Cách tính ROA trên báo cáo tài chính

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ trước đến nay, bất kỳ ai khi tham gia vào lĩnh vực chứng khoán chắc cũng đã từng nghe đến Roa một lần. Nó được xem là một thuật ngữ quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên để hiểu một cách tường tận; chi tiết về Roa thì không phải đơn giản. Vậy Roa là gì? Ý nghĩa của Roa trên thị trường chứng khoán? Cách tính Roa trong chứng khoán như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Thịnh Vượng Tài Chính giải đáp tất tần tật thông qua bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính
Cách tính Roa trong chứng khoán

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu sơ lược về Roa trong chứng khoán
    • 1.1 Roa là gì?
    • 1.2 Ý nghĩa của chỉ số Roa trong chứng khoán
  • 2 Cách tính Roa trong chứng khoán
  • 3 Ví dụ về chỉ số Roa dựa vào công thức
    • 3.1 Ví dụ 1
    • 3.2 Ví dụ 2
  • 4 Cách nhận biết chỉ số Roa tốt
  • 5 Lời kết về cách tính Roa trong chứng khoán

Tìm hiểu sơ lược về Roa trong chứng khoán

Roa Thuật ngữ không còn xa lạ với hầu hết những ai đã; đang và sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán. Roa là chỉ tiêu thường được các nhà đầu tư phân tích khi họ bắt đầu đánh giá tình hình sản xuất; kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Vậy Roa là gì?

Tham khảo bài viết: CÁC MÔ HÌNH TRONG CHỨNG KHOÁN

Roa là gì?

ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản; có tên gọi tiếng Anh là Return on Assets. Đây là một chỉ số tài chính đo lường mức độ lợi nhuận của một công ty so với tổng tài sản của công ty. Hay nói một cách khác; Roa chính là tỷ số lợi nhuận trên tài sản; là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Roa sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính

Ý nghĩa của chỉ số Roa trong chứng khoán

  • Roa là chỉ số cho biết công ty có thể làm gì với những gì họ có; tức là họ kiếm được bao nhiêu đồng từ một đồng tài sản mà họ kiểm soát.
  • Mọi ý tưởng về việc quản lý công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quả như thế nào để tạo thu nhập của người quản lý; nhà đầu tư hoặc nhà phân tích sẽ được Roa cung cấp.
  • Roa là chỉ số quan trọng dùng để so sánh hiệu suất của một công ty giữa các thời kỳ hoặc khi so sánh hai công ty khác nhau có cùng quy mô và ngành.
  • Tỷ số Roa thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
  • Chỉ số Roa giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp; trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Cách tính ROA trên báo cáo tài chính
Ý nghĩa của ROA

Cách tính Roa trong chứng khoán

Để việc tính Roa trong chứng khoán trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao; khách hàng không nên bỏ qua các công thức của nó.

Công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.
  • P/s: Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
  • ROA đơn vị tính là %.
Cách tính ROA trên báo cáo tài chính
Cách tính Roa trong chứng khoán

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản

Với công thức này ta sẽ biết được cụ thể như sau:

Roa lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tốt khi Roa càng lớn và ngược lại. Nếu oa nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Tham khảo thêm GAP TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính

Ví dụ về chỉ số Roa dựa vào công thức

Ví dụ 1

Nếu công ty chứng khoán TCBS có thu nhập ròng là 1 triệu USD; tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó Roa là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD; Roa của B sẽ là 10%. Như vậy công ty chứng khoán TCBS sẽ đạt hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính
Cách tính Roa trong chứng khoán

Ví dụ 2

Doanh nghiệp Techcombank có thu nhập ròng dự kiến ​​khoảng 100 triệu VNĐ. Tổng tài sản tại thời điểm này của doanh nghiệp khoảng 500 triệu VNĐ. Đây là tài sản đã được hoàn trả giữa vốn chủ sở hữu và nợ.

Khi áp dụng công thức; ta có: 100 : 500 x 100% = 20%. Tuy nhiên, nếu 1 doanh nghiệp B khác có cùng mức thu nhập với tổng tài sản trên 1 tỷ thì Roa sẽ khác. Bây giờ doanh nghiệp B sẽ có Roa dự kiến ​​khoảng 10%. Nếu đặt một bảng so sánh giữa hai doanh nghiệp Techcombank và B, Techcombank sẽ hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số Roa trong 3 năm khoảng 10 phần trăm được xem là công ty có tài chính tốt.

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính

Cách nhận biết chỉ số Roa tốt

Roa không phải là một chỉ số quá quan trọng trong chứng khoán. Tuy nhiên; khi mất đi Roa thì sẽ mất đi hương vị của sự căng thẳng trong sàn giao dịch. Nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt. Ngoài ra; một điều bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của Roa. Xu hướng Roa tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn; tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

Kết luận:

ROA > 7.5% + Roa ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính
Cách tính Roa trong chứng khoán

Lời kết về cách tính Roa trong chứng khoán

Hy vọng bài viết mà Thịnh Vượng Tài Chính đã cung cấp ở trên sẽ giải đáp được thắc mắc về tỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là gì cho các bạn. Đồng thời giúp bạn có cách tính Roa trong chứng khoán chính xác và hiệu quả nhất. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và áp dụng thành công chỉ số này trong việc lựa chọn cổ phiếu của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • TÌM HIỂU CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
  • CHỈ SỐ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
  • CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ?
CÁCH TÍNH ROA TRONG CHỨNG KHOÁN