Cách tính điểm đại học ha nội năm năm 2022

Mỗi trường đại học khi xét học bạ đều có những yêu cầu riêng, có thể là xét kết hợp với môn năng khiếu hoặc chứng chỉ ngoại ngữ, hay dùng chung với xét tuyển điểm thi từ các kỳ tuyển sinh riêng của các trường đại học khác.

Cách tính điểm đại học ha nội năm năm 2022

Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ tại Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong đợt đầu tiên. Ảnh: NTCC

Tùy từng trường, các đợt xét tuyển học bạ có thể kéo dài trong một hoặc vài tháng cho đến khi đủ chỉ tiêu. Đây là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn để "đỗ đại học sớm" hoặc cũng là cơ hội cho những thí sinh trượt nguyện vọng mình yêu thích, tiếp tục nộp hồ sơ vào các trường còn suất xét tuyển học bạ.

Tuy nhiên, một trong những điều kiện để được xét tuyển học bạ đó là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, thí sinh cần đáp ứng một điều kiện khác đó là điểm của từng môn trong tổ hợp ba môn phải cao hơn mức điểm theo tiêu chí mà trường đại học đã công bố.

Ví dụ, Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2022 có yêu cầu đối với thí sinh xét học bạ phải có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt 18 điểm trở lên và không có môn nào dưới 5,0 điểm.

Tương tự, tại Đại học Kiến trúc Hà Nội, với phương thức xét học bạ, trường dựa vào điểm trung bình 5 học kỳ đầu tiên ở bậc THPT để xét tuyển.

Thí sinh cần đảm bảo điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (5 học kỳ của lớp 10, 11 và 1 học kỳ lớp 12)>= 18 điểm, trong đó, mỗi môn của tổ hợp xét tuyển >=5.

Tùy vào ngành học mà tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển sẽ khác nhau.

Thông thường việc xét tuyển tổ hợp môn – xét học bạ sẽ được tính như sau:

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

Điểm ưu tiên gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ GDĐT hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.

Ví dụ, tại Đại học Kiểm sát Hà Nội, trường xét học bạ năm 2022, hạnh kiểm THPT (năm lớp 10, 11, 12) với ngành Luật - chuyên ngành Luật thương mại.

Thí sinh đăng ký Tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với số tổ hợp môn thi, bài thi trong kỳ thi THPT để lấy kết quả xét tuyển đại học theo điểm thi THPT.

Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính như sau:

ĐXT = (ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3) + ĐƯT (nếu có), trong đó:

ĐTB Môn 1 = (ĐTB cả năm lớp 11 Môn 1 + ĐTB học kỳ I năm lớp 12 Môn 1)/2;

ĐTB Môn 2 = (ĐTB cả năm lớp 11 Môn 2 + ĐTB học kỳ I năm lớp 12 Môn 2)/2;

ĐTB Môn 3 = (ĐTB cả năm lớp 11 Môn 3 + ĐTB học kỳ I năm lớp 12 Môn 3)/2.

ĐTB là Điểm trung bình; ĐƯT là Điểm ưu tiên. Trong đó:

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp môn thi khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) thì ĐTB Môn 1 là Toán; ĐTB Môn 2 là Vật lý; ĐTB môn 3 là Hóa học.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp môn thi khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) thì ĐTB Môn 1 là Toán; ĐTB Môn 2 là Vật lý; ĐTB môn 3 là Tiếng Anh.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp môn thi khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) thì ĐTB Môn 1 là Ngữ văn; ĐTB Môn 2 là môn Lịch sử; ĐTB môn 3 là môn Địa lý.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp môn thi khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) thì ĐTB Môn 1 là Toán; ĐTB Môn 2 là Ngữ văn; ĐTB môn 3 là Tiếng Anh.

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu cho xét học bạ năm 2022. Công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Ví dụ, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Trung, cách tính điểm xét học bạ và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2022 là:

ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + (ĐTB Môn chính x 2)] + ĐƯT (nếu có)

ĐTB Môn 1 hoặc Môn 2 hoặc Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2

ĐTB Môn chính = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2

ĐƯT = [(ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực)*4]/3 + Điểm chính sách ưu tiên (nếu có).

Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên; HK: Học kỳ; Môn chính (nhân hệ số 2).

Hồ sơ xét học bạ năm 2022 gồm những gì?

Hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ năm 2022 khá đơn giản, chỉ cần có photo công chứng các giấy tờ sau:

Đơn đăng ký xét tuyển (Có mẫu của từng trường).

Bản photo học bạ công chứng.

Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo chứng thực).

Chứng minh thư nhân dân (bản photo chứng thực).

Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

4 ảnh 3×4.

Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường).

Năm 2022, nhiều trường đã xét học bạ từ khá sớm nên thí sinh sinh năm 2004 chưa tốt nghiệp THPT, khi đó, các trường thường yêu cầu thí sinh thể nộp trước phiếu đăng ký và bản sao hợp lệ học bạ, sau đó mới bổ sung bản photo công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.

Xét tuyển học bạ sớm- Trường đại học vừa thận trọng, vừa nghe ngóng. Clip VTV.VN

Ngày 9/3/2022, trường Đại học Hà Nội (HANU) công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh dự kiến cũng như một số điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm 2022 này.

Cách tính điểm đại học ha nội năm năm 2022

HANU giữ nguyên 3 phương thức tuyển sinh như năm 2021

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Hà Nội

Cách tính điểm đại học ha nội năm năm 2022

Dự kiến năm 2022, Đại học Hà Nội tuyển sinh 2.840 chỉ tiêu (tăng 205 chỉ tiêu so với năm ngoái) cho 25 ngành đào tạo. Ngoài ra, trường cũng dành 240 chỉ tiêu cho chương trình liên kết quốc tế.

Trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển như năm trước bao gồm:

Phương thức 1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (5% chỉ tiêu)

Phương thức 2. Xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường (45% chỉ tiêu)

Cụ thể:

STT

Đối tượng tuyển sinh

Tỷ lệ
chỉ tiêu

Tiêu chí Điều kiện 1 Điều kiện 2
Kết quả bài thi TBC môn NN bậc THPT TBC điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (**)
1 Thí sinh THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (***) 20% Theo Phụ lục 4 từ 7,0 từ 7,0
2 Thí sinh các lớp chuyên, song ngữ THPT chuyên, THPT trọng điểm

10%

TBC 05 HK THPT từ 7,0

từ 7,0

từ 7,0

3 Thí sinh đạt giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố
4 Thí sinh là thành viên đội tuyển HSG cấp QG
5 Thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
6 Thí sinh tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam.
7 Thí sinh có điểm SAT 1100/1600
8 Thí sinh có điểm ACT 24/36
9 Thí sinh có điểm A-Level, UK 60/100
10 Thí sinh có kết quả đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia HN tổ chức trong năm học 2021 – 2022

15%

từ 105/150 (****) từ 7,0 từ 7,0
11 Thí sinh có kết quả đánh giá năng lực do ĐH Bách khoa HN tổ chức trong năm học 2021 – 2022 Từ 64.8 (****) từ 7,0 từ 7,0
12 Thí sinh có kết quả đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm học 2021 – 2022 từ 850/1200 (****) từ 7,0 từ 7,0

Chú thích:

(**) Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh (đối với ngành CNTT và CNTT CLC

(***) Tiêu chí phụ là điểm môn Ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT.

(****) Đề xuất thực hiện từ năm tuyển sinh 2022.

Đối với phương thức này, thí sinh được nộp số lượng hồ sơ không giới hạn.

Phương thức 3. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (50% chỉ tiêu)

Điều kiện: Tổng điểm 3 môn thi TN THPT từ 16 điểm trở lên.

Ngoài ra, nhà trường cũng cho biết, năm nay HANU dự kiến không tăng học phí nhằm hỗ trợ cho sinh viên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

(Theo Đại học Hà Nội)

Review Đại học Hà Nội (HANU) – Cái nôi đào tạo ngoại ngữ, chắp cánh ước mơ vươn tầm thế giới