Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc

Đi kèm với các tình trạng bị túm đuối/ cụp đuôi, cá cảnh bảy màu thường xuất hiện tình trạng bị lắc.

Tình trạng cá 7 màu bị lắc:

Cá thường bơi ở trên bề mặt nước, không linh hoạt và vãy túm. Sau đó, cá có tình trạng bỏ ăn, ốm và chết dần.

Cách chữa trị:

Các bạn sử dụng khoảng 2 nắm muối hột vào bể 60 mức nước . Sau đó, sử dụng chế độ sưởi ở nhiệt độ từ 31-32 độ c.

Thay nước từ 10-20 %, bổ sung thêm muối và bắt đầu sưởi tiếp. Theo dõi khoảng 3 ngày , cá sẽ cải thiện.

Các bạn có thể sử dụng thêm lượng nhỏ thuốc Tetra Nhật nhằm mục đích dưỡng cho cá mau khỏi.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc
Cách trị cá 7 màu bị lắc

Mấy bạn nếu có thắc mắc có thể để lại bình luận bên dưới nhé.

Skip to content

Cá bảy màu bị lắc là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà người chơi cá bảy màu gặp phải. Cá bị lắc sẽ rất mất sức và có thể bị chết trong vài ngày. Đối với những người mới bắt đầu mới nuôi cá thì đây là vấn đề là khá phổ biến mà bạn sẽ gặp phải rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chữa trị cá bảy màu bị lắc qua bài viết này nhé.

Xem thêm:

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc

Nguyên nhân cá bị lắc

  • Cá mới mua. Cá mới mua tại các tiệm cá cảnh rát hay bị lắc. Nguyên nhân vì các cửa hàng thường nhập rất nhiều cá về để bán. Cá không được chăm sóc cẩn thận dẫn đến phần lớn chúng đã tương đối yếu khi được bạn mua về. Sẽ khó để bạn có thể chọn được những chú cá khoẻ mạnh khi mua ở những tiệm cá cảnh không chuyên.
  • Thả cá không đúng khách. Do các điều kiện sống giữa các bể khác nhau nên chúng cần thời gian thích nghi dần dần để tránh bị sốc nước. Bị lắc do sốc nước có thể là do sự chênh lệch về nhiệt độ, độ PH, ánh sáng, mật độ cá … giữa các bể nuôi.
  • Bị lắc do nhiệt độ. Vào các ngày giao mùa có biên độ nhiệt chênh lệch lớn cũng có thể khiến cá bị lắc. Miền bắc hiện tương này xảy ra khá thường xuyên ở mùa hè những ngày nóng hoặc lúc sang mùa đông. Cá bảy màu được nuôi tốt nhất ở nhiệt độ từ 24 – 28*C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 17* hoặc trên 32* thì cá rất dễ bị lắc và chết.
  • Bị lắc do ngộ độc nước. Các chất thải từ cá trong bể nuôi sau một thời gian sẽ tích tụ dưới đáy bể. Các chất độc có thể làm cá ngộ độc như NO3, NO2, Amoniac…. Nếu không được vệ sinh bể thường xuyên. Sau một thời gian nuôi, cá trong bể của bạn sẽ gặp tình trạng này.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc

Giải pháp cho cá bảy màu bị lắc

  • Đối với cá mới được mua từ cửa hàng cá về bạn nên chú ý chọn những chú cá khỏe mạnh, lanh lợi, bơi khỏe và không bị bệnh tật. Bạn nên bắt những chú cá béo, có thân mình dày 1 chút, các vây và thân không bị nấm (có những chấm trắng ở người) và bơi lội khỏe mạnh trong bể.
  • Khi thả cá. Bạn nên thả cả bịch cá mới mua vào bể trong một vài tiếng đầu. Như vậy cho nhiệt độ không bị thay đổi quá đột ngột dẫn đến cá bị sốc nước. Nên chuẩn bị nước trước 1 ngày. Mức nước tốt nhất để nuôi cá bảy màu là từ 20 – 25cm. Đối với cá mới mua thì nên khoảng từ 10 – 15cm là tốt nhất nhé.
  • Đối với trường hợp bị lắc do nhiệt độ chênh lệch. Mùa đông nên có sưởi cho bể cá của mình. Mùa hè những ngày nóng có thể để trong bể 2 3 viên đá nhỏ. Như vậy nước không lên nhiệt độ cao quá.  Vị trí để bể ở nơi thoáng mát trong nhà hay trong phòng có điều hòa để tránh nhiệt độ trong bể cá lên cao quá nhé.
  • Đối với cá bị ngộ độc nước. Nếu bạn đột nhiên thấy cả đàn cá của bạn có dấu hiệu lắc. Cá tập trung quanh quả sục oxi thì đó là dấu hiệu cá của bạn bị ngộ độc rồi. Bạn nên chuẩn bị một ít nước cũ và một ít nước mới vào 1 bể mới rồi chuyển bể cho cá nhé.

GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Cá bảy màu bị lắc – túm đuôi là hiện tượng khá phổ biến khi thay đổi môi trường sống. Nếu nghiêm trọng hơn, cá sẽ mất dần sức sống và chết sau vài ngày.

Sưu tầm hay nuôi dưỡng cá bảy màu trở thành xu hướng chơi cá cảnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, cá có thể bị nhiễm bệnh hay gặp một số hiện tượng khác. Trong đó, cá bảy màu bị lắc – túm đuôi thường xuyên xảy ra lúc cá mới thay đổi môi trường sống. Tìm hiểu nguyên nhân, hiện tượng cũng như cách chữa trị để tránh trường hợp cá chết nhé.

1. Hiện tượng cá bảy màu bị lắc – túm đuôi

Khi chơi cá cảnh, vấn đề cá bệnh thường xuyên xảy ra. Đối với những loại cá bảy màu, hiện tượng cá bị lắc hay túm đuôi trở thành loại bệnh khá quen thuộc mà chủ cá có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Loại bệnh này có thể gây hại, thậm chí làm cá bị chết.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc
cá bị túm đuôi

Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Cá dần dần yếu hơn, ít hoạt động thậm chí chết sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn không cần lo ngại vì chúng ta có thể nhận biết cũng như tiến hành chữa trị để cứu sống cá.

2. Nguyên nhân làm cá bị lắc – túm đuôi

Cá bảy màu bị túm – lắc đuôi bởi nhiều nguyên nhân như sau:

– Lúc sinh con hay sau khi sinh con là thời điểm cá mái rất yếu nên thường xuyên bị túm vây. Chúng sẽ chết trong khi sinh con hay chết sau một vài ngày.

– Mật độ cá trong bể quá nhiều cũng là nguyên nhân làm cá bị túm đuôi hoặc dẫn đến nhiều hậu quả khác

– Các chất thải tích tụ dưới đáy bể sau thời gian lâu dài không được vệ sinh. Các chất độc làm cá ngộ độc như NO3, NO2, Amoniac….

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc
Cá bảy màu bị lắc

– Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta hay gặp là tình trạng sốc nhiệt. Vào những ngày hè hay ngày đông, nhiệt độ trong bể cá thay đổi đột ngột. Cá bảy màu không thích ứng kịp nên bị sốc nhiệt. Ngoài ra, khi mua cá về, bạn đổ trực tiếp cá vào bể cũng có thể làm cá túm – lắc đuôi do không kịp thích ứng theo sự thay đổi của môi trường nước.

3. Dấu hiệu cho thấy cá bị lắc – túm đuôi

Quan sát bằng mắt thường, chúng ta thấy:

– Đường bơi của cá không thẳng. Cá bơi uốn éo, bị lệch, không có định hướng rõ ràng.

– Đuôi không còn xòe to như bình thường. Ngược lại đuôi cá bị túm lại, phần rìa đuôi như bị tổn thương.

Ngay khi thấy dấu hiệu này trên thân cá bảy màu, bạn nên nhanh chóng tìm cách chữa trị.

4. Cách chữa trị cá bảy màu bị lắc – túm đuôi

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên thả cả bịch cá mới mua vào bể tầm 15 phút. Như vậy làm nhiệt độ nước không thay đổi đột ngột dẫn đến cá bị sốc. Bên cạnh đó, mùa đông nên có sưởi cho bể cá của mình. Ngược lại vào mùa hè, bạn có thể để trong bể từ 2 đến 3 viên đá nhỏ nhằm làm mát nước. Tuy nhiên lúc thấy cả đàn cá tập trung xung quanh sục oxi thì đó là dấu hiệu bị ngộ độc.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị lắc

Những nguyên nhân này dẫn đến hiện tượng cá bị bảy màu bị lắc – túm đuôi. Lúc này bạn cần thực hiện các bước sau:

– Tiến hành thay nước mới cho bể cá. Hút nước cũ nhưng chú ý cần chừa lại 30% nước trong bể.

– Dùng thuốc Tetra Nhật để chữa bệnh cho cá. Bạn chú ý dùng lượng vừa đủ để pha làm sao cho nước giống màu trà đá.

– Tiếp theo cần quan sát trong hai ngày liên tiếp để biết tình trạng của cá.

– Nếu cá ổn, thêm nước mới vào một cách từ từ. Bắt đầu chăm sóc cá bình thường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng cá bảy màu bị lắc – túm đuôi. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn nhận biết hiện tượng, hiểu được nguyên nhân cũng như cách chữa trị tình trạng của cá.