Nguyên nhân ngân hàng vietinbank phá sản

Ngân hàng vẫn là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị phát hành 9.623 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank; MCK: CTG) phát hành nhiều nhất với 3.090 tỷ đồng, theo sau là VPBank với 2.000 tỷ đồng, OCB với 1.800 tỷ đồng, SeABank với 750 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2022 của VietinBank, báo lãi trước thuế gấp 2.1 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5,785 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn gấp 2.3 lần đầu năm, lên mức hơn 11,858 tỷ đồng.

Những yếu tố giúp lợi nhuận ròng quý 2/2022 của VietinBank gấp đôi cùng kỳ chủ yếu đến từ nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh như lãi từ dịch vụ (tăng 15%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (tăng 58%).

Bên cạnh đó, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 10.9 lần) và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần (gấp 2.4 lần). Nhà “bank” này cũng giảm 17% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, xuống còn hơn 5,883 tỷ đồng. Từ đó, dẫn đến lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5,785 tỷ đồng, gấp 2.1 lần cùng kỳ.

Nguyên nhân ngân hàng vietinbank phá sản
VietinBank là ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu nhất.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank chỉ tăng 7% so cùng kỳ, đạt gần 11,608 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do thu nhập lãi thuần của Ngân hàng chỉ tăng 3%, đạt hơn 22,118 tỷ đồng, cộng thêm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng 22%, lên gần 10,310 tỷ đồng.

Năm 2022, VietinBank đặt kế hoạch tăng 15% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, lên hơn 19,389 tỷ đồng, và được điều chỉnh theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước. So với kế hoạch này, Ngân hàng đã thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.

Quy mô tổng tài sản của VietinBank tính đến cuối quý 2/2022 đạt gần 1.7 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 1.2 triệu tỷ đồng, tăng 10% và tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1.2 triệu tỷ đồng, tăng 4%.

Góc tối trong hoạt động kinh doanh của VietinBank là tổng nợ xấu tính đến ngày 30/06/2022 tăng 17% so với đầu năm, lên mức gần 16,667 tỷ đồng.

Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn, khiến nợ có khả năng mất vốn cao gấp 2.3 lần đầu năm, lên hơn 11,858 tỷ đồng.

Với dư nợ cho vay tăng thấp hơn nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng nhích tăng từ 1.26% đầu năm lên mức 1.35%.

Tin tức sự kiện Ngày 29/01/2022 01:47

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021. Theo đó, các mảng kinh doanh ghi nhận sự tăng trưởng tốt. Riêng quy mô tổng tài sản tại ngày 31/12/2021 đạt con số 1.531.468 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm; trong đó tăng chủ yếu ở cho vay khách hàng.

Tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tối đa khách hàng

Theo Báo cáo, cuối năm 2021, cho vay khách hàng của VietinBank đạt 1.131 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, năm 2021 tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm và VietinBank tiếp tục kiên định với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các điều kiện tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng trưởng hiệu quả. Cùng với đó, Ngân hàng đã cơ cấu danh mục tín dụng, đa dạng hóa và ưu tiên tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và triển vọng từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, cơ cấu tín dụng giữa các phân khúc khách hàng được cải thiện tích cực, bám sát định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

VietinBank tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm lãi, phí nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng

Thu nhập lãi thuần quý IV/2021 đạt 10.396 tỷ đồng góp phần nâng tổng thu nhập lãi thuần cả năm của Ngân hàng đạt 41.788 tỷ đồng (chiếm 79% tổng thu nhập hoạt động) và tăng 17,5% so với năm trước nhờ Ngân hàng tiếp tục kiểm soát tốt chi phí vốn. Năm 2021, VietinBank đã thực hiện đồng loạt và quyết liệt các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng thanh toán, đẩy mạnh chiến dịch về eFAST, eKYC để thu hút mở rộng cơ sở khách hàng, tăng trưởng tiền gửi thanh toán và đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong và ngoài nước với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, với việc tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm lãi, phí nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 theo chỉ đạo tại Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo theo Công văn 248/NHNN-PLVN và 5902/NHNN-TD cũng như Thông tư 03 và Thông tư 14 của NHNN, tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi của VietinBank chỉ tăng 1,1% so với năm 2020.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan. Kết quả quý IV/2021 đạt 1.158 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; nâng tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của cả năm lên 4.952 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2020. Kết quả đạt được nhờ Ngân hàng đã nỗ lực triển khai đồng bộ việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy bán sản phẩm hiệu quả, có thế mạnh như: Tài trợ thương mại, chuyển tiền, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

Lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2021 của Ngân hàng đạt 17.589 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm trước. 

Nâng cao năng lực tài chính, kiểm soát tốt chất lượng hoạt động

Trong năm 2021, đại dịch COVID-19 với đợt bùng phát lần thứ tư từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong nước. Trước tình hình đó, phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, VietinBank tiếp tục tích cực đồng hành cùng khách hàng, kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ phù hợp, thiết thực, chủ động cắt giảm lợi nhuận từ việc giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của NHNN, đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ giúp khách hàng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phục hồi, phát triển qua giai đoạn đại dịch.

Bên cạnh đó, VietinBank cũng chú trọng tăng cường kiểm soát chất lượng nợ, chủ động nhận diện sớm các ngành/lĩnh vực/khách hàng tiềm ẩn rủi ro để kịp thời triển khai các biện pháp ứng xử phù hợp, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo đúng quy định của NHNN để chủ động trong các phương án xử lý nợ. Đặc biệt, VietinBank đã trích lập hơn 90% số dự phòng phải trích lập theo Thông tư 03, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện tích cực ở mức 180%, cao hơn 37% so với năm 2020. Từ đó giúp VietinBank nâng cao năng lực tài chính, khả năng chống chịu trước các rủi ro có thể có từ nền kinh tế.

Nguyên nhân ngân hàng vietinbank phá sản
Ngay từ đầu năm 2022, VietinBank tập trung các nguồn lực để xây dựng và triển khai mạnh mẽ các trọng tâm kinh doanh

Đại diện VietinBank cho biết: Năm 2022 được xác định là năm bản lề để VietinBank thúc đẩy tăng trưởng đột phá, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi trong trạng thái bình thường mới, toàn hệ thống sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để triển khai mạnh mẽ các trọng tâm kinh doanh, bám sát các mục tiêu đã đề ra ngay từ đầu năm. Một số mục tiêu chính của VietinBank trong năm 2022 để trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự kiến: Tổng tài sản: Tăng trưởng khoảng 5% - 10%; tín dụng: Tăng trưởng khoảng 10% - 14%; nguồn vốn huy động: Tăng trưởng 10% - 12%; tỷ lệ nợ xấu: Dưới 2%; lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế: Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng trưởng 10% - 20%.

PV