Cách trị ốc sên cho lan

CÁCH TRỪ ỐC SÊN CHO CÂY LAN

Ốc sên là nổi lo sợ cho những nhà làm vườn, những người đam mê cây cảnh. Ốc sên tưởng chừng vô hại nhưng nó lại gây hại rất nhiều đặc biệt là cây lan.

Lượt xem: 469

Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn.

Cách trị ốc sên cho lan

Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động trở lại ngay sau những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho lan.

Các loại ốc sên, nhớt thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển.

Cách phòng trừ ốc sên

Chúng ta cần đặt vấn đề phòng ngừa ốc sên hại lan lên hàng đầu hơn là dùng thuốc diệt trừ chúng. Nếu làm tốt khâu này, thì bạn không cần phải lo lắng nhiều tới việc diệt trừ loài vật gây hại này. Hoặc có thế hạn chế sự phá hoại của chúng ở mức thấp nhất.

Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa và những ngày u ám, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan, đặc biệt trong mùa khô. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn

Tìm và diệt hết ốc thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn và vào lúc sáng sớm.

Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng.

Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít để dụ chúng đến ăn và bắt chúng.

Còn thêm một cách nữa là rắc vôi bột hoặc muối trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần, nhưng cần chú ý không được rắc trên chậu lan.

Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêuhuỷ chúng

Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần.

Bảo vệ lan khỏi ốc sên

Cách trị ốc sên cho lan

Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.


Xem thêm các loại phân bón lan:https://xuannong.vn/dat-sach-phan-sach-d6.html

Tư vấn bán hàng: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (zalo)

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

(Cách nhã tư Trần Ngọc Quế khoảng 100m, cùng phía với nhà máy nước)

Bài viết liên quan
  • Những lợi ích tuyệt vời từ quả cà chua

  • Các bệnh thường gặp trên dưa lưới

  • THỤ PHẤN CHO DƯA LƯỚI TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG

  • TRỒNG RAU GÌ VÀO MÙA MƯA?

  • CÁCH NGÂM Ủ HẠT GIỐNG NHANH NẢY MẦM

  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐU ĐỦ SAI QUẢ, ÍT GÃY ĐỔ