Cách ghi sổ đăng ký cá biệt thư viện

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ

THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

I- ĐĂNG KÝ SÁCH

+ Sổ tổng quát kho thư viện:

Quy định chung cho cả 3 phần của sổ: Ngày ghi sổ viết thường, tháng viết chữ số Ả rập, năm viết thường:

Ví dụ: 26.XI.2007

- Phần I Nhập kho: Mỗi chứng từ ghi 1 dòng. Sau ngày vào sổ là cột số thứ tự được đánh liên tục không phân biệt năm vào sổ chính là số vào sổ tổng quát khi sử dụng đưa vào sổ Đăng ký cá biệt SNV- STK.

Chú ý: Không đưa tranh ảnh bản đồ, băng đĩa vào sổ này và Sổ ĐKCB STK

- Phần II Xuất kho: Cột Số và ngày chứng từ là Số và ngày của biên bản xuất kho sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt kèm theo danh mục sách xuát kho với lý do xuất

- Phần III Kiểm kê hàng năm: Để tiện theo dõi: Dòng Hiện còn đến..../..../ 200..nên dùng bút màu đỏ

+ Sổ Đăng ký SGK:

- Ghi tên sách vào phần tên sách góc trái trên sổ: Vật lý 8 / Tập 1

- Ghi ký hiệu phân loại vào góc trên bên phải phần kiểm kê: 53(075)

- Sách cùng năm Xuất bản ghi chung 1 dòng số thứ tự đánh liên tục

Ví dụ: có 15 cuốn Vật lý 8 có 2 năm xuất bản khác nhau ta ghi cột số thứ tự như sau:

Dòng1: Sau ngày tháng: 1-10 năm xuất bản 2005

Dòng2: Sau ngày tháng: 11-15 năm xuất bản 2006

Chữ M,C là chữ viết tắt Mất,Còn khi kiểm kê

Chú ý: Riêng SGK mỗi tên sách và Tập của tên sách đó có 01 cuốn mang số thứ tự 01 khi đăng ký vào sổ và sử lý nghiệp vụ trên cuốn sách đó

+ Sổ ĐKCBiệt: Chỉ dùng cho SNV và STK

- Số thứ tự là số ghi trên sách được đánh liên tục từ cuốn1 đến cuốn cuối cùng.Mỗi cuốn chỉ ghi 01 dòng không xuống dòng thứ 02. Tên tác giả viết trước bằng chữ in hoa sau gạch ngang tên sách viết chữ thường. Đối với sách có từ 1-2 tác giả phải ghi đủ, tên sách dài có thể lược bớt nhưng vẫn đảm bảo đọc hiểu được, Sách có 03 tác giả trở lên chỉ ghi tên 1tác giả đầu và ba chấm sau gạch ngang là tên sách

- Ví dụ: Cuốn sách : Cuộc chiến tranh du kích của đồng bào ta trong hai cuộc kháng chiến

- NGUYỄN ANH, TRẦN ĐỘ Cuộc chiến tranh du kích.......kháng chiến

- Sách có nhiều bản giống nhau thì các dòng dưới chỉ đánh số thứ tự và không cần viết lại mà thay bằng chữ

- Nơi xuất bản và Nhà xuất bản ghi như phần mô tả nêu trên

- Cột Môn loại ghi ký hiệu phân loại theo các môn loại lớn (Chữ số đầu tiên của môn loại Sách thiếu nhi ghi ĐV)

Ví dụ: Để học tốt Vật lý 9 môn loại là 53 ta chỉ ghi 5 ở cột môn loại

- Cột Số vào sổ tổng quát: Là số thứ tự vào sổ tổng quát khi nhập sách

+ Sổ mượn SGV SHS

- Ghi đầy đủ họ tên người mượn, tên sách, Số ĐKCB đánh dấu X vào cột phân loại với từng loại sách tương ứng không ghi số lượng (Trừ trường hợp GVCN mượn cho lớp đối với các trường có sách Plan) ghi rõ ngày mượn , ngày trả và ký mượn trả trong trường hợp 1 người mượn nhiều sách cán bộ thư viện đánh dấu

III VIẾT PHÍCH THƯ VIỆN

1-Mô tả theo tên sách:

Tên sách/ Tác giả1, Tác giả 2, Tác giả3 .- Lần xuất bản .- Nơi xuất bản : Tên nhà xuất bản , Năm xuất bản .- Số trang; Khổ sách

Chú ý: Viết liền nhau từ dòng kẻ thứ 2 từ trái sang phải trong ô thứ nhất đến hết xuống dòng viết bắt đầu từ dòng kẻ thứ nhất bằng chữ in thường hoặc chữ thường

2- Mô tả theo tên tác giả:

TÊN TÁC GIẢ(VIẾT CHỮ IN HOA)

Tên sách/ Tác giả1,tác giả 2,tác giả 3.- lần XB.- Nơi xb: Tên nxb, Năm xb .- số trang; khổ sách

Chú ý: - Chỉ ghi tên tác giả đầu tiên bằng chữ in hoa bắt đầu từ dòng kẻ thứ nhất từ trái qua phải trong ô trên cùng

- Xuống dòng thứ 2 ghi tên sách bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2 trái sang viết hết

- Xuống dòng thứ 3 ghi tên sách bắt đầu từ dòng kẻ thứ 1 trái sang

II- MÔ TẢ SÁCH, ẤN PHẨM NHƯ THẾ NÀO KHI GẶP CÁC TRƯỜNG HỢP SAU:

+ Sách có 1 tác giả: Thì ghi họ tên của tác giả ở tiêu đề mô tả. Sau đó ở khoản ghi tác giả nhắc lại toàn bộ họ tên của tác giả theo đúng thứ tự ghi trên trang tên sách sau gạch chéo.

Ví dụ: MẠC VĂN TRANG

Giáo dục hành vi cho trẻ/Mạc Văn Trang

+ Sách có 2-3 tác giả thì mô tả theo tác giả đầu sau tên sách ở khoản ghi tác giả viết đủ họ tên của các tác giả đó và giữa các tác giả ngăn cách bằng dấu phảy (,)

Ví dụ: ĐẶNG VŨ NAM

Hướng dẫn làm bánh Ga tô/ Đặng Vũ Nam, Tô Ngọc Bích

+ Sách có 4 tác giả thì mô tả theo tên sách và nhắc lại đủ họ tên cả 4 tác giả ngăn cách nhau bằng dấu phảy (,) giữa các tác giả

Ví dụ: Tiếng Việt 4 Tập 1/ Nguyễn An, Trần Hà, Ngô Thu, Lê Minh

+ Sách có 5 Tác giả : Mô tả theo tên sách khoản ghi tác giả chỉ ghi 3 tác giả ngăn cách bằng dấu phảy(,) và kết thúc bằng dấu 3 chấm(...) không có chữ ()

Ví dụ: Bài tập toán 5/ Nguyễn Thị Nguyệt, Trần Thị Vân, Lê Trường...

+Sách có tác giả tập thể: Thì mô tả tên tác giả đầu tiên, sau tên sách ở khoản ghi tác giả sau gạch chéo mỗi tên ngăn cách bằng dấu phảy (,) Thường dùng cho các văn bản liên tịch của các cơ quan cùng chịu trách nhiệm về nội dung

Ví dụ: BỘ VĂN HOÁ

Những vấn đề về Thư viện trường học hiện nay/Bộ Văn Hoá, Bộ Giáo dục & Đào tạo,Bộ Tài chính

+ Sách không có tác giả: Lấy tên cơ quan biên soạn làm tác giả

Ví dụ: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007/ Bộ giáo dục & Đào tạo

+ Sách có 2 nơi xuất bản: Ghi cả 2 và ngăn cách bằng dấu (;)

Chú ý: Nơi xuất bản là địa chỉ Nhà xuất bản đặt trụ sở không phải địa chỉ nơi in sách. Chỉ viết tắt đối với các nhà xuất bản có trụ sở đặt tại Hà Nội sau chữ viết tắt kết thúc bằng dấu chấm và hai chấm ( Hà Nội viết tắt:( H.;))

Ví dụ: Giải hình học 8 tập 1/ Trần Văn Nam,

Ngô Mây.- Đà Nẵng; Hải Phòng

Ví dụ: Giải Đại số 8 tập 1/ Trần Văn Nam,

Ngô Mây.- H.:

+ Sách có 2 nơi xuất bản trở lên thì ghi nơi đầu tiên rồi chấm 3 chấm (...)

Ví dụ: Giải hình học 8 tập 1/ Trần Văn Nam,

Ngô Mây.- Đà Nẵng...

+ Không có nơi xuất bản: Thì ghi K. đ trong dấu móc vuông {K.đ}

Ví dụ: Giải hình học 8 tập 1/ Trần Văn Nam,

Ngô Mây.- {K.đ}

+ Sách có 2 nhà xuất bản (Chỉ ghi tên riêng của NXB. Nhà xuất bản Giáo dục dược viết tắt: GD ngoài ra phải ghi đầy đủ như: Nhà xuất bản Kim Đồng được ghi: Kim Đồng và kết thúc bằng dấu phảy (,)

+ Sách có 3 nhà xuất bản trở lên: Thì ghi 1 nhà xuất bản đầu và kết thúc bằng dấu 3 chấm (...)

+ Sách không có tên nhà xuất bản thì ghi các chữ viết tắt trong dấu móc vuông {Knxb}

+ Sách bao hàm tên của tác giả mà nội dung là tác phẩm của tác giả đó thì lấy tên tác giả làm tiêu đề mô tả, tên sách nhắc lại toàn bộ như ấn phẩm, song không nhắc lại tên tác giả ở khoản ghi tác giả nữa

Ví dụ: PHAN BỘI CHÂU

Thơ văn Phan Bội Châu/ Hoài Thanh biên soạn

+ Sách là tuyển tập của 1 tác giả mà tên chỉ có tên tác giả thì lấy tên tác giả làm tiêu đề mô tả ở khoản ghi tên sách nhắc lại như tên sách kết thúc bằng dấu (:)và thêm vào chữ Tuyển tập trong dấu móc vuông

Ví dụ: Tên sách Nguyễn Bính ta ghi

NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính: {Tuyển tập}.- H.: Văn học

+ Sách không có trang tên sách chung mà có 2,3 tác giả với tên sách riêng thì tiêu đề mô tả là tác giả thứ nhất

Ví dụ: TRẦN GIÀU

Tên sách 1: phụ đề/ Trần Giàu. Tên sách 2: phụ đề/ Hồ Phương. Tên sách 3: phụ đề/ Viễn Phương...

Chú ý: -Mô tả sách theo tên tác giả thì tên tác giả bắt buộc phải viết chữ in hoa

-Mô tả theo tên sách thì tên sách được viết chữ thường

+ Cách viết tùng thư:

Toàn bộ khu vực tùng thư được đặt trong dấu ngoặc đơn () chỉ ghi tên gọi của tùng thư mà không ghi tên cơ quan đoàn thể xuất bản ra tùng thư đó. Nếu có tên gọi của tùng thư phụ để cụ thể hoá nội dung của tùng thư chính thì ghi tên của tùng thư chính trước sau dấu chấm ghi tên tùng thư phụ

Ví dụ: (Văn học cổ điển nước ngoài. Văn học Nga)

+ Khu vực phụ chú được ghi sang một dòng mới mỗi chi tiết được nối tiếp nhau bằng dấu (.-

III VIẾT PHÍCH THƯ VIỆN

1-Mô tả theo tên sách:

Tên sách/ Tác giả1, Tác giả 2, Tác giả3 .- Lần xuất bản .- Nơi xuất bản : Tên nhà xuất bản , Năm xuất bản .- Số trang; Khổ sách

Chú ý: Viết liền nhau từ dòng kẻ thứ 2 từ trái sang phải trong ô thứ nhất đến hết xuống dòng viết bắt đầu từ dòng kẻ thứ nhất bằng chữ in thường hoặc chữ thường

2- Mô tả theo tên tác giả:

TÊN TÁC GIẢ (VIẾT CHỮ IN HOA)

Tên sách/ Tác giả1,tác giả 2,tác giả 3.- lần XB.- Nơi xb: Tên nxb, Năm xb .- số trang; khổ sách

Chú ý: - Chỉ ghi tên tác giả đầu tiên bằng chữ in hoa bắt đầu từ dòng kẻ thứ nhất từ trái qua phải trong ô trên cùng

- Xuống dòng thứ 2 viết chữ thường ghi tên tác giả thứ 2, thứ 3, tên sách bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2 trái sang viết hết

- Xuống dòng thứ 3 ghi các thông tin còn lại bắt đầu từ dòng kẻ thứ 1 trái sang

· CẤU TẠO VÀ KẺ PHÍCH

- Kẻ cách mép trên của phích 1,5 cm 1 đường ngang

- Kẻ cách mép trái của phích 2,5 cm 1 đường dọc từ trên xuống

- Kẻ cách đường kẻ dọc thứ nhất1,0 cm 1 đường dọc từ trên xuống

- Kẻ 1 đường ngang chia đôi cột góc trái trên của phích để ghi Môn loại/ SĐKCB

- Kẻ 1 đoạn ngắn 2cm một khoảng cách mép phải của phích 1cm và cách mếp dưới phích 1,5 cm

1,5 cm

2,5 cm

1 cm

3 Viết phích:

KH PL

Tên sách, tập / Tác giả1, tác giả 2, Tác giả 3.-

SĐKCB

KHPL

xuất

Lần xuất bản .- Nơi xuất bản : Tên nhà xuất bản; Năm bản .- Số trang: Khổ sách

KHPL

S ĐKCB


KH PL

Tên sách, tập / Tác giả1, tác giả 2, Tác giả 3 .-

MH TS

MHTS

xuất

Lần xuất bản .- Nơi xuất bản : Tên nhà xuất bản; Năm bản .- Số trang: Khổ sách

KHPL

S ĐKCB


CÁC CHỮ VIẾT TẮT: KHPL Ký hiệu phân loại

MHTS Mã hoá tên sách

SĐKCB Số đăng ký cá biệt

Ví dụ cụ thể:

Mô tả theo tên sách

+ Mô tả phân loại

4(V)(075)

Tiếng việt 3, tập 2 / Nguyễn Minh Thuyết,

1 - 9

4

H.;

Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai .- Tái bản lần thứ 3 .-

GD; 2007 .- 152 tr: 24cm.

4(V)(075)

T306v


+ Mô tả chữ cái

4(V)(075)

Tiếng việt 3, tập 2 / Nguyễn Minh Thuyết,

T 306v

T

H.;

Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai .- Tái bản lần thứ 3 .-

GD; 2007 .- 152tr: 24cm.

4(V)(075)

1 - 9


Ký hiệu phân loại sách:

Đối với SGK, SGV, SBT đều có trợ ký hiệu phân loại riêng: SGK: .. (075)

SGV: ...( 07 )

SBT :( 076)

Từ điển:..(03)

Mã hoá tên sách hoặc tác giả

- Đối với tên sách hoặc tác giả chỉ mã hoá chữ đầu tiên và chữ cái đầu của chữ tên sách thứ 2 viết thường

Ví dụ: Tiếng Việt 5 nâng cao = Tiếng Việt = T + iêng + v = T306v

- Đối với tên sách bằng chữ số thì phải phiên âm sang tiếng Việt để mã hoá

Ví dụ: 54 bài toán vui lớp 5 = Năm mươi tư bài= N + ăm + m = N114m

5(076)

54 bài toán vui lớp 5 / Nguyễn Đức Tấn, Trần

N114m

N

152tr

Thị Kim Cương .- Tái bản lần thứ 3 .- H.; GD; 2007.-

: 24cm.

5(076)

1 - 9


- Đối với tên sách có nguyên âm và phụ âm: CH; GI; KH; NG; NGH; NH; PH; QU; TR; TH; thì giữ nguyên các nguyên âm và phụ âm chỉ mã hoá phần vần sau nó nhưng trên phích phần phân loại chữ cái chỉ ghi chữ cái đầu tiên để xếp vào hộp mục lục

Ví dụ: Giữa hai chiều quên nhớ = GI + ưa + h = GI 551h

Nghề thư viện = NGH + ê + t = NGH250t

4(V)(075)

Ngữ văn 6, tập 1 / Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn

NG 550v

N

H.;

Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết.-Tái bản lần thứ 3.-

GD; 2007 .- 152tr: 24cm.

4(V)(075)

1 - 9


CHÚ Ý:

Số đăng ký cá biệt trên 1 phích được viết cho nhiều cuốn sách cùng tên, cùng tập, cùng năm xuất bản không phân biệt đó là loại sách gì

ƠN VỢ

Tôi chịu ơn người vợ đảm đang

Chẳng đua chen chẳng hám ngọc vàng

Lo vẹn mọi đàng tròn tình nghĩa

Tôi chịu ơn người vợ mến thương

Không kể công lặng lẽ nhịn nhường

Làm bóng rợp đường dài tôi bước

Tôi chịu ơn người vợ mảnh mai

Hiền như cây liễu yếu dẻo dai

Dạy trẻ, việc nhà nặng gánh hai vai

Tôi chịu ơn em suốt cả cuộc đời

Mã hóa bằng ngôn ngữ thư viện:

Ơ464 V460

T452 CH315 Ơ464 NG558 V460 Đ104 Đ106

CH116 Đ501 CH203 CH116 H104 NG419 V106

L400 V203 M428 Đ106 TR430 T312 NGH301

T452 CH315 Ơ464 NG558 V460 M254 TH561

KH455 K250 C455 L116 L200 NH311 NH516

L104 B431 R466 Đ561 D103 T452 B557

T452 CH315 Ơ464 NG558 V460 M107 M103

H305 NH550 C126 L309 Y606 D205 D103

D112 TR200 V303 NH100 N116 H103 V103

T452 CH315 Ơ464 E202 S519 C100 C514 Đ462

Giữa hai chiều quên nhớ

Chưa đủ nhớ để gọi là yêu

Chưa đủ quên mà thành xa lạ

Em ám ảnh anh hai chiều nghiệt ngã

Nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia

Ngôi sao nào thổn thức giữa trời khuya

Dịu dàng quá lời thì thầm của gió

Ngủ ngoan thôi ngọn cỏ mềm bé nhỏ

Biết đâu chừng Thiên sứ đến vây quanh

Trái tim đa mang chở tình yêu chòng chành

Quên với nhớ lắc lư nhịp sóng

Em là gì giữa bốn bề vang vọng?

Anh nghẹn lòng khi thốt gọi thành tên!!

GI551 H103 CH309 QU254 NH460

CH551 Đ500 NH460 Đ250 G428 L100 Y600

CH551 Đ500 QU254 M100 TH107 X100 L100

E202 A104 A107 H103 CH309 NGH308 NG100

NGH306 B254 N112 L103 CH455 CH255 B254 K301

NG452 S108 N108 TH454 TH552 GI551 TR642 KH525

D315 D106 QU100 L462 TH300 TH120 C501 GI400

NG500 NG406 TH452 NG430 C400 M253 B200 NH400

B308 Đ125 CH556 TH305 S550 Đ254 V126 QU107

TR103 Đ100 M106 CH460 T312 Y606 CH431 CH107

QU254 V462 NH460 L114 L550 NH313 S431

E202 l100 G300 GI551 B454 B250 V106 V431

A107 NGH203 L431 KH300 TH458 G428 TH107 T254 !!!

IV CÁCH XẾP GIÁ VÀ TỦ MỤC LỤC

1 -Xếp sách lên giá

Khi xếp giá thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải theo thứ tự được bố trí trên giá cho từng loại (SGK SNV STK)

Chú ý:

SÁCH NHGIỆP VỤ (SGV- và các loại liên quan tới nghiệp vụ giảng dạy) SÁCH THAM KHẢO(Sách tham khảo dùng chung và STK trong danh mục)

Chỉ có duy nhất 01 cuốn mang SĐKCB: 01theo số TT Sổ ĐKCB

SÁCH GIÁO KHOA

Tuỳ ý có thể xếp lần lượt theo môn hoặc theo lớp

2 Xếp phích vào tủ mục lục

Cấu tạo Tủ mục lục gồm 24 ngăn chia 2 phần:

MỤC LỤC PHÂN LOẠI:

Căn cứ vào các phích có ký hiệu phân loại để xếp vào ô tương ứng

Ví dụ: Sách có ký hiệu phân loại 4(V)() xếp vào Ô 4 Ngôn ngữ

5() Xếp vào Ô 5 Khoa học tự nhiên và toán học

Riêng sách truyện, truyện thiếu nhi xếp vào Ô Tác phẩm văn học

MỤC LỤC CHỮ CÁI

Căn cứ vào chữ cái trên phích để xếp vào Ô chữ cái tương ứng

CHÚ Ý

- XẾP PHÍCH VÀO CÁC Ô TUÂN THEO NGUYÊN TẮC XẾP SGK SNV STK TDM - STKDC

- NẾU TRONG 1 Ô BỐ TRÍ NHIỀU CHỮ CÁI HOẶC PHÂN LOẠI VẪN TUÂN THEO NGUYÊN TẮC TRÊN SAU PHÍCH NHÔ NGĂN CÁCH

V - HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

1 Thành lập tổ công tác thư viện theo QĐ 61/1988/QĐ/BGD - ĐT ngày 6/11/1998

Thành phần gồm có:

+ Tổ trưởng: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó

+ Tổ phó: Cán bộ thư viện

+ Các uỷ viên:

- Các tổ trưởng, khối trưởng phụ trách chuyên môn

- 1 số giáo viên chủ nhiệm

- Đại diện công đoàn

- Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên

- Đại diện Hội cha mẹ học sinh các khối lớp

- 1 số học sinh có khả năng hoạt động thư viện do GVCN các lớp giới thiệu

2 Xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện trong năm học

- Căn cứ vào kế hoạch chung của Sở GD&ĐT và thực tế của mỗi trường để có kế hoạch cụ thể kế hoạch được trình duyệt Ban giám hiệu ký đóng dấu

3 - Đọc to nghe chung:

- Thường sử dụng nhiều ở mọi cấp học yêu cầu đọc có chủ đề vào thời gian sinh hoạt tập thể như thể dục giữa giờ kết hợp với Đoàn đội vào các ngày cố định trong tuần và người đọc có thể là giáo viên hoặc học sinh coa giọng đọc to rõ ràng truyền cảm để thu hút người nghe

4 -Điểm sách:

Thường vào các giờ đầu tuần có thể xen lẫn chào cờ nhưng chỉ dành thời lượng 15- 20 phút cho 3-4 cuốn

Tiến hành điểm sách:

Theo chủ đề của tháng để điiểm các sách có nội dung phù hợp và giới thiệu nội dung chính ngắn gọn nêu được vị trí và tác dụng của những cuốn sách đó cuốn thứ nhất giới thiệu tỉ mỷ các cuốn còn lại lướt qua nhưng phải bám vào chủ đề đã chọn

5 Kể chuyện theo sách

- Là kể lại 1 câu truyện mà người kể đã đọc cho nhiều người cùng nghe

Yêu cầu: người kể phải nắm chắc nhớ đầy đủ nội dung câu truyện biết cách dẫn dắt câu truyện, biết dừng lâu ở những đoạn cơ bản, những đoạn văn hay lướt qua đoạn thứ yếu và rút ra bài học cho người nghe (Có thể có múa hoặc ngâm thơ minh hoạ - Nhưng không bắt buộc)

- Phối hợp với đoàn đội trong các buổi sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như 20/11 8/3.