trường của mình trước mọi vấn đề. Có thể ban đầu, bạn sẽ bị phản ứng nhưng rồi sự thật sẽ chứng minh tất cả, những người chân chính sẽ yêu mến và tin tưởng bạn. Nếu không may bạn sống trong môi trường nhiều bè phái thì càng vui vẻ đón nhận như sự tất yếu trong cuộc sống. Bạn hãy lấy động lực và hiệu quả trong công việc là niềm vui của mình

Theo Tầm nhìn

Ở công ty, bạn sẽ phải tiếp xúc, làm việc với nhiều kiểu người khác nhau. Chắc hẳn sẽ có một số kiểu đồng nghiệp gây khó chịu, phiền nhiễu và là mối đe dọa cho sự nghiệp của bạn. Đặc biệt là kiểu người hay tự ái trong công việc. Vậy làm thế nào để nhận biết và “đối phó” với kiều đồng nghiệp này? Trong bài viết dưới đây JobsGO sẽ cùng bạn thảo luận về cách đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc. 

Dấu hiệu nhận biết một người tự ái trong công việc 

Dấu hiệu nhận biết một người tự ái trong công việc 

Lòng tự ái được định nghĩa là “ cảm giác tự trọng quá lớn” kết hợp với sự thiếu đồng cảm với mọi người xung quanh. Một người có lòng tự ái lớn là người dễ tổn thương, họ luôn muốn mình trở thành trung tâm, là người được quan tâm và chú ý nhiều nhất mà không để ý tới cảm nhận của người khác. Ở nơi làm việc, một đồng nghiệp có tính tự ái cao sẽ gây ra nhiều phiến phức, khó hòa nhập thậm chí là ác cảm với người khác.

Đặc biệt, khi làm việc với một người sếp có tính tự ái cao, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối hơn hẳn. Dưới đây là một vài dấu hiệu điển hình nhận biết đồng nghiệp có tính tự ái cao trong công việc: 

Họ không quan tâm đến quan điểm và cảm nhận của người khác, luôn cho rằng mình đúng

Người tự ái hay còn gọi là ái kỷ có xu hướng yêu bản thân thái quá và tự coi họ là trung tâm. Họ tỏ ra ít quan tâm và tôn trọng quan điểm của người khác. Thay vào đó, họ cho rằng ý kiến của họ là tuyệt vời, quan trọng nhất. Họ luôn muốn trở thành trung tâm của mọi cuộc họp, trở thành người được chú ý nhiều nhất trong mọi sự kiện.

Khi một người sếp có tính ái kỷ cao, họ luôn nói về thành tựu, ý tưởng của họ một cách đặc biệt và cố tỏ ra “quyền lực”. Ngược lại, khi nói về thành tựu của nhân viên, họ sẽ tỏ ra xem thường, không quan tâm. 

Luôn tự ý đưa ra quyết định 

Luôn tự ý đưa ra quyết định

Người có tính tự ái cao luôn tự đưa ra quyết định mà không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp cùng nhóm. Họ luôn bác bỏ ý kiến đóng góp của các thành viên một cách tiêu cực thay vì góp ý và cùng phát triển. 

Thích kiểm soát và luôn đổ lỗi cho người khác 

Người ái kỷ thích kiểm soát và thao túng tâm lý người khác. Ai khi mới gặp kiểu người này cũng có thể bị lôi cuốn, thuyết phục. Tuy nhiên một thời gian sau, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ một việc không vừa lòng, họ sẽ tỏ ra khó chịu, đổ hết lỗi lầm cho bạn thậm chí dùng những lời lẽ không hay để nói về bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy bản thân thật xấu xa và vô dụng còn họ chỉ là kẻ đáng thương.

Họ không chấp nhận lời phê bình

Người có lòng tự ái cao luôn cho rằng bản thân là người giỏi nhất. Khi mắc sai lầm và được góp ý, họ chỉ biết đổ lỗi, giận dỗi vô cớ mà không chấp nhận lỗi sai của bản thân. Làm việc nhóm với kiểu người này sẽ khiến bạn gặp khó khăn và trở ngại vì họ không  nghĩ cho tập thể mà chỉ quan tâm đến bản thân. 

👉 Xem thêm: [Góc công sở] Bỏ túi cách đối phó với kẻ bắt nạt nơi công sở

Họ không chấp nhận lời phê bình

Tính tự ái và tính tự trọng hoàn toàn khác nhau 

Tự ái và tự trọng là hai kiểu tính cách phản ánh tâm lý tương đối phức tạp, khó đoán và dễ bị nhầm lẫn. Do đó chúng ta nên tỉnh táo để nhận biết sự khác biệt giữa tính tự trọng và tự ái.

“Tự ái” là tính cách thể hiện sự tự tôn thái quá đến nỗi chỉ nghĩ cho bản thân. Người dễ tự ái có xu hướng bất hợp tác, khó chịu khi cảm thấy bị chỉ trích hoặc bị coi thường. Một số người có phản ứng thái quá còn nghĩ cách trả đũa người đã đánh giá thấp mình. Người có tính ái kỷ là người sống phụ thuộc vào cảm xúc. Tâm lý “tự ái” rất gần với tâm lý “nhạy cảm”.

Ngược lại “Tự trọng” là tính cách thể hiện sự trân trọng bản thân và có ý thức giữ gìn giá trị, danh dự của chính họ. Cho dù người xung quanh có thái độ gì cũng không thể ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như cá tính của người có tính tự trọng cao. Họ là người giỏi trong việc kiểm soát cảm xúc hay còn gọi là người sống độc lập về cảm xúc.

Tâm lý “tự trọng” khác tâm lý “ái kỷ” ở chỗ người tự trọng biết lắng nghe có chọn lọc và cởi mở để thay đổi trong khi tâm lý “tự ái” luôn coi mình là đúng nhất, là giỏi nhất, kiêu ngạo và không xem trọng quan điểm của người khác. 

Tính tự ái và tính tự trọng hoàn toàn khác nhau 

Cách thức đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái 

Làm việc với đồng nghiệp có tính ái kỷ dễ gây khó khăn và phiền nhiễu cho bạn. Vậy làm sao để đối mặt với vấn đề này?

Ghi lại mọi công việc bằng văn bản 

Kinh nghiệm đầu tiên khi làm việc với người có tính tự ái cao là tất cả mọi thứ trong công việc đều phải chốt lại bằng giấy trắng mực đen. Mỗi đầu việc, mỗi email bạn đều nên ghi chép lại hoặc lưu lại để mỗi lần muốn tra cứu lại là được ngay. Những việc gì trao đổi trực tiếp hoặc qua nói chuyện điện thoại thì sau khi bàn bạc xong bạn phải gửi email hoặc tin nhắn xác nhận lại với đối phương. Ghi lại mọi việc cẩn thận, rõ ràng để hai bên hiểu rõ ý nhau cũng như nắm rõ toàn bộ quy trình làm việc. Bên cạnh đó, việc ghi chép cẩn thận tất cả đầu việc, email. lời nói còn là bằng chứng bảo vệ bạn trong công việc. Khi làm việc với người có tính tự ái cao họ luôn bảo vệ ý kiến của mình và đổ lỗi cho người khác, chính vì vậy khi mọi thứ rõ ràng bạn sẽ được bảo vệ. 

👉 Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?

Cách thức đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái

Cẩn trọng với đồng nghiệp và đừng kể quá nhiều chuyện riêng

Mẹo thứ hai là luôn cẩn trọng với đồng nghiệp có lòng tự ái cao. Đối với kiểu đồng nghiệp như vậy, bạn không nên chia sẻ hết tâm tư tình cảm hay chuyện riêng với họ. Chỉ cần một lần lỡ lời kể chuyện cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối.

Khi đã đến công ty làm việc, bạn nên giữ mọi chuyện ở giới hạn công việc. Ở đâu làm việc đó, bạn không nên tâm sự chuyện đời tư với đồng nghiệp. 

Tránh những cuộc tranh cãi không cần thiết 

Đôi khi trong công việc, người có tình tự ái cao sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và bực bội. Nhưng trong môi trường công sở, bạn nên tỏ ra chuyên nghiệp nhất có thể bằng cách không tranh chấp hay để ý quá nhiều những việc ngoài lề. Thay vào đó bạn hãy tập trung hoàn thành tốt công việc của mình và trở thành người giỏi hơn họ. Khi đó họ có thể ngước lên nhìn bạn mà thôi. 

Đừng chịu đựng một mình 

Khi bạn bị chỉ trích hay bị đổ lỗi vô cớ từ đồng nghiệp có tính tự ái cao quá nhiều lần, đừng chỉ lờ đi hay chịu đựng một mình. Bởi bạn càng làm vậy, họ càng lấn tới và có những hành vi xấu với bạn. Hãy nói điều này và để mọi người xung quanh nhận ra vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng chịu đựng một mình 

Khi người có tính tự ái thấy rằng mọi người xung quanh đang mất niềm tin vào khả năng của họ, rằng họ không còn được tôn trọng hay ngưỡng mộ nữa; lúc đó, họ mới thật sự nhận ra và thay đổi.

Ngoài chuyện tập trung vào công việc thật tốt, khi đi làm ai cũng phải tiếp xúc và đối mặt với nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau. Bạn cần tỉnh táo và luôn tỏ ra chuyên nghiệp khi đối mặt với kiểu đồng nghiệp khó ưa. Bài viết trên là chia sẻ của JobsGO về vấn đề cách để đối phó với người tự ái trong công việc. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề này.

Đừng quên truy cập vào JobsGO mỗi ngày, để tìm đọc thêm câu chuyện chốn công sở, chuyện đi làm, cách làm việc hiệu quả,…

👉 Xem thêm: Netizen Việt “dạy” bạn cách “sống sót chốn công sở”

Video liên quan

Chủ đề