Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm

Background chụp ảnh sản phẩm là yếu tố quan trọng để bức ảnh trở nên đẹp mắt, ấn tượng. Chúng làm nổi bật chủ thể, giúp bức ảnh có bản sắc riêng. Làm thế nào để lựa chọn và bố trí phông nền chuyên nghiệp? 4 quy tắc “vàng” trong bài viết sau đây sẽ giúp người chụp biết cách setup một background có chất lượng tốt nhất.

Các quy tắc “vàng” để tạo background chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp

Khi chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, bên cạnh chủ thể đẹp, một background sẽ góp phần làm cho sản phẩm bắt mắt, sinh động hơn. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo các “bí kíp” sau để phát huy được tối đa hiệu quả.

Tìm hiểu rõ về thương hiệu sản phẩm để tạo background phù hợp

Để tạo được những bộ ảnh sản phẩm chất lượng, việc đầu tiên của người chụp trước khi setup bố cục là phải hiểu rõ về thương hiệu, sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà họ đang hướng đến.

Xác định phân khúc khách hàng cao cấp hay trung cấp để tạo khung nền phù hợp

Phân khúc khách hàng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị dựa trên việc xác định các nhóm nhỏ trong đối tượng khách hàng mục tiêu để cung cấp các thông điệp, nội dung phù hợp. Từ đó hỗ trợ phát triển mối liên kết bền chặt giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng.

Một trong những phân khúc khách hàng mà các doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm của mình đó là phân khúc theo thu nhập (cao cấp hay bình dân). Đây là phân khúc hướng đến nhóm có thu nhập hàng năm hoặc hàng tháng cùng mức. Doanh nghiệp sẽ tìm hiểu được thứ họ quan tâm nhất, sở thích và hành vi chi tiêu, từ đó triển khai chiến dịch tiếp thị hiệu quả. 

Chụp ảnh sản phẩm nói chung và setup nền chụp ảnh sản phẩm nói riêng cũng phải tuân theo điều kiện tài chính của đối tượng khách hàng bởi mỗi mức thu nhập có đặc điểm riêng biệt. Người thu nhập cao phần lớn quan tâm đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Người thu nhập trung bình hướng đến sản phẩm vừa phải. Họ có khả năng chi tiêu cho đồ cao cấp nhưng tần suất đặt mua không cao. Nhóm thu nhập thấp có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ đắt tiền, nhưng mục tiêu chính vẫn là số lượng và giá thành. Căn cứ theo từng đặc điểm trên, người chụp và ekip sẽ tư vấn và bố trí background chụp ảnh sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng của đối tác. 

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Setup background chụp ảnh sản phẩm phải thống nhất theo phân khúc thu nhập khách hàng (Ảnh sưu tầm)

Tìm hiểu về thành phần, công dụng,… để có hướng xử lý nền ảnh tốt nhất

Thành phần, tác dụng chính của mặt hàng giúp stylist setup background hợp lý, cung cấp thông tin nhanh gọn, tăng điểm nhấn và thông điệp cho toàn bộ bức ảnh. Người xem sẽ không còn thấy nhàm chán vì đọc nhiều chữ. Thay vì đó, background chụp ảnh sản phẩm sẽ cung cấp một phần thông tin thậm chí ý nghĩa của sản phẩm.

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Thành phần, tác dụng chính của sản phẩm giúp người chụp setup background hợp lý (Ảnh sưu tầm)

Chụp ảnh mỹ phẩm, chăm sóc da là trường hợp thường xuyên vận dụng quy tắc này. Ví dụ, sản phẩm có thành phần chính là lô hội, phông nền thường sẽ ưu tiên gam màu sáng với dụng cụ là ngọn lô hội xanh mướt. Setup background chụp ảnh sản phẩm như vậy giúp người xem dễ dàng định hình thông tin mặt hàng, tạo sự liên kết và tăng sức hút cho bức hình.

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Ảnh sản phẩm chăm sóc da từ lô hội (Ảnh sưu tầm)

Vật decor có công dụng bổ trợ cho sản phẩm

Để làm bức ảnh thêm đặc sắc, sinh động, stylist thường bố trí thêm các vật decor cho background chụp ảnh sản phẩm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng để tránh gây rối bố cục và làm lu mờ chủ thể. Vì vậy, chúng chỉ nên có công dụng bổ trợ cho sản phẩm chụp nổi bật.

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Vật decor bổ trợ cho chủ thể sản phẩm trở nên sinh động, nổi bật (Ảnh sưu tầm)

Để vật dụng trang trí làm nổi bật chủ thể, các yếu tố như màu sắc, bố cục hình ảnh là yếu tố quan trọng. Lỗi cơ bản thường gặp trong sắp xếp đồ decor chụp ảnh là sử dụng quá nhiều màu sắc khác nhau trong cùng một khung hình. Ngoài ra, không xác định rõ bố cục chụp cũng sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng đồ trang trí một cách “bừa bãi”. Điều này dẫn đến tình trạng che khuất và làm “chìm” sản phẩm muốn quảng cáo. Vì vậy, để khắc phục các lỗi trên, người setup hãy xác định rõ màu chủ đạo, màu thứ cấp và màu điểm nhấn trong bức ảnh. Đồng thời, hãy lựa chọn bố cục chụp phù hợp để điều chỉnh các chi tiết phông nền chụp ảnh sản phẩm được hiệu quả nhất. 

 Gam màu chủ đạo background là màu làm nổi bật sản phẩm

Trong một bức ảnh nói chung và ảnh chụp sản phẩm nói riêng, màu chủ đạo là yếu tố đầu tiên tác động đến thị giác người xem. Nó giúp khơi gợi cảm xúc, truyền tải thông điệp, ý nghĩa bức ảnh hiệu quả. Nếu như màu đỏ thể hiện đam mê, ham muốn, phấn khích thì màu xanh lá là sự kiên trì, bền bỉ, hào phóng và tuổi trẻ,…

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Màu chủ đạo là yếu tố đầu tiên tác động đến thị giác người xem trong ảnh chụp sản phẩm (Ảnh sưu tầm)

Khi lựa chọn background chụp ảnh sản phẩm, yếu tố màu sắc cũng cần được chú ý. Để có một phông nền phù hợp với màu sắc hài hoà, làm nổi bật chủ thể, có 6 nguyên tắc phối màu cơ bản sau mà người chụp không thể bỏ qua.

  • Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Màu đơn sắc là màu cơ bản nhất, chúng là màu chủ đạo, màu chính trong background chụp ảnh sản phẩm hoàn chỉnh và chỉ điều chỉnh bằng sắc độ, tức là từ đậm tới nhạt để cho ra màu phụ.

  • Phối màu tương đồng (Analogous)

Các nhiếp ảnh sẽ phối các màu với một màu chủ đạo cùng các màu khác nhau theo thứ hạng. Trong thứ hạng sẽ được phân ra thành thứ hạng thứ nhất (kết hợp 2 màu), thứ hạng thứ hai (kết hợp màu thứ hạng thứ nhất với màu khác).

  • Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Phối màu background chụp ảnh sản phẩm bổ túc trực tiếp (hay màu đối lập) là những màu trên bánh xe màu sắc có vị trí đối lập  nhau, thông thường các nhà thiết kế sẽ chọn ra một màu chủ đạo, sau đó tìm ra màu “đối diện” với màu chủ đạo đó.

  • Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Nhiếp ảnh sẽ chọn ra một màu chủ đạo, sau đó sử dụng tam giác cân để tìm ra hai màu phụ trợ còn lại tạo ra 3 màu cơ bản.

  • Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Đây là kiểu phối màu phức tạp trong chụp ảnh sản phẩm. Bổ túc bộ bốn về cơ bản không khác kiểu phối màu đối lập 2 màu, nhưng thay vì đó nhà thiết kế cần tìm ra 4 màu. Thông thường sẽ là một cặp màu nóng và một cặp màu lạnh.

  • Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Cách phối này gần giống với phối màu bổ túc trực tiếp tuy nhiên bạn cần chọn được ít nhất là 4 màu cho một bảng màu xen kẽ cơ bản. Với nguyên tắc này nhà thiết kế sẽ có thể tạo ra được rất nhiều bảng màu sắc khác nhau với những cặp màu mới lạ, linh hoạt và cần tạo điểm nhấn.

Có thể tận dụng background chụp ảnh sản phẩm 3D

Thời đại công nghệ giúp chụp ảnh sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng hơn trong công đoạn setup background. Các phông nền 3D như một lựa chọn tối ưu chi phí, thời gian và công sức được nhiều nhãn hàng ưu tiên sử dụng. Các bước như chuẩn bị đạo cụ, vật dụng trang trí, bố trí concept, hậu kỳ… đều được giản lược. Việc quan trọng nhất lúc này là nhiếp ảnh tiến hành chụp chủ thể sản phẩm trên nền trơn đơn sắc và ghép vào background chụp ảnh sản phẩm 3D đã được chọn sao cho hài hoà và chất lượng nhất.

Xem thêm: Cách setup background quảng cáo sản phẩm ấn tượng nhất

Cách làm background đẹp chụp hình sản phẩm
Các phông nền 3D là  lựa chọn tối ưu chi phí, thời gian và công sức được nhiều nhãn hàng ưu tiên sử dụng (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, background chụp ảnh sản phẩm 3D luôn đòi hỏi ekip nói chung và nhiếp ảnh nói riêng sự tỉ mỉ, chỉn chủ trong khâu chụp cũng như hậu kỳ xử lý ảnh. Bởi giữa thực và ảo sẽ có sự khác nhau lớn về màu sắc, độ nét, ánh sáng,… Do đó, nếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc không tốt, ảnh sản phẩm và phông nền sẽ không có tính liên kết và đồng nhất. Khi đó, không chỉ giá trị thẩm mỹ suy giảm, yếu tố cốt lõi là thông điệp, ý nghĩa sản phẩm muốn truyền tải qua bức ảnh cũng không hiệu quả.

Như vậy, với các quy tắc trên đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hay trong setup background chụp ảnh sản phẩm. Nắm vững các quy tắc này, về cơ bản người chụp đã có thể tự mình bố trí phông nền chụp ảnh chất lượng, đẹp mắt mà không quá cầu kỳ, phức tạp. Nếu bạn đang có định hướng theo nhiếp ảnh chuyên nghiệp, đừng bỏ qua Studio Việt Nam. Các thông tin tại đây sẽ giúp bạn biết cách để tạo ra những bộ ảnh sản phẩm thực sự ấn tượng.