Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý

1. Đất là gì ?

Theo Wikipedia định nghĩa: Đất là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ…

Trong bất động sản, phân loại đất đai căn cứ vào mục đích sử dụng, đất được chia làm 3 nhóm:

+ Nhómđất nông nghiệp

+ Nhómđất phi nông nghiệp

+ Nhóm đất chưa sử dụng.

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+Đất trồng cây lâu năm;

+Đất lâm nghiệp;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+Đất nông nghiệp khác.

2. Thực trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Là đất nước phát triển chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp, hàng năm Việt Nam luôn cho ra đời những nông sản hàng hóa số lượng lớn đáp ứng không chỉ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn nhập khẩu sang nước ngoài.

Tuy nhiên theo ghi nhận, độ phì nhiêu đất nông nghiệp của nước ta đang có sự giảm sút nghiêm trọng hàm lượng hữu cơ, lượng mùn có trong đất. Nếu như trước đây có rất nhiều loại đất sở hữu hàm lượng hữu cơ từ 2-3% thì ngày nay điều đó gần như không còn gặp. Bên cạnh đó, các loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ.

Đất trồng đang vô hình bị “vắt kiệt sức lao động” bởi các vụ canh tác liên tục không có hồi nghỉ, tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan. Những hành động này lâu dài khiến đất nông nghiệp ngày càng bạc màu và khô cứng.

Thực tế, hơn 1,3 triệu ha đất đã rơi vào tình trạng suy thoái, hơn 2,3 triệu ha có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Các con số này như hồi chuông cảnh báo nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục sớm để không rơi vào trạng thái tồi tệ hơn. Đây cũng chính là lý dovì sao phải sử dụng đất hợp lývà có biện pháp cải tạo.

I. Khái niệm về đất trồng

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

II. Vai trò của đất trồng

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng gồm:

  • Phần khí: Là không khí có ở trong các khe hở của đất. Không khí có trong đất cũng chứa nito, oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển.
  • Phần rắn: Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ. Thành phần vô cơ chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn. Trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho, kali… Thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.
  • Phần lỏng: Là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng.

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý

Cách thức sử dụng đất hợp lý

Đất là một tài nguyên quan trọng, nếu không có đất hoặc trong tương lai, tài nguyên này không sử dụng được nữa thì sẽ là thảm hoạ

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý 13

Các thông tin cơ bản về đất

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ. Ví dụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy (O2) cũng như hấp thụ điôxít cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.

Thành phần của đất

Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ.

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý 14

Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.

Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú. Và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.

Tỉ lệ của các loại đất

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét.

Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:

Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.

Đất thịt: 45% cát, 40% limon và 15% sét.

Đất sét: 25% cát, 30% limon và 45% sét.

Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian. Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ…

Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ.

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý 15

Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.

Phân loại đất

Đất nông nghiệp:

Là các loại đất rừng, đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, bao gồm:

Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây lâu năm

Đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các công trình phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh,…

Đất phi nông nghiệp

Là loại đất đã được sử dụng nhưng không dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nêu trên, nó bao gồm:

Đất ở

Đất xây dựng trụ sở cơ quan; xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý 16

Đất sử dụng vào mục đích công cộng: đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (đất xây đền, nhà thờ…)

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp khác gồm: đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà chứa nông sản, vật tư, thiết bị máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Đất chưa sử dụng

Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng như bãi bồi ven sông, ven biển,…

Vì sao phải sử dụng đất hợp lý

Chúng ta phải sử dụng đất hợp lý vì 3 lý do chính sau:

1. Hướng đến phát triển bền vững với môi trường, thảm thực vật trong xanh, lành mạnh.

Hiện nay, xu thế của thế giới là phát triển bền vững. Hiểu một cách đơn giản nhất là phát triển những vẫn phải đảm bảo được sự an toàn cho môi trường sống xung quanh. Chỉ có như vậy mới có thể cứu được thế giới khỏi các nguy cơ môi trường mà chúng ta đang gây ra.

2. Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người: các loại cây ăn quả, rau cũ, lúa gạo, thịt cá…

Đât là một tài nguyên cực kỳ quan trong, một trong 3 loại tài nguyên không thể thiếu cho con người: đất, nước, không khí. Cần phải biết bảo vệ đất trong phát triển, có như vậy thì mới có thể bền vững phát triển được.

3. Bên cạnh đó, do dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng, dẫn đến quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để hướng đến phát triển cho thế hệ tương lai.

Đây là lý do thực sự đáng quan ngại, dân số tăng nhưng quỹ đất để giúp cho người dân an cư lại không có thêm nhiều, chính vì lẽ đó mà chúng ta phải sử dụng và quản lý tài nguyên đất một cách hợp lý nhất

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 08888.1.3456 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này.



Δ