Cách thoát khỏi áp lực gia đình

Áp Lực Gia Đình Là Gì? Nhận Diện Và Biện Pháp Khắc Phục

Trang chủ / Vấn đề tâm lý khác / Áp Lực Gia Đình Là Gì? Nhận Diện Và Biện Pháp Khắc Phục
Tác giả Trương Oanh
đăng lúc 1:44 PM , 14/10/2021

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chắc hẳn ai trong chúng ta đều không thể tránh khỏi những áp lực đến từ xã hội và gia đình. Nếu những căng thẳng, mệt mỏi của bạn đến từ chính gia đình của mình và bạn đang loay hoay chưa biết tháo gỡ chúng như thế nào thì hãy dành thời gian đọc qua thông tin của bài viết này.

Cách thoát khỏi áp lực gia đình
Áp lực gia đình kéo dài sẽ khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng và ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình.

Áp lực gia đình là gì? Nhận diện thế nào?

Hiểu một cách đơn giản thì áp lực gia đình chính là những sự mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình sinh sống và hòa hợp cùng với các thành viên trong gia đình khiến cho nhiều người cảm thấy ngột ngạt và không thể gắng gượng được. Những sự áp lực này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là sự khác biệt giữa nhiều thế hệ, gánh nặng về tài chính, trách nhiệm với con cái hoặc sự thiên vị giữa các thành viên trong gia đình,

Cho dù các áp lực gia đình đến từ bất kì yếu tố nào thì cũng có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, cuộc sống hoặc thậm chí là làm rạn nứt các mối quan hệ. Chính những áp lực đến từ gia đình đã khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán ghét việc xuất hiện trong chính ngôi nhà của mình. Mỗi người sẽ có những biểu hiện cũng như hành động khác nhau, tùy thuộc vào sự ức chế nhiều hay ít bên trong.

Một số trường hợp do những áp lực gia đình quá lớn khiến cho họ trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, tức giận vô cớ và nổi nóng với bất kì ai khi họ nhắc đến các vấn đề về gia đình. Nhiều người có tính cách yếu đuối, nhút nhát hơn thì sẽ trở nên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, suy sụp, khóc lóc và không thể hoàn thành tốt các công việc hàng ngày từ đó chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm đáng kể.

Những đối tượng thường xuyên phải chịu áp lực gia đình sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau sang chấn, mất ngủ,Nghiêm trọng hơn là có những trường hợp còn có ý định muốn tự sát để giải thoát cho bản thân.

Nguyên nhân gây nên những áp lực từ gia đình

Các áp lực đến từ gia đình khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán chường và vô cùng tuyệt vọng. Để có thể khắc phục tốt các áp lực này trước hết bạn cần biết được nguyên nhân nào khiến cho cuộc sống gia đình trở nên buồn chán và ngột ngạt. Dưới đây là một số lý do có thể gây ra các áp lực trong gia đình mà bạn cần chú ý:

1. Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe

Để có thể xây dựng và vun đắp nên tình cảm gia đình bền vững thì đòi hỏi tất cả các thành viên phải có sự tương tác và hỗ trợ tốt đối với nhau. Mỗi người cần phải biết cách lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông với những vui buồn của người khác. Khi bạn có sự chia sẻ, đồng cảm với những người bên cạnh sẽ giúp cho tất cả thấu hiểu nhau nhiều hơn, đồng thời bản thân cũng cảm thấy được tôn trọng và quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống gia đình chắc hẳn không thể không xuất hiện các lỗi lầm hoặc đôi khi hờn dỗi lẫn nhau. Vì thế, nếu thiếu đi sự thông cảm, chia sẻ và lắng nghe sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình dần tách biệt và không còn dành nhiều sự yêu thương cho nhau. Do đó, khi thiếu đi yếu tố này sẽ rất dễ dẫn đến các áp lực gia đình đè nặng lên tất cả những thành viên.

2. Gia đình thiếu sự chia sẻ công việc

Tư duy việc nhà chỉ thuộc về bổn phận và nghĩa vụ của phụ nữ đôi khi sẽ gây nên rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là các áp lực đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. Do lối suy nghĩ này mà một số gia đình luôn bắt ép người phụ nữ phải làm hầu hết các công việc trong nhà, từ việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái,

Cách thoát khỏi áp lực gia đình
Các áp lực từ việc phải làm quá nhiều công việc nhà khiến cho phụ nữ trở nên mệt mỏi và suy kiệt

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ không chỉ đảm nhiệm vai trò trong gia đình mà còn ra ngoài xã hội để làm việc, lao động gia tăng thu nhập. Không ít các trường hợp phụ nữ vừa phải lo việc bên ngoài xã hội vừa phải tất bật chăm lo cho cuộc sống gia đình. Tình trạng này vô tình gây nên rất nhiều các áp lực tiêu cực đến cá nhân khiến họ dần mệt mỏi và kiệt sức. Nếu công việc trong gia đình cũng được san sẻ và phân chia đồng đều sẽ giảm bớt đi một phần gánh nặng cho họ.

3. Các quan niệm cổ hủ, lạc hậu

Cũng giống như tư duy việc nhà là của phụ nữ thì những quan niệm lạc hậu, cổ hủ, lỗi thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các áp lực gia đình. Thời đại xã hội đang ngày ngày phát triển và tiến bộ vượt bậc, đôi lúc những quan niệm xưa cũ không còn phù hợp. Nếu cứ mãi cứng nhắc với những lối sống xưa thì đôi lúc bạn sẽ tạo nên một khoảng cách thế hệ rất lớn trong gia đình của mình. Nếu không có ý định thay đổi tư duy thì khoảng cách này sẽ ngày càng bị nới lỏng và tạo nên rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình.

4. Gánh nặng về tài chính, tiền bạc, chi tiêu

Gánh nặng về tài chính cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây nên áp lực trong gia đình. Một vài thông tin cho biết đây không chỉ là yếu tố tạo nên sự căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống gia đình mà còn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, stress kéo dài. Việc phải luôn suy nghĩ, tính toán và đau đầu về những khoản chi phí, cách chi tiêu hợp lý cũng khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý nặng nề.

5. Không chịu thích nghi và thay đổi để phù hợp với cuộc sống thực tại

Cuộc sống luôn luôn thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nếu bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra rất nhiều sự căng thẳng, áp lực trong gia đình. Việc không chịu thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt, dễ gây ra nhiều mâu thuẫn không đáng có và dần hình thành các áp lực, stress cho bản thân. Đặc biệt là các trường hợp sau khi vừa mới kết hôn thì cần phải nỗ lực và thay đổi bản thân để có thể hòa hợp với cuộc sống mới.

6. Trách nhiệm nuôi dạy con cái

Đối với các gia đình nhỏ đã có con thì việc chăm sóc và nuôi dạy con cái đôi khi cũng là một áp lực khiến nhiều người mệt mỏi và căng thẳng. Trách nhiệm đối với con cái luôn là sự trăn trở và lo nghĩ của hầu hết các bậc phụ huynh. Cha mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con có thể phát triển một cách trọn vẹn, giúp con có được môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp. Những nỗi lo lắng này luôn khiến cho nhiều người phải buồn phiền và tự tạo nên các áp lực cho bản thân.

7. Sự thiên vị, không công bằng giữa con cái

Ở nước ta, rất nhiều các gia đình và bậc phụ huynh hay có tư duy rằng con nhỏ luôn cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ. Thực tế điều này hoàn toàn không sai nhưng nếu không có sự công bằng và phân chia đồng đều sự yêu thương giữa con cái sẽ dễ khiến cho trẻ nảy sinh sự tủi thân, đố kỵ với nhau. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dễ gây nên những sự thù ghét trong gia đình, trẻ bị ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý, cảm xúc và ức chế tiêu cực.

Cách thoát khỏi áp lực gia đình
Sự thiên vị, không công bằng giữa con cái cũng chính là nguyên nhân dẫn đến áp lực gia đình

8. Sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân

Ngày nay, mỗi nhà chỉ có từ 1 đến 2 con nên sự kỳ vọng của cha mẹ và gia đình lại càng gây áp lực cho các em. Ai cũng mong muốn con mình có thể trở thành một người tài giỏi, được nhiều người yêu mến và tôn trọng. Cũng chính vì thế mà nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra mục tiêu quá cao cho con, đòi hỏi con phải có được thành tích học tập tốt, thi đậu vào các trường đại học danh tiếng và rất nhiều các vấn đề khác. Điều này vô tình tạo nên một áp lực to lớn đối với con cái, trẻ dần bị thay đổi về mặt cảm xúc hoặc thậm chí có những thái độ, hành vi tiêu cực nhằm phản kháng lại gia đình.

9. Quan niệm về chuyện tình yêu, đồng tính

Cho đến ngày nay, nhiều gia đình vẫn còn các quan niệm khắt khe về chuyện tình yêu, lựa chọn bạn đời cho con theo ý muốn của bản thân. Trong thực tế không ít cuộc tình tan vỡ cũng bởi vì sự phản đối, hà khắc của các bậc phụ huynh. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy ngột ngạt, mất đi quyền riêng tư và tự do của bản thân. Thậm chí có một số trường hợp trở nên thù ghét chính gia đình của mình, họ không còn muốn gặp gỡ hay trò chuyện với những người đã ngăn cản tình yêu của họ.

Đặc biệt hơn, do khoảng cách của thế hệ mà nhiều bậc phụ huynh của nước ta vẫn chưa thể chấp nhận được quan niệm về đồng tính. Nhiều người còn cho rằng đó chính là một căn bệnh và cần phải được điều trị, khắc phục. Điều này đôi lúc khiến cho con cái và cha mẹ không thể gần gũi và trò chuyện với nhau. Những đối tượng thuộc giới LGBT cũng sẽ không dám thể hiện bản thân trước mặt gia đình và phải chịu đựng rất nhiều áp lực đến từ những người thân thiết.

Biện pháp khắc phục và giảm bớt các áp lực gia đình

Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi những áp lực phát sinh khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Vậy làm thế nào để khắc phục và giảm bớt các áp lực này để cuộc sống trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn?

Cách thoát khỏi áp lực gia đình
Làm sao để giảm bớt các áp lực gia đình?

1. Học cách lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn với gia đình

Như đã chia sẻ ở trên, việc lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau là điều hết sức quan trọng để bạn có thể xây dựng và vun đắp tốt cho hạnh phúc gia đình. Bất kì mối quan hệ nào dù là anh chị em, cha mẹ con cái, vợ chồng cũng cần phải có sự đồng cảm và quan tâm lẫn nhau mới có thể gắn kết lâu dài.

Vì thế, nếu những áp lực của bạn xuất phát từ yếu tố này thì hãy cố gắng chủ động hơn trong việc giao tiếp, kết nối. Hãy tạo thêm nhiều cơ hội để cả gia đình quây quần bên nhau và chia sẻ những vấn đề xoay quanh cuộc sống. Nếu cần thiết hãy tạo một chuyến du lịch ngắn hạn hoặc đơn giản là những bữa tiệc gia đình ấm cúng để tâm sự, chia sẻ với nhau nhiều hơn.

2. Rèn luyện cách thích nghi với cuộc sống gia đình

So với việc sống độc lập, tự do thì cuộc sống gia đình đòi hỏi bạn phải có nhiều sự cố gắng và nỗ lực hơn. Khi sinh hoạt và chung sống với nhiều cá thể ở nhiều thế hệ khác nhau thì bạn cần phải học cách thích nghi để có thể dung hòa tốt với mọi người. Đừng quá cứng nhắc với những quy tắc hoặc quan niệm sống của bản thân, bởi đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn với những sự mới lạ và thay đổi.

3. Kiểm soát cảm xúc, giữ sự bình tĩnh

Đôi lúc những sự nóng giận, không biết cách kiềm chế lời nói, hành vi của bản thân cũng gây nên những sự bất hòa trong gia đình. Vì thế, hãy học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình, bình tĩnh trong mọi tình huống để tránh việc gây ra những hậu quả không lường làm mất hòa khí giữa các thành viên trong gia đình.

Khi xảy ra bất kì mâu thuẫn hoặc tranh cãi nào đó trong gia đình thì việc đầu tiên bạn cần làm là cố gắng giữ bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng các lời nói làm tổn thương hay xúc phạm người xung quanh. Nếu cảm thấy không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân thì tốt nhất bạn nên lánh đi một lúc. Sau khi bình tĩnh trở lại hãy cùng nhau ngồi xuống để giải quyết vấn đề.

4. Nhìn nhận sai lầm và tiếp thu góp ý

Bạn hãy hiểu rằng, gia đình luôn muốn giúp bạn trở nên tốt và hoàn thiện hơn. Vì thế, đừng vội phán xét hay cho rằng những ý kiến đóng góp của họ là đang cố tình phản đối và ngăn cấm bạn. Hãy cởi mở và nhẹ nhàng lắng nghe để có thể tiếp thu tốt những ý kiến, lời khuyên từ những thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải học cách nhìn nhận những sai lầm của bản thân. Nếu phạm phải lỗi lầm nào đó hãy mạnh dạn nhận lỗi và cố gắng khắc phục chúng. Gia đình sẽ không vì những sai lầm đó mà bỏ rơi bạn, chỉ cần bạn biết nhận lỗi và sửa sai thì mọi người sẽ luôn yêu thương và quan tâm bạn.

5. Chia sẻ công việc trong gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình đều phải có nhiệm vụ và trách nhiệm trong các công việc hàng ngày. Hãy chia sẻ và phân công về những công việc cần phải làm trong ngày cho tất cả các thành viên. Người nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn. Việc có thể cùng nhau thực hiện các công việc dọn dẹp trong nhà không chỉ giúp cho một cá nhân giảm bớt các áp lực gia đình mà còn giúp các thành viên gia tăng sự kết nối, cảm thấy hạnh phúc hơn.

6. Không gây áp lực lên con cái

Các bậc phụ huynh nên cố gắng đặt mình vào vị trí của con cái để có thể thấu hiểu được mong muốn và tâm lý của con. Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có những mơ ước và diễn biến tâm lý khác nhau, vì thế cha mẹ cũng cần quan tâm và đồng cảm với con nhiều hơn. Đặc biệt là những trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, việc học tập phải đối diện với rất nhiều áp lực, do đó gia đình cũng không nên đưa ra quá nhiều mục tiêu và kỳ vọng ở trẻ sẽ càng khiến cho trẻ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Đồng thời cha mẹ cũng nên chia đều tình yêu thương cho các con, đừng nên đối xử phân biệt giữa các thành viên trong gia đình. Cho dù các con đã lớn cũng luôn mong muốn nhận được nhiều sự yêu thương và quan tâm từ cha mẹ và gia đình, vì thế hãy luôn thể hiện tình cảm dành cho tất cả các thành viên.

Thông tin của bài viết trên đây cũng phần nào giúp cho bạn đọc hiểu được về những áp lực xuất hiện trong gia đình. Hi vọng bạn sẽ có cách tháo gỡ chúng để có thể xây dựng và vun đắp cho cuộc sống trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Tham khảo thêm:

  • 10 Cách Giúp Bạn Cải Thiện Tâm Trạng Đơn Giản Hiệu Quả
  • Tâm Lý Con Gái Ở Tuổi Dậy Thì Cha Mẹ Nên Quan Tâm Chia Sẻ
  • 5 Lỗi Tư Duy Thường Gặp Ở Trẻ Cha Mẹ Nên Lưu Ý
5 / 5 ( 2 bình chọn )
Cập nhật 1:44 PM , 14/10/2021
Chia sẻ nội dung này

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì???
Gửi câu hỏi