Cách nuôi chó cỏ

4.7/5 - (180 bình chọn)

Chó Cỏ là giống chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam. Đây là cách gọi chung của tất cả các loại chó của Việt Nam. Tùy theo thuộc tính, vùng đất mà chúng được chia thành các giống khác nhau.

Chúng còn có tên gọi khác là chó ta, do bị lai tạp từ nhiều giống chó khác nhau nên người ta gọi chúng là Chó cỏ để phân biệt với các loại chó khác.

Cách nuôi chó cỏ

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Đặc Điểm Nhận Dạng Chó Cỏ
  • 2 Tính Cách Của Cho Cỏ
  • 3 Cách Chăm Sóc Chó Cỏ
    • 3.1 Chế độ dinh dưỡng cho chó cỏ
    • 3.2 Giai đoạn lúc còn nhỏ 2-3 tháng tuổi
    • 3.3 Giai đoạn phát triển từ 3 tháng đến 7 tháng tuổi
    • 3.4 Giai đoạn hoàn thiện từ 7 tháng tuổi trở lên
  • 4 Cách Chọn Chó Cỏ Khôn
    • 4.1 Chọn chọn chó khôn dựa vào màu lông
    • 4.2 Chọn chó khôn dựa vào chân của chúng
    • 4.3 Chọn chó khôn dựa vào lưỡi và mắt
    • 4.4 Cách chó khôn dựa vào đuôi của chúng
    • 4.5 Chọn chó khôn dựa vào biểu hiện của chúng

Đặc Điểm Nhận Dạng Chó Cỏ

Các giống chó Việt Nam nhìn chung có tầm vóc trung bình và nhỏ chó ta nặng khoảng 10 12 kg khi trưởng thành.

Chó cỏ thì có tầm vóc trung bình, cân nặng từ 12 kg-20 kg, chiều caotính từ mặt đất lên tới đỉnh vai từ 45 cm 65 cm.

Cơ thể hơi dài hơn so với chiều cao, thông thường chó đực to hơn chó cái. Đặc điểm dễ nhận biết với loài này nếu là thuần chủng phải có bốn chân có màu bít tất trắng, đuôi bông lau và chóp đuôi trắng, đuôi dài vừa phải, bình thường buông thõng cụp đuôi, lúc hoạt động dựng hướng lên trên, hoặc cuộn trên lưng cong đuôi.

Chiều cao tới vai so với chiều dài cơ thể là 1: 1,2 trong đó phần thân nằm trong hình chữ nhật nằm ngang, lưng thẳng, bụng thon gọn.

Chiều dài toàn đầu so với chiều dài mõm là 2: 1, đầu chúng thon, dài vừa phải và cân đối, Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói, mõm chó hình chữ V và ngắn, đầu mõm hơi nhọn, gốc mõm khá rộng.

Mõm dài gần bằng nửa chiều dài toàn đầu. mũi có màu đen, lưỡi màu hồng hoặc có đốm màu đen.

Tai nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai to vừa phải, cân đối, không nhọn, phía trong tai ít lông.

Nếu nhìn thẳng trực diện thì hai tai dựng đứng, vuông góc với đỉnh sọ. Các màu lông phổ biến là màu lông đỏ lửa, đen 4 mắt, trắng, đen tuyền, xám, đốm khoangchó lụn, nâu, vện.

Cách nuôi chó cỏ

Tính Cách Của Cho Cỏ

Chó ta ở Việt Nam cũng rất thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát và rất hoà động với mọi người.

Chúng cũng là loài chó được nhiều gia đình nuôi nấng và coi như thú cưng trong nhà vì bản tính trung thành và nghe lời.

Chúng sủa rất nhiều nếu như người lạ vào nhà hoặc thấy cái gì bất ổn xảy ra. Vì chúng có khả năng canh gác, bảo vệ rất tốt.

Chúng luôn tôn trọng lời nói cũng như mệnh lệnh của chủ, chủ bảo gì nghe nấy nếu như được huấn luyện ngay từ nhỏ.

Ngoài ra chúng cũng là loài chó thân thiện, dễ gần nếu như bạn tôn trọng chúng và luôn đối xử tốt với chúng. Có một số loài cũng rất yêu quý trẻ con, chúng quấn lấy trẻ con như những người bạn của mình.

Chó ta cũng rất khôn, chúng hiểu được cảm giác của chủ nhân mình. Nếu bạn buồn chúng cũng sẽ quấn lấy bạn và buồn cùng bạn.

Khi bạn về nhà chúng sẽ mừng vẫy đuôi và bám lấy bạn như đứa trẻ thấy mẹ về. Hơn nữa chúng cũng biết dỗi hờn nếu như bạn bỏ mặc, không quan tâm đến chúng như thường xuyên.

Cũng là loài năng động, ưa chạy nhảy. Có lúc quậy phá, đào bới nhưng cũng có lúc lại im lặng. Có những lúc chúng nằm im và không muốn vui đùa với ai cả.

Cách nuôi chó cỏ

Cách Chăm Sóc Chó Cỏ

Chúng thích nghi với điều kiện sống vô cùng tốt, cho nên chó cỏ rất hiếm khi mắc bệnh như những giống chó Tây.

Nhưng không phải thế mà chúng ta bỏ bê không chăm sóc các em ý. Dưới đây là một vài cách chăm sóc chó hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho chó cỏ

Chúng tương đối dễ chăm sóc và cho ăn, hầu như những thức ăn bạn cho chúng ăn chúng đều không chê bởi chúng trung thành và chịu kham khổ.

Tuy nhiên, để những chú cún phát triển khỏe mạnh các bạn nên chia khẩu phần ăn theo từng giai đoạn phát triển của chúng.

Giai đoạn lúc còn nhỏ 2-3 tháng tuổi

Giai đoạn này chỉ nên cho cún ăn cháo nấu cùng thịt hoặc các loại củ xay nhuyễn. Để dạ dày của cún tập thích nghi với thức ăn.

Ngày nên cho ăn 4 bữa, mỗi bữa chỉ cho 1 lượng cháo vừa phải, chó con tuyệt đối không được cho ăn nhiều. Bạn cho chúng ăn bao nhiêu chúng sẽ ăn hết bấy nhiêu như vậy rất dễ hỏng đường ruột của chúng.

Giai đoạn phát triển từ 3 tháng đến 7 tháng tuổi

Giai đoạn này những chú cún bắt đầu phát triển về thể chất, bộ lông, xương và răng. Chính vì vậy nên cung cấp cho chúng thêm thịt heo, thịt gà, nội tạng động vật.

Nên tập cho chúng ăn rau, rau rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. Trong giai đoạn này, cún cỏ rất dễ gặp các bệnh về đường ruột nên tuyệt đối không cho chúng ăn xương và ăn các loại cá. Giai đoạn này nên cho chúng ăn khoảng 3 bữa 1 ngày.

Giai đoạn hoàn thiện từ 7 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn này các bạn nên giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của chúng. Nên tăng thêm cho chúng ăn cá, xương heo phần dễ nhai để răng chó được chắc khỏe. Cho cún ăn 2 bữa 1 ngày để chúng không bị béo phì và giúp cơ bắp chúng săn chắc hơn.

Cách nuôi chó cỏ

Cách Chọn Chó Cỏ Khôn

Chó cỏ Việt Nam thuộc vào giống chó khôn, dễ dạy nhưng tư chất thông minh thì không phải con nào cũng giống con nào.

Một số chú chó rất biết nghe lời nhưng một số khác lại khá lì lợm. Cách chọn chó khôn theo kinh nghiệm dân gian sau đây sẽ giúp bạn được chú chó ta đẹp và khôn nhất.

Chọn chọn chó khôn dựa vào màu lông

Dân gian thường có câu Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm. Câu này có nghĩa những chú chó có màu lông vện sẽ thông minh nhất.

Màu lông vện là tổng hợp của màu lông đen và màu lông vàng. Trong đó, lông đen và lông vàng sẽ mọc thành từng vệt giống như lông hổ.

Chó ta đẹp lông vện thường là những chú chó rất thông minh, nhanh nhẹn và rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng không dễ mà tìm được một chú chó lông vện thuần chủng. Giá của lông vện thường cao hơn nhiều so với những chú chó cỏ đẹp màu lông khác.

Chọn chó khôn dựa vào chân của chúng

Chó tứ túc mai hoa và chó huyền đề 2 chân sau thường là những chú chó rất khôn. Trong đó những chú chó có phần lông trắng mọc ở mu bàn chân lên sẽ được gọi là tứ túc mai hoa.

Hay nhiều người còn gọi những chú chó này là chó đeo tất. Chúng còn được xem như điềm may cho chủ nhân. Dễ nhận biết nhất chó tứ túc mai hoa là các chú chó đen 4 chân trắng nổi bật.

Ngoài ra, chó có huyền ở 2 chân sau hoặc cả 4 chân cũng là những chú chó rất khôn. Vậy huyền đề là gì? Hiểu đơn giản đây là phần móng thừa mọc ra ở chân sau hoặc chân trước của từng chú chó.

Chọn chó khôn dựa vào lưỡi và mắt

Các chú chó có phần lông trắng ở 2 bên mắt thường gọi là chó 4 mắt. Chó 4 mắt bắt chuột cực giỏi, rất nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ huấn luyện.

Ngoài ra, người ta còn chọn mua chó ta khôn dựa vào đặc điểm lưỡi. Trong đó, chó đốm lưỡi được đánh giá là những chú chó khôn. Không giống như chó đốm đuôi.

Vậy chó đốm đuôi thì sao? Theo kinh nghiệm dân gian, chó đốm đuôi rất khó dạy, hay ăn vụng, cắm trộm.

Nói chung đây thường là những chú chú không nên nuôi. Tuy nhiên, quan niệm này cũng không hoàn toàn chính xác bởi chó khôn hay không còn phụ thuộc cách bạn dạy dỗ chúng.

Cách chó khôn dựa vào đuôi của chúng

Bên cạnh màu lông, mắt hay lưỡi, bạn cũng có thể dựa vào biểu hiện ở phần đuôi của chúng để nhận biết chó có khôn hay không. Những chú có đuôi xoăn cuộn tròn trên lưng và hơi ngả về phía bên trái rất giỏi trông nhà.

Chọn chó khôn dựa vào biểu hiện của chúng

Một chú chó khôn còn được thể hiện ở biểu hiện của chúng. Cụ thể là nếu trước khi nằm xuống, chúng hay có thói quen quay 3 vòng tại chỗ.

Đây là những chú chó có tính cảnh giác cao, gặp người quen có thể chúng không sủa nhưng vẫn đề phòng.