Cách khắc phục cây quất bị rụng la

Bạn biết đấy, việc chọn đã khó, việc chăm sóc quất trong chậu tươi lâu, quả không bị rụng và lá không bị héo còn khó hơn. Để cây quất quả vàng mọng, tươi lâu trong dịp Tết nguyên đán, bạn nhớ thực hiện theo một trong các mẹo giữ quất tươi lâu dưới đây.

Cách giữ quất tươi lâu vào dịp Tết

Các mẹo giữ quất tươi lâu, không bị rụng quả, héo lá

Cách 1

Để cây quất tươi lâu thì trước khi trồng cây quất vào trong chậu đặt ở trong nhà, bạn nên xếp lớp xỉ than không vụn ở dưới đáy chậu rồi mới cho cây vào chậu rồi đổ đất tơi xốp vào để đảm bảo cây có chất dinh dưỡng. Điều này giúp cách nước thoát nhanh hơncũng như làm cây thấy thoáng hơn.

Cách 2

Cách chăm sóc quất tươi lâu vào ngày Tết

Không tưới nước hoặc bón phân đạm quá nước quá nhiều. Việc này sẽ làm cho cây bị thối rễ, từ từ cây sẽ bị chết dần. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bình tưới cây nhỏ xịt nước cho cây hoặc dùng tay vẩy nước lên tán lá khoảng 2 lần/ngày và tưới cho gốc cây đủ ẩm để đảm bảo lá vẫn tươi, không bị héo.

Cách 3

Bên cạnh chú ý chọn cây quất còn nguyên bầu đất thì bạn cần lưu ý cách giữ quất tươi lâu sau là nên trồng quất trong chậu lớn, có nhiều khe hở để có thể cho thêm đất mà bầu đất của cây không cảm thấy bị áp.

Cách chọn mua quất đẹp, tươi lâu

Việc đầu tiên khi chọn mua cây quất là bạn nên chú ý đến bầu đất của cây quấy. Nếu như bầu đất bị vỡ, chỉ trong một thời gian cây sẽ bị héo chết.

Để giữ quất tươi lâu thì bạn nên mua những cây còn non, cây chưa có vết tròn đồng tâm ở trên thân cây, lá to, bóng và xanh đậm còn quả thì mọng, căng đều. Nên chọn cây có bộ tán tròn, chùm quả khoe đều các phía. Đa số cây quất bán vào đợt tết đều có quả chín nhưng bạn nên chọn câ có quả có những vân xanh bởi đây là những quả mới chín nên chơi Tết sẽ được lâu.

Cây quấ có nhiều lộc non, quả non, nụ và hoa thường là những cây quất đẹp, có khả năng tươi lâu. Nhưng để cây quất như thế thì bạn sẽ phải tốn nhiều công và chi phí đầu tư hơn.

Hiện nay, nhiều người bán quất không có tâm thường cắm thêm cành tươi, lá tươi vào thân cây để thu hút khách nên khi mua cây quất chơi tết, bạn cũng nên nhớ và lưu ý kiểm tra cây cho kỹ để tránh những người bán quất lừa bạn.

Các mẹo giữ quất tươi lâu trên đây sẽ là lời khuyên hữu ích dành cho các bạn, giúp cây quất của bạn trong dịp Tết luôn tươi rói và vàng mọng để mang tới không khí rộn ràng của ngày xuân.

Cách thúc hoa nở nhanh vào dịp Tết, giữ hoa tươi lâu cũng được Taimienphi.vn chia sẻ, khi bạn thực hiện các cách thúc hoa nở nhanh vào dịp Tết này thì cây hoa đào, hoa cúc ... của bạn sẻ khoe sắc rực rỡ theo đúng như mong muốn của bạn.

Đào, quất, hoa cúc, hoa ly, hoa hồng, cẩm chướng, ... là những loại hoa mà nhiều gia đình mua để bày ban thờ vào dịp tết. Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn hoa nên bày ban thờ hay hoa không nên bày ban thờ là hoa nào thì có thể tham khảo tại bài viết những loài hoa nên bày ban thờ để mang nhiều tài lộc đến cho gia chủ nhé.

Không chỉ chọn mà mẹo giữ quất tươi lâu, không bị rụng quả, héo lá mà điều mà các bạn cần quan tâm vào dịp Tết. Cây quấy vàng quả mọng, lá tươi vừa giúp mang tới không khí Tết rộn ràng vừa mang may mắn, bình an cho gia đình của bạn.

Làm sao để giữ hoa đào tươi lâu trong ngày tết? Sử dụng pin Laptop đúng cách, lâu bị chai Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ văn lớp 12 STT mùa thu Cách làm mát máy tính laptop Nằm mơ thấy gãy rụng răng không chảy máu, rụng nhiều răng

Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất cảnh bị bệnh héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%.

Cách khắc phục cây quất bị rụng la

Triệu chứng điển hình của bệnh héo vàng trên quất cảnh

Theo phản ánh của Hội Nông dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, nhiều vườn quất cảnh bị héo vàng và chết khô gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Ngay sau đó, Viện BVTV cử cán bộ đến hiện trường điều tra, lấy mẫu về phân tích. Kết quả cho thấy quất bị bệnh héo vàng gây hại.

Triệu chứng: Ban đầu toàn cây lá hơi vàng, rũ xuống giống bị thiếu nước. Khi tưới nước và chăm sóc thì cây tươi trở lại. Sau vài ngày cây tiếp tục héo, lá vàng, khô, rụng lá và quả. Sau đó cây bị khô cành rồi chết. Phần rễ cây bị bệnh có lớp vỏ ngoài bị thối. Phần lõi gỗ ở trong bị biến màu vàng nâu, không phân rõ ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe. Tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng từ 10-15%.

Nguyên nhân: Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%. Chưa ghi nhận được nấm Phytophthora ̣sp. ở các mẫu phân tích. Như vậy, tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây quất cảnh là nấm Fusarium sp.

Các nơi đất thấp làm cây bị ngập úng sau các đợt mưa to không được thoát nước kịp thời đã làm cho các rễ tơ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm Fusarium sp. (có sẵn trong đất sau nhiều năm trồng quất liên tục) xâm nhập, phát triển và gây hại.

Biện pháp phòng trị:

– Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn. Không trồng cây quá dày, tạo điều kiện thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

– Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thăm vườn, nhổ bỏ thu gom cây bị héo vàng, đưa ra khỏi vườn, tiêu hủy và xử lý đất bằng vôi bột với lượng 1-2 kg/gốc.

– Biện pháp sinh học: Trộn chế phẩm sinh học Trichoderma với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm gây bệnh trong đất.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc như Viben C 50WP, Bendazol 50WP, Aliette 80WP. Có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kích thích ra rễ tưới cho cây

Theo nongnghiep

Cách khắc phục cây quất bị rụng la

Được xem là “thủ phủ” quất của miền Trung, mỗi năm, phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cung cấp ra thị trường hàng nghìn chậu quất cảnh cho người dân chưng tết. Thế nhưng, năm nay, trận mưa lớn kéo dài đã khiến cho hàng nghìn chậu quất và cây quất người dân trồng bán tết bị ngập úng, hư hỏng. Người trồng quất đứng ngồi không yên với nguy cơ lo mất trắng vụ Tết.

Có kinh nghiệm hơn 18 năm trồng quất bán tết ở vùng đất Cẩm Hà, thế nhưng trong trận mưa lụt kéo dài vừa qua, vườn quất của gia đình ông Trương Văn Quang (SN 1973, thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà) cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng. 

Ông Quang cho biết, năm nay gia đình ông đầu tư trồng 300 cây quất lớn các loại với tổng số vốn đầu tư gần 150 triệu đồng để chuẩn bị tết cung cấp ra thị trường.

Dù đã lựa chọn mảnh đất ở trên cao nhưng trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày vừa qua cũng đã khiến cho vườn quất của ông Quang bị ngập úng, héo rễ, phát nấm hư hỏng không thể di dời. Gần 230 cây quất của ông Quang bị thiệt hại.

Cách khắc phục cây quất bị rụng la

Vườn quất của người dân bị hư hỏng nặng sau trận mưa lớn kéo dài.

Cách khắc phục cây quất bị rụng la
Trái quất bắt đầu úa dần sang màu đen.

“Mười mấy năm nay chưa có năm nào mưa lớn kéo dài mười mấy ngày như hiện nay. Mưa dầm mưa dề làm nước chảy tràn vào ngập úng không còn chỗ nào di dời. Mưa quá nhiều ngày cây phát nấm không bơm thuốc được. Dứt mưa vài ngày là cây bắt đầu héo úa, rụng lá. Ở đây ai cũng bị thiệt hại khoảng 70%. Giờ bơm thuốc cứu vãn vậy thôi chứ không xác định cứu vãn được bao nhiêu. Nói chung đời sống dựa vào cây quất cho nên tết này trắng tay rồi không thu nhập được gì”, ông Quang cho hay.

Cách vườn ông Quang không xa, vườn quất 650 cây của ông Nguyễn Vinh (SN 1976, trú khối Bến Trễ, xã Cẩm Hà) cũng bị ngập úng, hư hỏng nghiêm trọng. 

Ông Vinh cho biết, mỗi chậu quất ông bỏ tiền đầu tư trung bình khoảng 500 nghìn đồng, tổng số vốn đầu tư hơn 300 triệu. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình ông trong vụ tết năm nay thế nhưng mưa lớn nhiều ngày đã khiến cho 60% quất bị hư hại.

Quất bị ngập úng gần 0,6m, phát sinh bệnh nấm. Vài ngày sau khi nước rút, quất bắt đầu bị thối rễ, rụng lá, trái từ màu xanh chuyển sang đen rồi rụng. Bây giờ ông Vinh chấp nhận loại bỏ những cây hư hại, cố gắng chăm sóc, vớt vát những cây còn lại.

“Bây giờ rất lo nhưng mà ở đây không có đường thoát nước, mưa lớn quá, ngập úng quá chịu thôi chứ biết làm sao bây giờ. Mười mấy năm rồi mới có trận mưa như vậy. Ngập lâu quá thì thối rễ, phương án bây giờ là cứu những cây còn lại”, ông Vinh nói.

Tại phường Thanh Hà, nhiều vườn quất cảnh của người dân cũng bị rụng lá đầy gốc, trái bắt đầu úa dần sang màu đen và dễ lây lan dịch bệnh nấm trên diện rộng. Những ngày này người trồng quất tết cũng đang tất bật tỉa cành, hái trái úng, nhặt lá, phun thuốc trị nấm cho cây quất, xử lý rễ với hy vọng cứu vãn được số cây còn lại sau mưa lũ. Chính quyền cũng vận động nhân dân đưa cây quất cảnh lên vùng cao hơn, khẩn trương nạo vét các kênh mương để chống ngập.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, cây quất là nguồn thu nhập chính của người dân Thanh Hà, Cẩm Hà. Mỗi năm vùng quất mang lại cho người dân khoảng từ 90 đến 100 tỷ đồng. Tuy nhiên cây quất không chịu được mưa. Năm nào có mưa kéo dài thì quất của người dân sẽ hư nhiều. Năm nay số lượng cây quất bị ngập nước và hư hỏng rất lớn.

“Từ đây đến cuối năm coi thử lượng quật hư hỏng thế nào, ảnh hưởng đến đời sống của người dân ra sao rồi mới có hướng hỗ trợ được, chứ bây giờ họ đang sản xuất. Dĩ nhiên hư hại là có rồi. Nhưng quất ni hư thôi chứ không có chết, thì từ nay đến tết thì người ta vẫn tiếp tục chăm, còn giảm giá trị, không đẹp như mọi năm”, ông Sơn nói.

Diễm Phúc