Ma đồng bộ trong khai báo hải quan là gì năm 2024

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 116/HQGLKT-NV ngày 26/2/2010 của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum nêu vướng mắc về phân loại đối với vật tư đồng bộ và đề nghị Tổng cục hướng dẫn đối với tổ hợp vật tư đồng bộ trong hệ thống máy móc, thiết bị của Dự án thủy điện có được phân loại theo máy chính để tính thuế hay không? (Dự án thủy điện được cơ quan có thẩm quyền xác nhận toàn bộ máy móc, thiết bị, vật tư của dự án là tổng hợp dây truyền đồng bộ (trong đó có các vật tư đồng bộ trong nước đã sản xuất được như đây cáp điện, cáp điều khiển)), Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Việc phân loại thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ, yêu cầu Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum nghiên cứu thực hiện đúng theo quy định tại điểm 2.1 mục I Phần B Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu. Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu ngoài tập hợp các máy móc, thiết bị còn bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì chỉ áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu cho tập hợp các máy móc thuộc các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành; không áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là các vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô (những mặt hàng này thực hiện theo nguyên tắc: phân loại đúng mã số quy định cho mặt hàng đó tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành).

Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum biết, thực hiện.

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, GSQL (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁM SÁT QUẢN LÝ

Vũ Quang Vinh

Công văn 1797/TCHQ-GSQL ngày 08/04/2010 về phân loại hàng hóa là thiết bị đồng bộ do Tổng cục Hải quan ban hành

Hoạt động khai báo hải quan là một phần quan trọng của quá trình xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Vậy cụ thể khai báo hải quan là gì? Mục đích và trình tự thực hiện ra sao. Cùng ALS tìm hiểu chi tiết thông tin ngay sau đây.

Cơ sở pháp lý:

Luật Hải quan năm 2018.

Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

I. Khai báo hải quan là gì?

Khai hải quan là hoạt động bắt buộc mà người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam. Việc thực hiện khai hải quan đúng quy trình và chính xác là cần thiết để đảm bảo các hoạt động giao thương diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả.

Hình ảnh: Internet

Các đối tượng tham gia vào hoạt động khai hải quan ở Việt Nam bao gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Người hoặc tổ chức sở hữu hàng hóa thực hiện việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  • Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải: Người sở hữu hoặc điều khiển phương tiện (xe, tàu, máy bay,…) thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
  • Người được ủy quyền: Người được chủ hàng hóa hoặc chủ phương tiện ủy quyền thực hiện khai hải quan thay mình.
  • Đại lý làm thủ tục hải quan: Cá nhân hoặc tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các thủ tục khai hải quan cho người khai hải quan.
  • Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế thực hiện các thủ tục khai hải quan liên quan đến dịch vụ của mình.

II. Mục đích của việc khai báo hải quan

Việc khai báo hải quan có mục đích quan trọng, trong đó 2 mục đích chính bao gồm:

Thứ nhất là thu thuế và lệ phí quan chế: Thu thuế và lệ phí quan chế là nguồn tài chính quan trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia, giúp hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội.

Thứ hai là quản lý hàng hóa và đảm bảo an toàn: Việc khai báo hải quan cũng giúp quản lý thông tin về hàng hóa. Từ nguồn gốc, tính chất, giá trị, đến mục đích sử dụng hàng hoá. Cơ quan hải quan có khả năng kiểm soát và theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo các hàng hóa được vận chuyển ra/vào lãnh thổ quốc gia tuân thủ các quy định an toàn, bảo vệ môi trường, và an ninh quốc gia.

III. Trình tự khai báo hải quan

Hiện nay, có 2 hình thức khai báo hải quan là khai giấy hoặc khai báo điện tử. Hình thức khai báo điện tử được lựa chọn nhiều hơn bởi tiện lợi, thủ tục nhanh chóng và cũng tiết kiệm được thời gian.

1. Khai báo điện tử

  • Khai trước thông tin: Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin được quy định bởi pháp luật. Hệ thống sẽ xác nhận thông tin và cung cấp số tờ khai hải quan nếu thông tin được chấp nhận. Trong trường hợp không chấp nhận, Hệ thống sẽ cung cấp lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin.
  • Khai chính thức: Sau khi khai trước thông tin, người khai hải quan tiếp tục thực hiện khai chính thức bằng cách gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
  • Tiếp nhận thông tin phản hồi: Người khai hải quan sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện các hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Họ phải tự kiểm tra thông tin phản hồi và chịu trách nhiệm pháp lý khi sử dụng thông tin này để hoàn thành thủ tục hải quan.

2. Khai báo giấy

Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trên tờ khai hải quan giấy. Tờ khai phải được ký tên và đóng dấu (trừ khi người khai hải quan là cá nhân) trước khi nộp cho cơ quan Hải quan.

Một tờ khai hải quan giấy được khai tối đa 50 dòng hàng. Nếu số dòng hàng hóa vượt quá 50, người khai hải quan phải khai trên nhiều tờ khai hải quan.

IV. Thời gian nộp tờ khai hải quan

Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định rõ ràng. Hàng hoá xuất khẩu sẽ có thời gian khác so với hàng hoá nhập khẩu. Cụ thể như sau:

Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa xuất khẩu:

  • Hàng hóa xuất khẩu thông thường: Việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi hàng hóa đã tập kết tại địa điểm do người khai hải quan thông báo. Thời hạn nộp tờ khai là chậm nhất 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh: Thời hạn nộp tờ khai là chậm nhất 2 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa nhập khẩu: Thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Thời hạn nộp tờ khai hải quan đủ để cơ quan hải quan kiểm tra, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Vì thế, cần tuân thủ quy định này để tránh các vấn đề phát sinh.

V. Dịch vụ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không tại ALS

- Xử lý nhanh chóng các thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu đặc thù riêng biệt, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và hợp pháp

- Tư vấn miễn phí các loại hình khai quan phù hợp để hưởng các chính sách ưu đãi về thuế nhất với từng mặt hàng

- Khai báo hải quan điện tử, thay mặt chủ hàng làm việc với các cơ quan Hải quan hay các cơ quan có liên quan khác

- Chi phí dịch vụ hải quan cạnh tranh, ổn đinh, trực tiếp không qua trung gian

Mong rằng những chia sẻ của ALS đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm khai báo hải quan là gì? Đồng thời cũng nắm rõ được quy trình và thời gian thực hiện nộp tờ khai hải quan.

Các doanh nghiệp có nhu cầu khai báo dịch vụ hải quan, liên hệ ngay với ALS qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.