Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Cứ đầu mỗi tháng trên tivi phát thanh viên thường hay nhắc đến chỉ số CPI của tháng trước đó và đánh giá về mức độ tăng giảm của CPI. Đây cũng là chỉ số mà người dân quan tâm nhất và câu cửa miệng là tốc độ tăng của lương không theo kịp tốc độ tăng của hàng hóa.

Show

Bảng dưới là bảng CPI (Consumer Price Index) của tháng 1/2014. Con số ta đặc biệt quan tâm là con số của kỳ gốc 2009.

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Chỉ số giá tháng 1 năm 2014 so với kỳ gốc 2009 có nghĩa là người ta tính theo công thức sau:

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Đơn vị của CPI là %.

Tạm hiểu là % tăng thêm khi tháng 1/2014 bỏ tiền ra mua một giỏ hàng của năm 2009. Xét bảng trên và công thức thì CPI của năm 2009 sẽ bằng 100%; và hiện CPI của tháng 1/2014 là 156,78%.

Tương tự nếu đặt ở mẫu số là lượng và giá của tháng 12/2013 thì ta có CPI bằng 100,69%. Tạm hiểu là chúng ta phải chi thêm 0,69% khi mua giỏ hàng tháng 1/2014 thay vì mua cũng giỏ hàng đó tháng 12/2013

Các bước tính CPI:

Ví dụ cách tính CPI với giỏ hàng đơn giản là có hai mặt hàng Sách và Bút để dễ hình dung

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Bước 1: lựa chọn giỏ hàng hóa và đặt trọng số cho mỗi mặt hàng trong giỏ.

Hàng hóa được lựa chọn căn vào:

Mức độ thường xuyên tiêu thụ của người tiêu dùng

Đặt trọng số theo cơ cấu tiêu dùng do trong những hàng hóa tiêu dùng thì có những hàng hóa tiêu dùng nhiều hơn những hàng hóa khác. Trọng số ở đây được hiểu là số lượng hàng hóa đó, ví dụ nếu mục Gạo có số lượng là 4 trong giỏ hàng sẽ khác với số lượng chỉ có 2. Tham khảo ví dụ cụ thể tại cuối entry này.

Hàng hóa/dịch vụ có khoảng thời gian tồn tại lâu. Ví dụ nếu ta chọn một loại hàng năm nay mà năm sau không còn được tiêu dùng nữa thì không được.

Hiện tại trong giỏ hàng hóa của ta có 396 mặt hàng và dịch vụ

Bước 2: Chọn ra năm cơ sở

là năm kỳ gốc, hiện tại ta đang tính theo kỳ gốc là 2009. Với công thức tính CPI ta dễ dàng nhận thấy CPI của năm kỳ gốc sẽ bằng 100 do tử và mẫu bằng nhau. Cũng có nghĩa là các năm trước đó nếu tính theo kỳ gốc 2009 thì sẽ < 100.

Riêng với vàng ta thấy một sự biến động rất lớn; nếu so với kỳ gốc thì bằng 171,52 trong khi so với tháng 1/2013 chỉ còn bằng 75,57 và tới 12/2013 thì lên 99,94

Bước 3: tính CPI

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Q trong công thức chạy từ 1 tới 396 và P cũng chạy từ 1 tới 396 tương ứng. Như vậy Q không thay đổi nhưng P đã thay đổi.

Trong bảng trên thì CPI năm 2014 so với kỳ gốc 2009 là 156,78. Có nghĩa là cũng với giỏ hàng hóa đó tương ứng với giá trị mà người tiêu dùng nhận được thì người tiêu dùng phải bỏ ra gấp 1,5678 lần.

Cột tiếp theo so sánh với tháng 1 năm 2013 nhằm mục đích so sánh tương đối với cùng kỳ năm trước đó là 105,45.

Cột cuối cùng là so sánh với tháng trước đó (12/2013) là 100,69. Có nghĩa là CPI đã tăng thêm 0,69%.

Chỉ số điều chỉnh CPI là so sánh tương đối giữa CPI các thời điểm:

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Lạm phát là tính cho 1 năm, bằng CPI kỳ này trừ CPI kỳ trước, tất cả chia chi CPI kỳ trước. Dễ dàng suy ra được là vì kỳ gốc 2009 CPI = 100 nên cột đầu tiên trong bảng trên sẽ là lạm phát của 2014 so với 2009; tương ứng với 56,78%.

Chú ý là lạm phát chỉ thể hiện lượng, còn chất thì ta phải xem cơ cấu tăng của mỗi nhóm hàng và do tính cả nước nên tính cả thành thị và nông thôn, cả miền xuôi và miền ngược.

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Dựa vào bảng trên ta thấy lạm phát của năm 2013 là 6,04% vì chỉ số giá tháng 12/2013 bằng 106,4% so với tháng 12/2013

Cột cuối cùng thể hiện Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012.

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Trong entry Kinh tế học P1 ta biết tới chỉ số điều chỉnh GDP như sau:

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Tử số là GDP danh nghĩa có nghĩa là lấy sản lượng nhân với năm tính GDP

Mẫu số là GDP thực tế là lấy sản lượng của năm tính nhân với giá của năm gốc

Ta thấy công thức này cũng gần tương tự như cách tính chỉ số CPI, nó thể hiện sự tăng lên của mức giá. Điểm khác biệt là ở cách tính sản lượng Q:

Q trong tính CPI là một giổ hàng hóa giới hạn bởi những hàng hóa thường xuyên tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm cả hàng nhập khẩu, mục đích là để xác định biến đổi mức sống dân cư.

Q trong tính GDP là tính tất vì nó = C + I + G + NX. Ngoài chi tiêu của hộ gia đình còn tính tới cả đầu tư của doanh nghiệp (I), chi tiêu của chính phủ (G) và không tính hàng nhập khẩu.

Tham khảo các chỉ số tại trang web của tổng cục thống kê:https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412

Ví dụ về tính lạm phát từ CPI và từ GDP:

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Ngoài chỉ số giá tiêu dùng CPI còn có các chỉ số vàng, chỉ số đô la Mỹ, các bạn tham khảo bài viết dưới:

Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô

Chỉ số USD, vàng và chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì

Bài viết liên quan

  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P13: Lương tối thiểu)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P14: Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường LĐ)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P15: Tính chất độc quyền của siêu thị)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P17: Lợi ích của người tiêu dùng)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P18: Lựa chọn của người tiêu dùng)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học (P19: Lợi ích của người sản xuất)
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học: Cuộc cách mạng cận biên
  • Cách tính chỉ số giá trong kinh tế vĩ mô
    Kinh tế học: Người biến Kinh tế học thành một môn khoa học Alfred Marshall

Comments

comments