Cách làm bài phân tích cảm nhận một đoạn văn năm 2024

Xây dựng dàn ý là việc ghi lại những ý tưởng cho bài cảm nhận một cách khái quát qua cấu trúc: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

  1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về tác phẩm.

  1. Thân bài:

- Nêu những điểm đặc sắc về nội dung tác phẩm:

+ Đối với tác phẩm truyện: cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết,...

+ Đối với tác phẩm thơ: thể thơ, hình ảnh thơ, những sáng tạo độc đáo, mới mẻ,...

- Nêu những điểm đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Ngôn ngữ, cách miêu tả, biện pháp tu từ, liên tưởng…

*Viết đủ ý, rõ ràng Một bài văn cảm thụ hay thì trước hết nó phải là bài văn đúng và đủ ý. Đối với Ngữ văn hay Tập làm văn trước nay vẫn bị nhiều người hiểu lầm là muốn học được văn phải có năng khiếu, chỉ cần viết hay là được. Thực chất việc học văn cũng đòi hỏi sự logic, học theo chương trình, có motip học, chỉ khác nhau ở cách xây dựng từ ngữ và cách cảm nhận văn học mà thôi. “Muốn viết một bài văn hay thì trước tiên các bạn phải viết đúng đã, cần đảm bảo đủ bố cục của bài văn, đủ các ý và nội dung thì mới gây được ấn tượng với người đọc, người xem.” *Không “viết dài, viết dai, viết dại” Việc viết quá dài có thể dẫn đến không đủ ý và lan man. Một bài văn cảm nhận thì sẽ có nhiều ý và nhiều đoạn cần phân tích, tuy nhiên, dung lượng của mỗi đoạn không nên quá dài. Bởi nếu quá đầu tư vào một đoạn thì có thể dẫn đến trùng ý, hết “văn”,... *Tránh viết văn lủng củng, rời rạc Bài văn cảm thụ văn học là dạng bài đòi hỏi học sinh cần có sự thống nhất, mạch lạc. Học sinh không nên diễn đạt quá khô khan cứng nhắc, nhưng cũng không nên viết quá hoa mỹ, văn vẻ mà không đi vào trọng tâm. Đồng thời, đã là văn “cảm thụ” thì học sinh không nên hành văn quá mô típ hoặc rời rạc, như vậy sẽ không lưu lại dấu ấn trong lòng người đọc.

IIác bước để làm bài văn cảm thụ văn học

“ Để làm được một bài văn dạng này, các con cần chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ, hiệu quả biểu đạt mà các nghệ thuật đó mang lại; chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ. Đặc biệt là các con cần diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình, văn phong phù hợp, rành mạch.”

Để làm tốt dạng bài cảm thụ tác phẩm thơ, văn, học sinh chú ý các bước làm như sau:

  • Bước một, cũng là bước xác định đề bài, tổng quan về bài thơ, đoạn văn. Theo đó, học sinh cần:
    • Đọc kĩ đề, nắm vững yêu cầu của đề bài.
  • Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật. +Bước hai chính là bước tìm ra các ý chính quan trọng cho bài thơ, đoạn văn theo đề bài, cụ thể, học sinh cần:
  • Xác định rõ nội dung và nghệ thuật.
  • Tìm ý, tiêu đề nội dung của mỗi ý. +Bước ba là bước mà bất cứ một bài Tập làm văn nào cũng cần có, không riêng gì bài cảm thụ văn học, đó là tạo “sườn” cho bài văn hay nói khác đi là lập dàn ý cho cả bài. Ở bước này, học sinh cần:
  • Lập dàn ý cho đoạn văn/ bài văn.
  • Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ. Học sinh nêu cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá.
  • Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh.
  • Khi phát hiện phép nhân hóa, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hóa, nhờ từ ngữ nào, qua đó đặc điểm của sự vật được nhân hóa hiện lên như thế nào.....
  • Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt, ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn nói tới.
  • Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ, hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.
    • Tương tự việc phát hiên tìm hiểu các từ ngữ, sử dụng các kiểu câu- tác dụng của kiểu câu trong văn bản,... hình ảnh, âm thanh, màu sắc...; cách diễn đạt, miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình, hành động, cử chỉ , lời nói,..ịp thơ, giọng văn, cách sử dụng nghệ thuật: nói quá, nói giảm nói tránh, phóng đại, thậm xưng,...điệp từ, điệp ngữ, nói lái,... sử dựng thành ngữ, tục ngữ trong cách diễn đạt của tác giả,...ép đối, tương phản tăng cấp, đảo ngữ,...đều chú ý để phân tích giá trị nghệ thuật,...Ú Ý BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG TỪNG BÀI. +Bước bốn, học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn theo yêu cầu của đề bài.

IV.Để bài văn cảm thụ được hay và ấn tượng, bài văn cần đáp ứng các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ của đoạn thơ, đoạn văn, trích dẫn lại (nếu có thể).

  • Phân tích các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng (biện pháp tu từ gì? ở hình ảnh nào? giá trị biểu đạt của các phép tu từ đó?)
  • Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật, cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn.

Để viết được một bài văn cảm nhận hay, học sinh cần lưu ý viết dung lượng vừa đủ, đủ ý, rõ ràng, hành văn phù hợp với từng bài thơ, đoạn văn. Đồng thời, cần làm đúng theo các bước để có thể có một bài văn cảm thụ hay, ấn tượng.

DÀN Ý CHUNG

Dàn ý phân tích một đoạn thơ hoặc một bài thơ

*Mở bài:

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.
  • Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả. *Thân bài:
  • Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng làm bài.
  • Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.... trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.

cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

Kết bài:

  • Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  • Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

V. BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN “KHÓ

NHĂN”

  1. Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi

Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý.. đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2ện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại

Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc.

Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.

3 .Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo:

Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

  1. Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ

Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

7 Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái:

Việc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.