Cách tính Carrying Cost

(Source: APICS)
5. Costs - Các loại chi phí:
- Cost of goods sold (COGS): Giá vốn hàng bán Là những chi phí trực tiếp cấu thành nên sản phẩm.
COGS = Direct labor + Direct materials + Overhead
(chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, và chi phí vận hành máy móc/thiết bị để sản xuất ra sản phẩm).

Lưu ý: Gross profit = Revenue - Cost of goods sold
Như vậy trong trường hợp, giá bán của sản phẩm không đổi, nếu giảm COGS xuống thì sẽ làm tăng lợi nhuận của DN. Đây là cách làm hiệu quả để tăng lợi nhuận. Việc tăng giá bán chưa chắc đã làm tăng lợi nhuận.
COGS là một phần của báo cáo tài chính Income statement.
Cách tính Carrying Cost

Source: financetrain.com

-Total landed cost (TLC): Landed cost bao gồm chi phí mua hàng, phí vận tải, phí hải quan, bảo hiểm, và bất cứ các khoản chi phí phát sinh liên quan trong quá trình vận chuyển. Tóm lại, TLC là toàn bộ chi phí phải trả để nhận được shipment.
Chú ý: Khi nhập khẩu hàng hóa, ngoài giá mua hàng còn phải quan tâm tới các khoản chi phí khác. Bởi vì có thể sau khi trả phí vận tải, trả thuế và các khoản phát sinh, landed cost có thể sẽ rất cao.
Có thể tham khảo thông tin bên dưới để thấy rõ điều này.
Cách tính Carrying Cost



- Acquisition cost/ Purchase price: Chi phí mua hàng
Acquisition cost = Order quantity x Unit cost
Chi phí mua hàng = số lượng đặt hàng x đơn giá

- Carrying cost/ Holding cost: Được hiểu là tổng chi phí liên quan tới giữ hàng trong kho.Chi phí được tính theo đơn vị phần trăm (%) của toàn bộ giá trị tồn kho trong một khoảng thời gian (thường là một năm). Chi phí này có thể lên tới 40%, và ít khi nhỏ hơn 15%. Carrying cost gồm 3 khoản phí:
  • Storage cost: Phí thuê kho bãi, phí thuê máy móc trang thiết bị, khấu hao nhà xưởng, tiền điện. Chi phí lao động, vật tư, phí vận hành để bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho.
  • Capital cost: Chi phí sử dụng vốn. Bởi vì hàng tồn kho chính là tiền. Giữ lượng hàng trong kho càng lớn, thì tiền của DN đọng vào đó càng nhiều.
  • Risk cost: Các chi phí như bảo hiểm hàng hóa trong trường hợp mất mát, đổ vỡ, cháy nổ, chi phí hủy hàng...
- Ordering Cost: Chi phí đặt hàng. Bao gồm các chi phí nhân công, giấy tờ, quy trình thủ tục và các khoản phí phát sinh khi đặt đơn hàng. => Inventory cost = Carrying cost + Ordering cost
- Cost of backorder, lost sale, lost customer: Chi phí khi đơn hàng bị stockout (hết hàng) và không thể fill. Thường thì khó để đo lượng những khoản phí này, vì vậy người ta thường đo % số lượng đơn hàng được giao cho KH (ngoài invoice có thể theo line, case, sale unit). Các DN đều có KPI cho chỉ số này (VD, tỷ lệ giao hàng infull là 98% theo invoice), DN sẽ tính toán mức độ safety stock hợp lý để đạt được tỷ lệ này.
Lưu ý: DN sẽ phải cân nhắc giữa hai khoản chi phí: Cost of backorder và Cost of holding inventory
6. Cash-to-cash cycle time: Khoảng thời gian (thường tính theo ngày) khi DN đầu tư mua nguyên liệu/ sản phẩm cho tới khi thu được tiền về.
Cách tính Carrying Cost

Source: www.supplychainonline.com
Cash-to-cash cycle time = Days of Sales Outstanding + Inventory Days of Supply - Days of Payable Outstanding
Công thức tính các chỉ số này:
Cách tính Carrying Cost

Thời gian này càng ngắn thì càng tốt, thể hiện DN có dòng tiền nhanh, linh hoạt. VD: KH mua hàng của DN A được nợ 9 ngày, hàng tồn kho của DN A ở giữ ở mức 30 ngày, DN A được mua chịu từ nhà cung cấp, trong 15 ngày mới phải phải trả tiền. => Cash-to-cash cycle time của DN A = 9 + 30 - 15 = 24 ngày.
Tại sao Cash-to-cash time càng cao càng không tốt? ----> Days of Sales Outstanding cao: DN mất nhiều thời gian mới thu được tiền hàng về, do KH không chịu trả, hoặc thời gian nợ KH quá lâu ---> Inventory Days of Supply cao : DN giữ lượng hàng tồn kho quá nhiều, rủi ro cao, gây đọng vốn ---->Days of Payable Outstanding thấp: DN mua hàng phải trả tiền ngay hoặc có rất ít thời gian để thanh toán tiền cho Suppliers, sẽ không có lợi thế.