Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Hướng dẫn tính giá ca máy thi công theo TT11/2019/BXD trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP

1. Phần máy và thiết bị thi công

Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng theo TT11/2019/BXD

Xác định giá máy cho 1 công tác thi công được thực hiện như sau

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Trong đó:
- Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) ) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
- Gimtc: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Kmtc : hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán xây dựng công trình.
Điều 4. Nội dung tính toán cho giá ca máy theo TT11/2019/BXD
1. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy.
2. Giá ca máy chưa bao gồm chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, nước, khí nén và các loại công tác xây

dựng thực hiện tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành thử của một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị tương tự. Các chi phí này được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phí gián tiếp của dự toán công trình.
3. Các nội dung chi phí trong giá ca máy được xác định phù hợp theo loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu.

Xác định giá cho 1 ca máy và thiết bị thi công theo TT11/2019/BXD
Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK

(1)

Trong đó:

- CCM : giá ca máy (đồng/ca);

- CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

- CSC : chi phí sửa chữa (đồng/ca);

- CNL : chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

- CNC : chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);

- CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

Bảng tính giá cho 1 ca máy thực tế trong phần mềm Dự toán F1 theo TT11/2019/BXD

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

1. Xác định chi phí khấu hao

a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

CKH

(G GTH ) ĐKH

(2)


Trong đó:

- CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

- GTH: giá trị thu hồi (đồng);

- ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm). c) Nguyên giá máy:
d) Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác
định như sau:

- Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.

- Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng
(ba mươi triệu đồng).

đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở định mức
khấu hao của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

2. Xác định chi phí sửa chữa

a) Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Trong đó:

- CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)

- ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm)

- G: nguyên giá máy trước thuế VAT (đồng)

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e mục 1.1 Phụ lục này.

d) Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

b) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Trong đó:

- CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);

- ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;

- GNL: giá nhiên liệu loại i;
- KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;

- n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.

c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:

- Giá xăng, dầu: theo thông cáo báo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình;

- Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.

đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:

- Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
- Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
- Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.

e) Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng.

4. Xác định chi phí nhân công điều khiển

a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.

b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Trong đó:

- Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;

- CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;

- n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.

Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy trong một ca làm việc của
một loại máy được xác định số lượng, thành phần và cấp bậc thợ điều khiển quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

c) Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Ủy ban nhân dân câp tỉnh công bố.

d) Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhân công điều khiển.

5. Xác định chi phí khác

a. Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Trong đó:

- CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);

- GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b. Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì định mức chi phí khác của máy được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này

c. Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e mục 1.1 Phụ lục này.

PHỤ LỤC 2
(Thông tư số /2019/TT-BXD ngày/ tháng/ năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

SỐ LIỆU TÍNH TOÁN MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Cách tính giá ca máy trong Dự toán F1

Để được hỗ trợ tốt nhất khi mua phần mềm mềm dự toán vui lòng liên hệ Mr Thắng: (Zalo) 090 336 7479 - (ĐT) 096 636 0702

Bài viết liên quan phần hướng dẫn dự toán theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP và Thông tư 09/2019/BXD

Phần 1: Hướng dẫn xác định giá nhân công theo TT15/2019/BXD

Phần 2: Hướng dẫn tính giá ca máy thi công theo TT11/2019/BXD

Phần 3: Hướng dẫn tính giá vật liệu theo thông tư 09/2019/BXD

  • 3.1 Xác định các chi phí trong bảng tính giá vật liệu đến chân công trình
  • 3.2 Xác định cước cộng thêm theo TT10/2019/BXD mã AB
  • 3.3 Hướng dẫn tính cước theo thông tư 10/2019/BXD mã AM
  • Hướng dẫn cách tính tổng hợp có quy đổi, nội suy vật liệu

Phần 4: Hướng dẫn cách xác định các chi phí theo Thông tư 09/2019/BXD

Phần 5: Hướng dẫn video đầy đủ chi tiết phương pháp lập dự toán theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP

= = = > Hướng dẫn lập dự toán chi tiết từng địa phương trong cả nước

___________________

Hỗ trợ: Dương Thắng

Điện thoại: 096 636 0702

Zalo:090 336 747 9