Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền mua của cổ phiếu VNM (tỷ lệ chuyển đổi 5:1) giá đóng cửa của chứng quyền mua ngày hôm trước là 2.000 đồng và giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 200.000 đồng

Biên độ dao động giá của cổ phiếu VNM = 200.000 x 7% = 14.000 đồngMức giá trần/sàn của chứng quyền mua trong ngày giao dịch được xác định như sau:Giá trần của CW = 2.000 + 14.000/5 = 4.800 đồng

Giá sàn của CW = 2.000 – 14.000/5 = -800 đồng

Tuy nhiên theo quy chế giao dịch của sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh, mức giá tối thiểu của CW là 10 đồng, nên giá sàn của CW trong trường hợp này là 10 đồng.

Khả năng thanh toán của tổ chức phát hành được đảm bảo thế nào?

CW là một hợp đồng giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán phát hành chứng quyền, trong đó tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán các khoản lãi phát sinh từ việc đầu tư CW cho nhà đầu tư. Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành, Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định:

  • Trước khi phát hành, tổ chức phát hành phải ký quỹ đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành, tài sản này được ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền.
  • Hàng ngày, tổ chức phát hành phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) cho số chứng quyền đang lưu hành và báo cáo cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Mục đích của hoạt động phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tổ chức phát hành có tài sản để thanh toán cho người sở hữu chứng quyền.

Nhà đầu tư cần lưu ý những gì khi giao dịch chứng quyền?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ tạo lập thị trường

Tổ chức tạo lập thị trường sẽ được miễn trừ nghĩa vụ khi xảy ra các trường hợp sau:

  • Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch
  • Giá lý thuyết của CW được tính theo công thức nêu tại bản cáo bạch nhỏ hơn 10 đồng.
  • Số lượng CW trên tài khoản tạo lập thị trường không đủ 100 CW, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Chưa có CW lưu hành, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh mua.
  • Đang hủy niêm yết CW, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Giá CW tăng kịch trần (dư mua trần), tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán hoặc Giá CW giảm kịch sàn (dư bán sàn), tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh mua.
  • Giá chứng khoán cơ sở tăng kịch trần, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán đối với chứng quyền mua và lệnh mua đối với chứng quyền bán và ngược lại.
  • CW đang ở trạng thái có lãi từ 30% trở lên, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Trong 14 ngày trước khi CW đáo hạn.
  • Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh...
  • Các trường hợp khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Nhà đầu tư có thể mua chứng quyền bằng cách nào?

Có hai cách để nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có bảo đảm:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư có thể đăng ký mua CW vào thời điểm tổ chức phát hành chào bán tại thị trường sơ cấp (ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán).
  • Thứ hai, nhà đầu tư có thể mua CW trên thị trường thứ cấp (sau khi CW được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán).

Nghĩa vụ tạo lập thị trường của tổ chức phát hành

Với mục đích chính là cung cấp thanh khoản cho thị trường, do đó tổ chức tạo lập thị trường thông thường sẽ thực hiện chào giá mua/bán CW liên tục trên thị trường và phải bắt buộc chào giá mua/bán CW khi sổ lệnh xảy các trường hợp:

  • Chỉ có lệnh bên mua hoặc bên bán CW
  • Không có lệnh bên mua và bên bán CW
  • Tỷ lệ chênh lệch giá trên thị trường vượt quá 5%. Tỷ lệ chêch lệch giá là tỷ lệ phần trăm của (giá chào bán thấp nhất - giá chào mua cao nhất)/giá chào mua cao nhất.

Thời gian thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường xảy ra trong phiên khớp lệnh liên tục (ngoại trừ 05 phút đầu), và khi chào giá phải tuân thủ:

  • Khối lượng mỗi lệnh tối thiểu 100 CW
  • Giá đặt lệnh phải đảm bảo không vượt tỷ lệ chênh lệch giá 5%.
  • Thời gian tồn tại lệnh trên hệ thống tối thiểu là một (01) phút.

Phân biệt giữa nhà đầu tư chứng quyền và nhà đầu tư cổ phiếu

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

So sánh các loại chứng quyền và quyền chọn

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Chi phí giao dịch chứng quyền là bao nhiêu?

Phí giao dịch đối với CW tương tự như đối với phí giao dịch chứng chỉ quỹ ETF và thấp hơn cổ phiếu (Thông tư 241/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam).

Rủi ro khi giao dịch chứng quyền

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Thông tin cơ bản của chứng quyền có bảo đảm

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Thế nào là trạng thái In-The-Money (ITM), At-The-Money (ATM), Out of the money?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

  • In the money: Là trạng thái lãi khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của CW đối với chứng quyền mua (và giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện của CW đối với chứng quyền bán).
  • At the money: Là trạng thái hòa vốn khi giá chứng khoán cơ sở bằng giá thực hiện của CW.
  • Out of the money: Là trạng thái lỗ khi giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện của CW đối với chứng quyền mua (và giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của CW đối với chứng quyền bán).

Giá thanh toán chứng quyền xác định như thế nào?

  • Giá thanh toán sẽ được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố.
  • Giá thanh toán chứng quyền khi thực hiện quyền là bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong năm (05) ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không bao gồm ngày đáo hạn (Quy chế Giao dịch Chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM).

1. Khách hàng có bắt buộc phải cài đặt bản mới không?

Từ ngày 15/01/2018 MBS chính thức triển khai ứng dụng giao dịch trực tuyến M.Stock24 với nhiều tính năng ưu việt thay thế cho phiên bản trước đây. Phiên bản cũ sẽ không còn hoạt động. Quý Khách vui lòng tải lại bản mới trên App Store hoặc Google Play.

Việc tải và cài đặt rất đơn giản.

Quý Khách nhập từ khóa: MStock24 hoặc M.Stock24- Stock24 - MBSecurities hoặc Stock là có thể cài đặt về máy để giao dịch được.

2. Phiên bản mới M.Stock24 có gì ưu việt hơn phiên bản cũ?

M.Stock24 ưu việt hơn phiên bản cũ vì giao diện thân thiện, thao tác nhanh gọn và bổ sung những tính năng tiện ích sau:

  • Nút Mua Bán nhanh (Buy/Sell): Xuất hiện tại tất cả các màn hình chức năng, giúp Quý khách đặt lệnh nhanh nhất
  • Cổ phiếu khuyến nghị: Quý khách tiếp cận nhanh nhất các tư vấn từ Chuyên gia MBS
  • Báo cáo tài sản: Hỗ trợ Quản trị thông tin tài sản (như web Stock24)
  • Thiết lập cảnh báo: Màn hình chính hiển thị thông tin cảnh báo về giá hoặc chỉ số thị trường theo những thiết lập ban đầu của Quý khách
  • Bổ sung chức năng Chuyển khoản chứng khoán, chuyển trạng thái chứng khoán
  • Lệnh điều kiện: Quý khách có thể tối ưu hóa kế hoạch giao dịch của mình thông qua lệnh điều kiện, đặt trước các mức giá mục tiêu và lệnh sẽ được đẩy vào hệ thống MBS khi thỏa mãn các điều kiện thiết lập ban đầu.

3. Tải mới rồi, Khách hàng dùng mật khẩu nào để đăng nhập?

Quý khách dùng mật khẩu hiện tại đang dùng trên Stock24, M.Stock24 cũ là có thể đăng nhập thành công trên phiên bản M.Stock24 mới.

5. Tải mới rồi, nhưng Khách hàng không đăng nhập được, thông báo: Không kết nối được server (ECI063)?

Quý khách vui lòng kiểm tra lại kết nối mạng. Nếu vẫn không đăng nhập được hệ thống, vui lòng liên hệ với MBS để được hỗ trợ.

6. Khách hàng đang dùng thẻ ma trận, M.Stock24 hiện tại chỉ dùng password, sản phẩm mới mà tính bảo mật lại kém hơn?

Hiện tại MBS đang trong quá trình xây dựng để triển khai tính năng xác thực tài khoản bằng mã OTP thay vì ma trận thẻ như hiện tại bằng cách tự động gửi tin nhắn chứa mã OTP tới số điện thoại mà Quý khách đã đăng ký, để vừa bảo mật lại vừa đảm bảo tiện lợi. Tính năng này sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới.

7. Khách hàng đang sử dụng thì báo Crash, đẩy ra khỏi hệ thống?

Quý Khách vui lòng đăng nhập lại để giao dịch, có thể do kết nối mạng không ổn định hoặc trên thiết bị đang chạy đồng thời nhiều ứng dụng, Quý Khách có thể tắt bớt ứng dụng để giảm tải cho thiết bị. Cũng có thể do để thời gian chờ màn hình quá lâu hệ thống Crash để đảm bảo bảo mật thông tin.

8. Khách hàng có thể liên hệ tư vấn tại:

Email:

Điện thoại: 1900 9088 nhánh 4

Hỗ trợ trực tuyến:

Skype: mbs.hotrotructuyen

Chứng khoán phái sinh là gì?

Là công cụ tài chính có giá trị được xác định từ giá trị của một tài sản cơ sở.

Dưới dạng hợp đồng/thỏa thuận quy định về quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với mức giá thỏa thuận trước được thiết lập cho một giao dịch sẽ diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Các loại chứng khoán phái sinh?

  • Hợp đồng kỳ hạn: Thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán tài sản cơ sở với giá xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Nhà đầu tư tham khảo thêm kiến thức cơ bản Chứng khoán phái sinh và Hợp đồng tương lai tại đây 

  • Hợp đồng quyền chọn: Thỏa thuận hoặc cam kết về việc mua (hoặc bán) tài sản cơ sở với giá xác định trong tương lai, trong đó bên mua của hợp đồng có quyền, không phải là nghĩa vụ, thực hiện giao dịch tương lai đó.
  •  Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng giữa hai bên về việc trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một công thức đã xác định

Tại Việt Nam, Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (VN30) được lựa chọn là sản phẩm triển khai đầu tiên trên thị trường HNX.

Vị thế của hợp đồng tương lai tại 1 thời điểm?

Vị thế của hợp đồng tương lai tại 1 thời điểm?

  • Vị thế mua (long position): khi NĐT mua một CKPS gọi là mở vị thế mua
  • Vị thế bán (short position): khi NĐT bán một CKPS gọi là mở vị thế bán
  • Vị thế mở của một CKPS là việc NĐT nắm giữ CKPS còn hiệu lực, chưa thanh toán hoặc tất toán.
  • Vị thế ròng của một CKPS tại 1 thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của CKPS đó tại cùng một thời điểm.

  • Giới hạn vị thế của một CKPS là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm
  • TK cá nhân: 1.000 hợp đồng
  • TK tổ chức: 3.000 hợp đồng
  • TK nhà tạo lập thị trường: 5.000 hợp đồng

Được bán khống trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai?

Hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư tham gia vị thế bán hợp đồng tương lai mà không cần phải thực hiện một vị thế mua hợp đồng tương lai hoặc nắm giữ chứng khoán cơ sở. Do đó, có thể coi là nhà đầu tư được thực hiện một vị thế “bán khống” khi giao dịch hợp đồng tương lai.

  • Quy mô của mỗi hợp đồng phái sinh sẽ cho biết giá trị đầu tư của nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu.
  • Quy mô hợp đồng = Giá Hợp đồng tương lai * Hệ số nhân hợp đồng

Chỉ số VN30

Hệ số nhân

Quy mô hợp đồng

700

100.000

70 triệu đồng

Giờ giao dịch và các loại lệnh sử dụng?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai?

  • Cơ chế thanh toán Hợp đồng tương lai gồm: thanh toán bằng tiền và chuyển giao vật chất.
  • Chuyển giao vật chất: Bên mua HĐTL trả tiền và nhận tài sản từ bên bán HĐTL. Bên bán HĐTL giao tài sản và nhận tiền
  • Thanh toán bằng tiền: Nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo cách bù trừ khoản chênh lệch phát sinh: bên có vị thế lỗ phải chuyển tiền cho bên có vị thế lãi. Số tiền chuyển giao bằng đúng giá trị khoản lãi/lỗ phát sinh.
  • Đối với hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số sẽ áp dụng phương thức thanh toán hàng ngày bằng tiền.
  • Lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

Lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau

Giao dịch trong ngày là gì?

Giao dịch trong ngày là việc mua bán cổ phiếu trong ngày, thường là giao dịch trực tuyến.

Người giao dịch sử dụng đòn bảy cao và các chiến lược giao dịch ngắn hạn để kiếm lời dựa trên các biến động nhỏ của tài sản được đầu tư (chứng khoán, ngoại tệ, vàng…).

Hợp đồng tương lai cho phép giao dịch trong ngày hiệu quả do nhà đầu tư được phép có vị thế hai chiều (mua và bán) trong ngày, được có vị thế “ bán khống” và được sử dụng đòn bảy ở mức cao.

Là khoản tiền hoặc/và tài sản mà nhà đầu tư phải nộp trước khi tham gia vào hợp đồng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã quy định. (hiện tại 10%)

Tỷ lệ KQ tối thiểu bằng tiền trên tổng tài sản ký quĩ theo qui định VSD là 80%

- Ký qũy ban đầu (IM): là việc ký qũy trước khi giao dịch.- IM = giá HĐ mua/bán * hệ số nhân HĐ * số lượng HĐ mua/bán * tỷ lệ ký quỹ- Ký qũy duy trì (MM): là số dư tối thiểu mà nhà đầu tư phải đảm bảo trên tài khoản ký quỹ trong quá trình duy trì vị thế.- Yêu cầu ký quỹ bố sung (VM): đối với NĐT khi tổng giá trị tài sản ký quĩ giảm xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ xuống dưới mức ký quỹ duy trì bằng tiền

- Được rút bớt nếu giá trị ký quỹ của nhà đầu tư tăng lên nhưng vẫn phải đảm bảo giá trị ký quỹ còn lại sau khi rút không được thấp hơn mức Ký quỹ Ban đầu

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

So sánh thị trường chứng khoán giao dịch Hợp đồng tương lai và Thị trường chứng khoán cơ sở?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Lãi lỗ khi nắm giữ các vị thế hợp đồng tương lai?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Rủi ro khi giao dịch hợp đồng tương lai?

  • Có ba rủi ro chính khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai: rủi ro đòn bảy; rủi ro chênh lệch giá cơ sở; rủi ro thanh khoản.
  • Rủi ro đòn bảy: là rủi ro chính khi tham gia giao dịch HĐTL. Do tỷ lệ đòn bảy trong giao dịch phái sinh ở mức rất cao, mức lãi/lỗ sẽ ở mức cao tương ứng. Thêm vào đó, sau khi ký quỹ số tiền ký quỹ ban đầu, nhà đầu tư sẽ vẫn phải đảm bảo ký quỹ duy trì (thường nhỏ hơn mức Ký quỹ Ban đầu). Khi khoản đầu tư vào HĐTL của nhà đầu tư đi theo hướng bất lợi, bên cạnh khoản lỗ dự tính (sẽ trở thành lỗ thật khi nhà đầu tư đóng vị thế), nếu giá trị khoản kỹ quỹ của nhà đầu tư rớt xuống thấp hơn mức kỹ quỹ duy trì, nhà đầu tư còn đứng trước rủi ro phải thực hiện bổ sung ký quỹ theo quy định để đưa tài khoản ký quỹ lên tối thiểu bằng mức Ký quỹ Ban đầu (tính trên giá HĐTL gần nhất). 
  • Rủi ro chênh lệch giá cơ sở: rủi ro diễn biến giá của giao dịch HĐTL không đồng khớp với diễn biến giá của tài sản cơ sở. Rủi ro xuất phát từ sự thiếu thanh khoản của giao dịch trên thị trường tương lai, sự thiếu hiệu quả của cơ chế Nhà tạo lập thị trường (Market maker) và cơ chế arbitrage (mua bán tận dụng chênh lệch giá giữa các thị trường, các sản phẩm)
  • Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi thị trường thiếu thanh khoản khiến cho chênh lệch giữa giá Mua và giá Bán nới rộng, khối lượng giao dịch không đảm bảo thanh khoản cho việc mở/đóng vị thế của nhà đầu tư. Điều này dẫn tới việc nhà đầu tư không thể mở/đóng vị thế theo ý muốn, phải đóng trạng thái với chi phí cao, dẫn tới suy giảm hiệu suất đầu tư.

Nhà đầu tư tham khảo thêm về lợi ích và rủi ro khi tham gia HĐTL tại đây

Phòng ngừa rủi ro thực hiện như thế nào?

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

Nhà đầu tư cần chú ý gì khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh tại MBS?

  • Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã nắm giữ vị thế, nhà đầu tư cần theo dõi hai loại tỷ lệ: Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và Tỷ lệ tài khoản phái sinh.
  • Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ
  • Tỷ lệ sử dụng tài khoản phái sinh = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ròng hợp lệ
  • Giá trị ký quỹ yêu cầu = IM + VM + DM
  • Trong đó:   + IM: Ký quỹ ban đầu theo quy định của Trung tâm lưu ký.   + VM: Giá trị lỗ ròng phát sinh trong phiên (nếu có).

       + DM: Ký quỹ chuyển giao, dùng thay cho IM đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất đến ngày đáo hạn.

  • Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký.
  • Giá trị tài sản ròng hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký + tiền tại MBS – nợ tại MBS
  • MBS sẽ quy định các mức an toàn, cảnh báo và xử lý đối với từng tỷ lệ này:   + Mức an toàn: Nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán phái sinh tối đa cho tới khi tỷ lệ đạt mức an toàn này.   + Mức cảnh báo: Khi vượt quá mức này, MBS sẽ gọi bổ sung ký quỹ và nhà đầu tư phải nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để tỷ lệ về thấp hơn hoặc bằng mức an toàn.

       + Mức xử lý: Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị xử lý đóng vị thế nếu vượt quá mức này.

Định giá hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Cách từ chối nhận tiền chuyển khoản MB Bank

NĐT có thể mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại MBS qua các kênh nào?

NĐT thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại các quầy giao dịch của MBS

Để mở tài khoản giao dịch CKPS, khách hàng cá nhân trong nước cần cung cấp những giấy tờ gì?

Khách hàng  cá nhân trong nước xuất trình chứng minh thư bản gốc còn hiệu lực

NĐT chưa mở tài khoản chứng khoán cơ sở có được mở tài khoản CKPS hay không?

Đối với NĐT chưa có TK giao dịch chứng khoán cơ sở, NĐT thực hiện mở mới tài khoản giao dịch CKCS, sau đó NĐT sẽ tiếp tục thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Các cá nhân nào không được mở tài khoản giao dịch CKPS tại MBS?

Các đối tượng không được mở tài khoản giao dịch CKPS tại MBS bao gồm:

+ Cá nhân dưới 18 tuổi

+ Cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh

+ Giám đốc/ Tổng giám đốc, Phó giám đốc/Phó tổng giám đốc, các trưởng bộ phận, nhân viên của thành viên giao dịch khác

+ Các đối tượng khác theo chính sách của MBS từng thời kì

Khi muốn đóng tài khoản giao dịch CKPS, NĐT cần đảm bảo các điều kiện gì?

Đóng TKGDCKPS yêu cầu đảm bảo các điều kiện sau:+ NĐT hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán: thanh toán lãi lỗ VM, thanh toán đáo hạn hợp đồng, thanh toán các nghĩa vụ khác với MBS+ NĐT đóng hết các vị thế đang có trên tài khoản trước khi đóng TKGDCKPS+ Rút hết kí quỹ trên tài khoản chứng khoán phái sinh tại VSD

+ Rút tiền( sau khi đã trừ các loại phí liên quan đóng tài khoản theo quy định của MBS từng thời kì) và giải tỏa chứng khoán kí quỹ về chứng khoán tự do giao dịch tại MBS.

Hồ sơ đóng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh gồm?

Yêu cầu đóng tài khoản giao dịch CKPS

Khách hàng có thể nộp kí quỹ bằng tài sản gì?

  • Tiền mặt;
  • Chứng khoán: trường hợp nộp ký quỹ bằng chứng khoán phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ tối thiểu là 80% (hoặc tỷ lệ khác theo quy định của VSD)

Những chứng khoán nào có thể được sử dụng làm tài sản kí quỹ?

Chứng khoán ký quỹ phải thuộc danh mục được phép theo quy định của VSD từng thời kỳ

NĐT có thể ký quỹ toàn bộ bằng chứng khoán được không?

Không, chứng khoán chỉ được sử dụng làm tài sản kí quỹ theo tỷ lệ do VSD quy định từng thời kì, phần còn lại NĐT phải kí quỹ bằng tiền.

NĐT phải nộp ký quỹ khi nào?

Nhà đầu tư thực hiện nộp ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch.

NTĐ có phải ký quỹ 100% giá trị giao dịch hay không?

Không, NĐT chỉ phải ký quỹ 10% giá trị hợp đồng giao dịch (hoặc 1 tỷ lệ khác tùy theo quy định của MBS từng thời kỳ).VD: NĐT A mở 10 vị thế mua HĐTL VN30F1708, giá thị trường của HĐTL tại thời điểm mua là 700 điểm, hệ số nhân của HĐ là 100.000, tỷ lệ ký quỹ là 10%.

Giá trị ký quỹ yêu cầu ban đầu = 10% * 10 * 700 * 100.000 = 70 tr (trong khi giá trị hợp đồng là 700 tr)

Nếu giá thị trường biến động, NĐT có phái nộp thêm ký quỹ không?

Do giá trị ký quỹ yêu cầu thay đổi theo giá thị trường, nên nếu tỷ lệ giữa Giá trị ký quỹ yêu cầu/ Giá trị ký quỹ hợp lệ vi phạm ngưỡng duy trì  tại MBS hoặc ngưỡng cảnh báo mức độ 1 tại VSD thì NĐT sẽ phải nộp bổ sung ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để đảm bảo tỷ lệ trên trở về dưới ngưỡng duy trì tại MBS.

Giả sử: NĐT A ban đầu nộp 120 tr để làm tài sản ký quỹ, Tỷ lệ ký quỹ duy trì tại MBS và VSD là 80%. Giá của HĐTL VN30F1708 giảm từ 700 xuống còn 680:

+ Giá trị ký quỹ yêu cầu ban đầu: = 10%*10*680*100.000 = 68 tr

+ Tài khoản phát sinh khoản lỗ = (700 – 695)*10 *100.000 = 50 tr

- Giá trị ký quỹ yêu cầu của TK: = 68 tr + 50 tr = 118 tr

- Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = 118/120 = 98, 33% (> mức duy trì tại MBS và VSD)

- NĐT tư phải nộp thêm 27.5 tr để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức duy trì

Các ngưỡng cảnh báo khi tài khoản vi phạm tỷ lệ kí quỹ

- Trung tâm lưu kí chứng khoán (VSD) thiết lập các ngưỡng cảnh báo theo ba (03) cấp độ dưới đây để thực hiện giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản kí quỹ trên từng tài khoản của NĐT trong phiên giao dịch:+ Cảnh báo mức độ 1: khi tỷ lệ sử dụng tài sản kí quỹ đạt ngưỡng 80%+ Cảnh báo mức độ 2: khi tỷ lệ sử dụng tài sản kí quỹ đạt ngưỡng 90%+ Cảnh báo mức độ 3: khi tỷ lệ sử dụng tài sản kí quỹ đạt ngưỡng 100%- MBS thiết lập 3 ngưỡng cảnh báo để giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ tại công ty như sau:+ Tỷ lệ ký quỹ duy trì: + Tỷ lệ call: 

+ Tỷ lệ xử lý

TK sẽ bị xử lý như thế nào khi ở ngưỡng cảnh báo?

  • Tại ngưỡng cảnh báo mức độ 1 và 2, MBS sẽ cảnh báo hoặc yêu cầu NĐT bổ sung thêm tài sản kí quỹ.
  • Tại ngưỡng cảnh báo mức độ 3, tài khoản giao dịch CKPS sẽ bị tạm đình chỉ giao dịch theo yêu cầu của VSD. Tài khoản sẽ không được thực hiện các giao dịch mở mới vị thế, ngoại trừ các giao dịch đối ứng để đóng vị thế (các giao dịch này do MBS thực hiện dưới sự chấp thuận của VSD), hoặc bổ sung tài sản kí quỹ để làm giảm tỷ lệ sử dụng kí quỹ.

Các khoản lãi/lỗ từ giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được hạch toán hàng ngày hay khi NĐT đóng vị thế?

Lãi/lỗ được hạch toán hàng ngày. Cuối ngày giao dịch sau khi hệ thống tính toán xong khoản lãi/lỗ các hợp đồng chứng khoán phái sinh căn cứ vào chênh lệch giá thanh toán cuối ngày so với giao dịch (đối với vị thế mở mới trong ngày) hoặc so với giá thanh toán của ngày hôm trước (đối với vị thế mở trước ngày hiện tại), khoản lãi/lỗ này sẽ được hạch toán ngay vào tài khoản giao dịch CKPS của khách hàng.

Khách hàng rút tiền từ tài khoản chứng khoán phái sinh cần đảm bảo các điều kiện nào?

NNT rút tiền phải đảm bảo tỷ lệ tiền giữ lại tối thiểu tại công ty theo quy định từng thời kỳ.

Khi nào thì NĐT phải nộp kí quỹ bổ sung?

MBS yêu cầu kí quỹ bổ sung khi:+ Tổng giá trị tài sản kí quỹ giảm xuống thấp hơn mức kí quỹ duy trì yêu cầu, hoặc:

+ Số dư tiền gửi kí quỹ xuống dưới mức kí quỹ duy trì bằng tiền (tùy theo quy định từng thời kì về tỷ lệ tiền mặt tối thiểu )

Có thể đặt lệnh ngoài giờ cho ngày giao dịch kế tiếp từ lúc nào?

Hệ thống Stock24 cho phép đặt lệnh ngoài giờ cho ngày giao dịch kế tiếp từ 15h45 của ngày giao dịch.

Làm thế nào để kiểm tra giá khớp lệnh trên Stock 24?

Giá thể hiện trên màn hình Stock24 là giá đặt của Quý Khách hàng. Để kiểm tra chi tiết giá khớp lệnh thực tế, Quý Khách hàng bấm con trỏ vào phần KL khớp trong mục Danh sách khớp lệnh trong ngày hoặc chữ Khớp trong lịch sử đặt lệnh, hệ thống sẽ hiển thị lệnh khớp chi tiết của Quý Khách hàng.

Để sử dụng Stock24 phải dùng trình duyệt web nào?

Stock24 hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox 3 trở lên, Chrome hoặc IE 5 trở lên. Stock24 hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox, Chrome và độ phân giải màn hình 1024 x 768.

PIN và Mật khẩu khác nhau như thế nào?

Mật khẩu dùng để đăng nhập tại màn hình đăng nhập. PIN dùng để đặt lệnh, hoặc sử dụng trong các giao dịch đặt lệnh, chuyển tiền… Mật khẩu và PIN có thể trùng hoặc khác nhau tùy theo Quý Khách hàng. Quý Khách hàng lưu ý bảo quản 2 mật khẩu này cùng thẻ ma trận để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Có thể nhờ người khác mang Sổ sở hữu cổ phần đến MBS để thực hiện thủ tục lưu ký không?

Quý Khách hàng có thể nhờ người được ủy quyền hợp pháp mang Sổ chứng nhận cổ phần đến MBS để thực hiện thủ tục lưu ký.

Khi lưu ký chứng khoán, mất thời gian bao lâu chứng khoán mới về tài khoản?

Khi thực hiện thủ tục lưu ký chứng khoán, nếu hồ sơ hoàn thiện thông thường mất từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Phí đóng tài khoản tại MBS?

Phí đóng tài khoản tại MBS đang áp dụng là 100.000VNĐ/tài khoản.

Tại sao lệnh giao dịch lô lẻ chưa khớp đến 14h30 lại bị hủy?

Theo quy định của sàn HNX, lệnh lô lẻ chỉ có giá trị trong phiên khớp lệnh liên tục, hết phiên liên tục lệnh sẽ tự động hủy.

Tại sao đặt mua 20 cổ phiếu NDN theo giá dư bán hiện tại mà lệnh chưa khớp, trong khi lệnh mua 1000 cổ phiếu NDN đặt sau lại khớp rồi?

NDN là mã của sàn HNX. Do đó đặt 20 cổ phiếu là đặt lô lẻ và giá của lô lẻ không thể hiện trên bảng giá thông thường.

Thời gian quy định về việc thanh lý trước hạn Phụ lục Hợp tác kinh doanh?

Thời hạn thanh lý trước hạn Phụ lục Hợp tác kinh doanh của Quý Khách hàng là trước 15h30 các ngày làm việc.

Nếu ngày tới hạn khoản vay Margin chuẩn/ M-Credit rơi vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì khách hàng phải trả nợ chậm nhất vào khi nào?

Nếu ngày tới hạn của các khoản vay rơi vào thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày tới hạn sẽ được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.

Có thể chuyển khoản ra tài khoản cá nhân bằng Stock24 tối đa bao nhiêu tiền/ngày?

Quý Khách hàng có thể chuyển tối đa 1 tỷ VNĐ/lần và 4 tỷ VNĐ/tiểu khoản/ngày sang tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng.

Giấy rút tiền tại MBS có giá trị bao lâu?

Giấy rút tiền tại MBS chỉ có giá trị trong ngày lập giấy.

Để rút được tiền cần cung cấp giấy tờ gì?

Quý Khách hàng cần cung cấp CMTND còn hiệu lực.

Thời gian rút tiền tại MBS?

Quý Khách hàng có thể đến MBS thực hiện rút tiền từ 8h30 đến 16h30 vào các ngày làm việc.

Khách hàng có quyền mua cổ phiếu tại MBS, muốn chuyển nhượng cho người khác thì cần thực hiện thủ tục gì và có mất phí gì không?

Quý Khách hàng sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền mua tại MBS và sẽ phải nộp phí và thuế TNCN theo quy định từng thời kỳ.

Khách hàng đã đăng ký quyền trên Stock24, muốn đăng ký thêm nhưng không được thì phải làm gì?

Quý Khách hàng chỉ được thực hiện đăng ký quyền mua trên Stock24 duy nhất 1 lần. Vì vậy trong trường hợp muốn đăng ký thêm, Quý Khách hàng cần đến quầy giao dịch của MBS để thực hiện.

Khi thực hiện đăng ký quyền mua, khách hàng có bị trừ tiền trong tài khoản ngay không?

Khi thực hiện Đăng ký quyền mua, yêu cầu tài khoản của Quý Khách hàng phải có đủ tiền để hệ thống thực hiện cắt chuyển quyền mua. Vì vậy sau khi Quyền mua được đăng ký thành công, tài khoản của Quý Khách hàng ngay lập tức sẽ bị trừ tiền. Do vậy Quý Khách hàng cần cân nhắc về kế hoạch chuyển tiền phù hợp trong khoảng thời gian đăng ký mua. Việc thực hiện đăng ký quyền mua trước hay sau trong thời gian đăng ký mua không liên quan đến thời gian Quý Khách hàng được nhận cổ phiếu quyền mua về tài khoản.

Contact24 bao gồm các phím chức năng gì?

Tổng đài Contact 24 bao gồm các phím chức năng:

Phím 1: Tra cứu thông tin tài khoản tự động: tra cứu số dư, kết quả khớp lệnh trong ngày, thông báo và thông tin thực hiện quyền (sử dụng số điện thoại bất kỳ, hệ thống xác thực bằng mật khẩu).

Phím 2: Đổi mật khẩu Contact24 tự động (sử dụng số điện thoại bất kỳ, hệ thống xác thực bằng mật khẩu), sau khi đổi mật khẩu thành công, hệ thống sẽ trả tin nhắn mật khẩu mới về số điện thoại Quý Khách hàng đã đăng ký.

Phím 3: Gặp nhân viên đặt lệnh và tra cứu thông tin tài khoản (sử dụng số điện thoại bất kỳ, hệ thống xác thực bằng mật khẩu).

Phím 4: Yêu cầu hỗ trợ: lấy lại mật khẩu Contact24 tự động, hỗ trợ Stock24, hỗ trợ thông tin khác

Phím 4 nhánh 1: sử dụng số điện thoại đã đăng ký.

Muốn đổi mật khẩu giao dịch qua điện thoại thì phải làm thế nào?

Quý Khách hàng sử dụng số điện thoại bất kỳ gọi điện đến số tổng đài 1900 9088, nhấn phím 2, nhập số tài khoản là số tài khoản 7 số (bao gồm cả tiểu khoản), kết thúc bằng phím #, nhập mật khẩu cũ, kết thúc bằng phím #, nhập mật khẩu mới (làm theo hướng dẫn của điện thoại viên).

Muốn đặt lệnh giao dịch qua điện thoại thì làm thế nào?

Quý Khách hàng muốn thực hiện đặt lệnh, gọi đến tổng đài 1900 9088 (dùng số điện thoại bất kỳ) bấm nhánh 3, nhập số tài khoản 7 số (bao gồm cả tiểu khoản) nhấn #, bấm phím 2 để chọn phương thức xác thực bằng mật khẩu, nhập mật khẩu và kết thúc bằng phím #, hệ thống sẽ kết nối Quý Khách hàng với nhân viên nhập lệnh.

Lưu ý: MBS chỉ nhận lệnh tương ứng với số tài khoản được xác thực trên hệ thống, không nhận lệnh đối với trường hợp đăng nhập bằng tài khoản người được ủy quyền nhưng yêu cầu đặt lệnh trên tài khoản người ủy quyền).

Muốn lấy lại mật khẩu giao dịch Contact24 thì phải làm thế nào?

Để lấy lại mật khẩu giao dịch qua điện thoại, Quý Khách hàng dùng số điện thoại đã đăng ký với MBS, gọi đến tổng đài 1900 9088, nhánh 4, sau đó bấm nhánh 1, nhập số tài khoản là số tài khoản 7 số (bao gồm cả tiểu khoản) nhấn #, hệ thống sẽ gửi lại mật khẩu vào số điện thoại đã đăng ký. Lưu ý, Quý Khách hàng nghe hết câu hướng dẫn của điện thoại viên hướng dẫn trên tổng đài mới thực hiện thao tác, tránh bấm quá nhanh hệ thống không xác thực được yêu cầu.

Contact24 là hệ thống tổng đài tra cứu thông tin tự động và giao dịch qua điện thoại của MBS. Chỉ một đầu số riêng biệt cho phép Quý Khách hàng lựa chọn nhiều tính năng, dịch vụ khác nhau.

Đầu số tổng đài: 1900 9088

Nếu thực hiện chuyển khoản trên Stock24 nhưng sau khi thực hiện thành công thấy thông tin vừa nhập bị sai, nên muốn hủy/ sửa yêu cầu trên thì phải làm thế nào?

Quý Khách hàng vào menu “Giao dịch tiền" Lịch sử chuyển khoản để kiểm tra trạng thái giao dịch chuyển tiền. Nếu yêu cầu chuyển tiền của Quý Khách hàng ở trạng thái:

  • Chưa duyệt: Quý Khách hàng có thể tự hủy trên hệ thống Stock24 để thực hiện lại.
  • Chờ xử lý: Quý Khách hàng liên hệ với MBS yêu cầu hủy giao dịch chuyển tiền (Quý Khách hàng đến CN/PGD của MBS hoặc gọi điện vào tổng đài 1900 9088 nhánh 3.
  • Đã duyệt: Quý Khách hàng đến CN/PGD của MBS hoặc gọi điện vào tổng đài 1900 9088 để yêu cầu tra soát.

Có thể đăng nhập nhiều tài khoản Stock24 trên một máy tính không?

Quý Khách hàng có thể đăng nhập nhiều tài khoản Stock24 trên một máy tính, tuy nhiên phải đảm bảo mỗi tài khoản được đăng nhập trên một trình duyệt khác nhau. 

Bị mất thẻ ma trận đăng nhập Stock24 cần phải làm gì để được cấp lại?

  • Trong trường hợp Quý Khách hàng làm mất thẻ ma trận, để đảm bảo bảo mật, Quý Khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài 1900 9088 để yêu cầu khóa thẻ Stock 24, sau đó đến các phòng giao dịch của MBS để yêu cầu cấp lại. Đối với trường hợp mất thẻ, Quý Khách hàng sẽ phải trả phí cấp lại thẻ theo quy định.
  • Trường hợp Quý Khách hàng đã yêu cầu khóa thẻ Stock24, sau đó tìm lại được thẻ thì có thể yêu cầu MBS mở lại khóa thẻ bằng cách:
    • Đến trực tiếp các CN/SGD của MBS để yêu cầu mở khóa thẻ (xuất trình CMTND xác thực chủ tài khoản).
    • Gọi điện đến tổng đài 1900 9088 nhánh 3 để yêu cầu mở khóa tài khoản.

Nếu bị khóa tài khoản giao dịch Stock24/thẻ Stock24 hết hạn thì cần xử lý như thế nào?

Nếu thẻ Stock 24 bị khóa/hết hạn, Quý Khách hàng có thể kích hoạt lại bằng cách: 

  • Gọi đến tổng đài 1900 9088, nhánh 4.2/4.3 để gặp nhân viên hỗ trợ yêu cầu hỗ trợ.
  • Sử dụng Email đã đăng ký gửi về hòm thư hỗ trợ yêu cầu thực hiện gia hạn/mở khóa tài khoản. Trong email vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
    • Số tài khoản, tên chủ tài khoản
    • Số CMTND, ngày cấp, nơi cấp
    • Đến trực tiếp các CN/PGD của MBS hoặc liên hệ với nhân viên chăm sóc tài khoản để được hỗ trợ. 

Có mấy loại mật khẩu khi sử dụng Stock24?

  • Tài khoản của Quý Khách hàng sẽ được bảo mật bằng ba (3) lớp mật khẩu khác nhau:
    • Mật khẩu đăng nhập;
    • PIN (Personal Identification Number): Số nhận dạng cá nhân
    • Ba tọa độ trên thẻ ma trận.
  • Mật khẩu đăng nhập và PIN do Quý Khách hàng tự thay đổi và quản lý. Mật khẩu đăng nhập và PIN có thể đặt trùng hoặc khác nhau tùy theo Quý Khách hàng.
  • Ba tọa độ bất kỳ trên thẻ ma trận sẽ được hệ thống yêu cầu ngẫu nhiên khi Quý Khách hàng đăng nhập Stock24. Ngoài ra, khi thực hiện các dịch vụ yêu cầu bảo mật cao như: “Chuyển khoản nội bộ”, “Chuyển khoản ra ngoài”, “Ứng trước tiền bán”… qua Stock24, hệ thống sẽ yêu cầu Quý Khách hàng cung cấp PIN và ba (3) tọa độ bất kỳ trên thẻ ma trận tọa độ.

Dịch vụ Stock24 có tính bảo mật cao không?

Stock24 có tính bảo mật rất cao vì sử dụng hệ thống bảo mật của Entrust. Entrust được biết đến là công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ mã khóa bảo mật. Entrust cung cấp công nghệ bảo mật cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ trong 1.700 tổ chức ở 60 nước trên thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Accenture - hãng tư vấn danh tiếng tại Mỹ và Anh, hiện nay 9 trong số 10 chính phủ điện tử hàng đầu thế giới được bảo mật bằng Entrust.

Làm mất thẻ giao dịch Stock24 có được cấp lại không?

Để cấp lại thẻ giao dịch Stock24, Quý Khách hàng vui lòng đến các điểm giao dịch của MBS để đề nghị cấp lại. Đối với trường hợp Quý Khách hàng làm mất thẻ, phí cấp lại thẻ là 200.000 VNĐ. Trong trường hợp thẻ bị mờ hoặc bị lỗi, Quý Khách hàng được cấp lại thẻ miễn phí.

Muốn sử dụng dịch vụ Stock24 thì phải làm gì?

Quý Khách hàng vui lòng đến các phòng Giao dịch của MBS để đăng ký sử dụng dịch vụ Stock24. Ngay sau khi đăng ký, Quý Khách hàng sẽ được bàn giao một bộ công cụ bảo mật bao gồm:

  • Thẻ ma trận tọa độ (được sử dụng trong quá trình xác thực người dùng);
  • Mật khẩu đăng nhập và PIN đăng nhập.

Vì sự an toàn của Quý Khách hàng, Quý Khách hàng sẽ được yêu cầu đổi mật khẩu và PIN ngay trong lần đăng nhập thành công đầu tiên. 

Muốn thực hiện mua bán chứng khoán tại MBS thì có thể thực hiện qua những kênh nào?

Quý Khách hàng có thể đặt lệnh qua các kênh giao dịch sau tại MBS:

  • Qua giao dịch trực tuyến Stock24 hoặc M.Stock24
  • Qua nhân viên kinh doanh/ tại sàn giao dịch.
  • Qua Contact24: Tổng đài 1900 9088 – Nhánh 3 Đặt lệnh

Chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản chứng khoán tại MBS có mất phí không và sau bao lâu mới nhận được tiền?

Hiện tại, MBS không thu phí chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản chứng khoán tại MBS.
Quý Khách hàng có thể nhận được tiền ngay sau khi giao dịch được hạch toán thành công. Chuyển tiền nội bộ tại sàn được thực hiện trong giờ giao dịch, chuyển tiền nội bộ qua Stock24 có thể thực hiện 24/24.

Có thể ứng tiền bán chứng khoán qua các hình thức nào?

Quý Khách hàng có thể thực hiện ứng tiền bán chứng khoán qua các hình thức sau:

  1. Ứng tiền qua Stock24/ M.Stock24.
  2. Ứng trực tiếp tại các CN/PGD của MBS.

Có thể đến bất kỳ Ngân hàng MB nào để rút tiền từ tài khoản chứng khoán được không?

Quý Khách hàng chỉ có thể thực hiện rút tiền tại các điểm có đặt Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng Giao dịch của MBS. Nếu Quý Khách hàng ở xa, có thể chuyển khoản ra tài khoản cá nhân qua Stock24/M.Stock24 sau đó rút tiền tại Ngân hàng hoặc thẻ ATM.

Tại sao có đăng ký dịch vụ SMS của MBS nhưng lại không nhận được các tin nhắn khi có giao dịch khớp lệnh hoặc nộp/rút/chuyển khoản hoặc phát sinh quyền về tài khoản?

Đối với trường hợp này có thể xảy ra các khả năng sau:

  • Số dư tiền trên tiểu khoản 1 không đủ để duy trì dịch vụ SMS (8.800 VNĐ/tháng). Do đó, Quý Khách hàng cần nộp tiền vào tiểu khoản 1 để hệ thống MBS có thể tiếp tục cung cấp tiện ích SMS cho Quý Khách hàng.
  • Thuê bao điện thoại mà Quý Khách hàng đăng ký với MBS chặn tin nhắn. Quý Khách hàng nên kiểm tra lại từ nhà mạng.

Tại sao ứng tiền 100.000.000 VNĐ trên tài khoản dịch vụ tài chính nhưng lại không chuyển được số tiền đó?

Rút tiền trên tài khoản dịch vụ tài chính phải thoả mãn các điều kiện của MBS. Do vậy trường hợp này Quý Khách hàng có thể liên hệ nhân viên chăm sóc để được tư vấn cụ thể.

Theo quy định, tiền thuế phải thu khi bán chứng khoán là 0.1% trên giá trị bán. Tại sao trên màn hình ứng tiền, số tiền hiện lên ở cột thuế lại lớn hơn số này?

Tại màn hình ứng tiền cột thuế hiển thị bao gồm tiền thuế (0.1% giá trị bán) + phí chuyển khoản bán chứng khoán (0.5 đồng/CP). Khi tiền về tài khoản, hệ thống MBS sẽ tự động tách bạch thành 2 bút toán trên sao kê tiền cho Quý Khách hàng tiện theo dõi.

Có thể rút tiền trong tài khoản chứng khoán qua hình thức nào?

Quý Khách hàng có thể rút tiền trong tài khoản chứng khoán qua các hình thức sau:

  1. Sử dụng Stock24 chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản cá nhân để rút tiền.
  2. Đến trực tiếp MBS để làm thủ tục rút tiền.

Nội dung nộp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán cần có các thông tin gì?

Để nộp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán, Quý Khách hàng cần ghi đầy đủ nội dung như sau:

  1. Số tài khoản: 005CXXXXXX
  2. Tiểu khoản
  3. Tên khách hàng
    VD: Nộp tiền vào tài khoản của ông Nguyễn Văn A, số tài khoản 005C000001.1

Thời gian chuyển tiền liên ngân hàng tại các CN/PGD của MBS?

Quý Khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng tại các CN/PGD của MBS từ 8h30 đến 15h00 vào các ngày làm việc.

Muốn hủy đăng ký một số chức năng của Stock24 có được không? Thủ tục đăng ký hủy và khôi phục đăng ký các chức năng Stock24 như thế nào?

Mặc định khi Quý Khách hàng ký Hợp đồng/Đăng ký và sử dụng dịch vụ giao dịch điện tử, Quý Khách hàng sẽ được sử dụng tất cả các tính năng hiện có trên Stock24. Tuy nhiên, nếu Quý Khách hàng không có nhu cầu sử dụng tiện ích giao dịch của Stock24 thì có thể đến các CN/PGD của MBS để hủy đăng ký dịch vụ.

Khi thay đổi thông tin trên Stock24 như thông tin số di động và địa chỉ email thì có nhận được tin nhắn và email theo địa chỉ mới không?

Để thay đổi thông tin liên quan đến CMTND, Quý Khách hàng vui lòng đến các điểm giao dịch của MBS để thực hiện thay đổi. Quý Khách hàng không thể thay đổi CMTND trên Stock24 mà chỉ có thể thay đổi các thông tin như địa chỉ email, số điện thoại qua Stock24.

Bán chứng khoán lô lẻ sau bao lâu mới nhận được tiền?

Có 2 hình thức giao dịch đối với bán chứng khoán lô lẻ:

  • Bán chứng khoán lô lẻ trên sàn giao dịch của Sở HNX: áp dụng đối với chứng khoán giao dịch trên sàn HNX và Upcom. Quý Khách hàng có thể thực hiện bán như giao dịch lô lớn thông thường, sau T+3 tiền sẽ về tài khoản. Tuy nhiên giao dịch chứng khoán lô lẻ có bảng giá riêng, không hiển thị trên bảng giá giao dịch lô lớn thông thường. Giao dịch lô lẻ này chỉ áp dụng cho mã chứng khoán tại sàn HNX và Upcom, không áp dụng với các mã chứng khoán tại sàn HSX. Các mã chứng khoán mới được niêm yết hoặc niêm yết trở lại không được giao dịch lô lẻ tại ngày giao dịch đầu tiên. Quý Khách hàng có thể thực hiện giao dịch mua lô lẻ hoặc bán lô lẻ.
  • Bán chứng khoán lô lẻ cho MBS: thực hiện trên Stock24, tại manu “Giao dịch khác > Bán CK lô lẻ”. Tại chức năng này, Quý Khách hàng có thể thực hiện bán chứng khoán lô lẻ của các mã giao dịch trên sàn HSX và sàn HNX cho MBS, hiện MBS chưa thực hiện mua các mã chứng khoán giao dịch trên sàn Upcom. 
  • Sau khi Quý Khách hàng thực hiện bán chứng khoán lô lẻ thành công, tiền bán chứng khoán lô lẻ sẽ được trả về tài khoản của Quý Khách hàng trong khoảng từ 7-15 ngày làm việc, phụ thuộc vào các thủ tục với Trung tâm Lưu ký. MBS đang nỗ lực rút ngắn thời gian xử lý giao dịch chứng khoán lô lẻ. 

Quý Khách hàng không thực hiện được việc bán chứng khoán lô lẻ mã MBB cho MBS do theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, MBS là công ty thành viên của Ngân hàng TMCP Quân đội, không được phép thu mua lại cổ phiếu của MB.

Thời gian chuyển khoản sang tài khoản MB trên Stock24? Có mất phí chuyển khoản?

Do hệ thống giao dịch của MBS và MB đã được kết nối realtime nên Quý Khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán tại MBS sang tài khoản Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) 24/24. Sau khi bút toán được thực hiện thành công, tiền sẽ được chuyển ngay lập tức sang tài khoản ngân hàng của Quý Khách hàng tại MB. Phí chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản MB là 7.700VNĐ/bút toán.

Thời gian thực hiện Chuyển khoản ra ngoài (chuyển tiền ra tài khoản ngân hàng khác ngoài MB) trên Stock24 ? Có mất phí chuyển khoản?

Quý Khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền ra ngoài từ 6h-15h. Phí chuyển tiền được thu theo biểu phí quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Khi giao dịch được thực hiện thành công, Quý Khách hàng có thể vào Lịch sử chuyển khoản hoặc Sao kê tiền để tra cứu phí chuyển khoản chi tiết.
Đối với các giao dịch chuyển khoản ra ngoài, MBS sẽ phải thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng, nên thời gian Quý Khách hàng nhận được tiền sẽ lâu hơn so với các giao dịch chuyển khoản cùng hệ thống.

Nếu quên mật khẩu/PIN Stock24 phải làm thế nào?

Quý Khách hàng có thể thực hiện lấy lại mật khẩu/PIN bằng 2 cách:

  • Nếu khách hàng quên mật khẩu/PIN có thể lấy lại mật khẩu/PIN mới bằng cách nhấp vào nút “Quên mật khẩu” trên màn hình đăng nhập hoặc đăng nhập vào đường link: https://stock24.mbs.com.vn/ResetPassword.aspx và làm theo hướng dẫn. Hệ thống sẽ gửi lại mật khẩu và PIN mới về số điện thoại hoặc email mà Quý Khách hàng đã đăng ký với MBS.
  • Nếu Quý Khách hàng có đăng ký hình thức giao dịch qua điện thoại thì gọi vào tổng đài 1900 9088 nhánh 3 (là nhánh xác thực thông tin) và đề nghị MBS ung cấp lại mật khẩu/PIN.

Khi đăng nhập vào Stock24 nhận được thông báo lỗi: “Giá trị matrix/Token đã bị sử dụng” thì phải làm gì?

Quý Khách hàng gặp lỗi này do trình duyệt đăng nhập web đã bị đầy, dẫn đến trình duyệt lưu nhớ lại các lần đăng nhập Stock24 của Quý Khách hàng. Để xử lý, Quý Khách hàng vui lòng thực hiện xóa lịch sử đăng nhập web cũ, sau đó đăng nhập lại, bằng cách bấm tổ hợp phím: Shift + ctrl + delete để xóa lịch sử đăng nhập web, hoặc chuyển sang đăng nhập bằng một trình duyệt web khác.

Khách hàng đã đăng ký và được cấp thẻ Stock24 mà vẫn không đăng nhập được?

Quý Khách hàng không đăng nhập được vào hệ thống Stock24 có thể do các nguyên nhân sau:

  • Quý Khách hàng vừa thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán trong ngày, tài khoản chưa được kích hoạt do chưa được Trung tâm Lưu ký chứng khoán duyệt. Quý Khách hàng vui lòng chờ đến khi tài khoản được kích hoạt (thông thường sau 1 ngày làm việc).
  • Nếu hệ thống báo Tài khoản không tồn tại: Quý Khách hàng vui lòng kiểm tra lại số tài khoản đăng nhập. Số tài khoản đăng nhập là tài khoản sáu (6) số sau chữ 005. Ví dụ tài khoản là 005C123456, thì tên đăng nhập sẽ là “123456”. Quý Khách hàng lưu ý không bao gồm đuôi tiểu khoản dịch vụ vào màn hình đăng nhập.
  • Nếu hệ thống báo Mật khẩu không hợp lệ: Quý Khách hàng vui lòng kiểm tra lại mật khẩu đăng nhập. Mật khẩu đăng nhập có phân biệt viết hoa và viết thường. Lưu ý tắt phím Caplock và chuyển chế độ bộ gõ sang tiếng Anh.
  • Nếu hệ thống báo Sai mật khẩu đăng nhập hoặc matrix card/token!: Quý Khách hàng vui lòng kiểm tra lại ma trận, tắt phím Caplock và chuyển chế độ bộ gõ sang tiếng Anh để hệ thống không ghi nhận sai giá trị ma trận, tránh bị khóa thẻ (nếu nhập sai giá trị ma trận 3 lần hệ thống sẽ tự động khóa thẻ Stock24 để bảo mật tài khoản). Chú ý các ký tự dễ nhầm lẫn như: “J” và số “3”, chỉ có số “0” không có chữ “O”. 

Muốn đăng ký quyền mua cổ phiếu phải thực hiện như thế nào?

Quý Khách hàng có thể đăng ký quyền mua theo hai cách:

  • Đăng ký trên Stock24 tại mục Giao dịch khác – Thực hiện quyền
  • Đăng ký quyền mua tại quầy: Quý Khách hàng đến các CN/PGD của MBS để thực hiện thủ tục đăng ký quyền mua.

Khách hàng cá nhân cần cung cấp giấy tờ gì khi lưu ký chứng khoán?

Khách hàng cá nhân khi thực hiện lưu ký chứng khoán cần cung cấp các giấy tờ sau:

  1. CMTND
  2. Số cổ đông/ giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu

Muốn nhận các bản tin của MBS, hoặc từ chối nhận bản tin của MBS thì làm thế nào?

Quý Khách hàng đăng nhập vào Stock24, vào menu “Thông tin cá nhân > TT Tài khoản > Đăng ký/hủy dịch vụ email/SMS” lựa chọn hoặc bỏ chọn tại mục: Các dịch vụ qua email.

Thỉnh thoảng các ứng dụng trong Stock24 có lỗi hiện thị hay thao tác, nhưng sau khi xóa Cache của trình duyệt thì lại không bị lại nữa ?

Do MBS thường xuyên cập nhật các phiên bản Stock24 để nâng cấp tính năng mới và do đặc tính của ứng dụng Online được lưu trữ cache trên máy tính Client của Quý Khách hàng nên Quý Khách hàng gặp trường hợp này.Để xóa Cache trong các trình duyệt phổ biến như FF, IE, Quý Khách hàng lưu ý dùng phím tắt “Ctrl+F5” , hoặc gọi đến tổng đài 1900 9088 để được hỗ trợ.Quý khách cũng có thể xóa cache theo hướng dẫn chi tiết tại đây: 

http://www.mbs.com.vn/Upload/MBS/KH/MBS_HuongDanXoaCachevaCookie.pdf 

Trong thời gian tới MBS có triển khai thêm các tính năng mới cho Stock24?

MBS luôn nỗ lực phát triển các tính năng mới cho khách hàng trên Stock24 giúp khách hàng giao dịch thuận tiện và nhanh chóng, đem lại nhiều tiện ích giao dịch cho khách hàng.

Khách hàng đã sử dụng Stock24 trước đây, khi cập nhập phiên bản mới có cần đăng ký lại không? Nếu muốn sử dụng các chức năng của Stock24 mới thì phải làm gì?

Stock24 là hệ thống giao dịch chạy trên trình duyệt internet, vì vậy khi MBS nâng cấp phiên bản mới sẽ tự động cập nhật, Quý Khách hàng không cần nâng cấp và đăng ký lại. Đối với những chức năng mới của Stock24, tùy thuộc vào đặc tính của mỗi chức năng mà Quý Khách hàng có thể sẽ phải đăng ký sử dụng. Nếu trong trường hợp đăng nhập hệ thống Stock24 mà Quý Khách hàng không thực hiện được giao dịch, vui lòng liên hệ với MBS để được hỗ trợ.

Thời gian chờ (time-out) hiển thị trên màn hình đăng nhập là gì? Có thể đặt thời gian chờ theo ý muốn được không?

Thời gian chờ (time-out) là khoảng thời gian mà nếu Quý Khách hàng không thao tác gì trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động thoát và yêu cầu Quý Khách hàng đăng nhập lại nhằm bảo mật tài khoản. Quý Khách hàng có thể chủ động điều chỉnh thời gian chờ này theo ý muốn của mình (từ 0-999 phút). Tuy nhiên MBS khuyến cáo, Quý Khách hàng không nên đặt thời gian chờ quá lâu ở nơi sử dụng máy tính công cộng để bảo mật cho tài khoản.

Đăng ký sử dụng Stock24 có miễn phí không?

Việc đăng ký sử dụng Stock24 là hoàn toàn miễn phí cho Quý Khách hàng đã mở tài khoản chứng khoán tại MBS. Chúng tôi khuyến khích tất cả các khách hàng giao dịch qua Stock24 để nhận được dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch, thân thiện cũng như mức phí ưu đãi nhất so với các phương tiện giao dịch khác.

  • Thời gian đặt lệnh không bị giới hạn (24h/24h). Có thể đặt lệnh ngay sau khi hết phiên giao dịch cho ngày đặt lệnh kế tiếp (từ 15h45 chiều);
  • Giao dịch cùng một lúc nhiều tiểu khoản của Quý khách hàng, cho phép lựa chọn tiểu khoản mặc định để giao dịch;
  • Nhiều tính năng tiện ích cho người sử dụng:
    • Tích hợp bảng giá, tính năng đặt lệnh thông minh từ bảng giá vào màn hình Giao dịch;
    • Hiển thị danh sách lệnh realtime ngay trên màn hình giao dịch, cho biết trạng thái lệnh khớp, số lượng khớp;
    • Chức năng Lặp lệnh nhằm tăng tốc độ đặt lệnh;
    • Hỗ trợ tự động chia lệnh lô lớn trên sàn HSX thành các lệnh nhỏ;
    • Chức năng Sửa lệnh cho phép sửa giá lệnh sàn HSX: hệ thống hủy lệnh cũ và sinh ra lệnh mới với giá mới;
    • Giao dịch tài khoản Margin Online;
    • Thiết lập cảnh báo về thị trường và các mã chứng khoán;
    • Thực hiện chuyển khoản tiền online giữa các tiểu khoản, các tài khoản thuộc MBS, và ra bất kỳ tài khoản ngân hàng nào;
    • Kết nối trực tuyến giữa MBS và ngân hàng MB, Quý khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp từ TKCK tại MBS sang TKTT tại MB và ngược lại;
    • Ứng trước giao dịch bán chứng khoán online;
    • Thực hiện Chuyển khoản chứng khoán giữa các tiểu khoản, các  trạng thái chứng khoán trên tiểu khoản;
    • Bán chứng khoán lô lẻ trực tuyến;
    • Đăng ký thực hiện quyền mua online;
    • Thống kê và tổng hợp giao dịch tiền và chứng khoán theo thời gian tùy chọn;
    • Theo dõi Báo cáo tài sản, Thông tin tài khoản dịch vụ tài chính
    • Quản lý danh mục đầu tư, Báo cáo lãi lỗ dự kiến, lãi lỗ đã thực hiện, giá trung bình mua chứng khoán; và
    • Thay đổi thông tin cá nhân online.

Stock24 là dịch vụ giao dịch trực tuyến do MBS cung cấp. Với phương thức giao dịch chứng khoán thông qua trình duyệt, chỉ cần có kết nối Internet, Quý Khách hàng có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến sàn giao dịch của MBS.

Làm hợp đồng ủy quyền công chứng tại đâu?

Quý Khách hàng có thể làm hợp đồng ủy quyền tại bất kỳ văn phòng công chứng nào, hoặc UBND xã/phường và theo mẫu hợp đồng ủy quyền của MBS.

Khách hàng tổ chức trong nước ủy quyền giao dịch cho cá nhân là người không thuộc tổ chức thì có cần Hợp đồng ủy quyền công chứng không?

Khách hàng tổ chức trong nước ủy quyền giao dịch cho cá nhân là người bên ngoài tổ chức thì cần làm Hợp đồng ủy quyền công chứng theo quy định.

Mở tài khoản chứng khoán tại MBS có mất phí mở tài khoản hay phí duy trì tài khoản không?

Quý Khách hàng mở tài khoản chứng khoán tại MBS không mất phí mở tài khoản hay phí duy trì tài khoản.

Được phép mở bao nhiêu tài khoản tại mỗi công ty chứng khoán?

Khách hàng cá nhân được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán.

Có được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau hay không?

Theo quy định của thông tư 74/2011/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/8/2011:

Nhà đầu tư cá nhân được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau, nhưng chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tại một công ty chứng khoán công ty chứng khoán ngoại trừ trường hợp nhà đầu tư có một tài khoản giao dịch thông thường và một tài khoản giao dịch ký quỹ.

Nhà đầu tư phải công bố số lượng và mã tài khoản của tất cả các tài khoản đã mở, trong hồ sơ mở tài khoản tại công ty chứng khoán thứ hai trở đi.

Nếu thông tin trên CMTND không rõ ràng (do bị mờ) hoặc hết hạn có thể mở tài khoản chứng khoán không?

MBS chỉ tiếp nhận các CMTND còn hiệu lực, rõ thông tin để mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng. Đối với các trường hợp CMTND hết hạn hoặc mờ thông tin, Quý Khách hàng vui lòng làm thủ tục đổi CMTND trước khi tiến hành mở tài khoản.

Có thể sử dụng hộ chiếu để mở tài khoản không?

Khách hàng cá nhân trong nước chỉ cần duy nhất CMTND để mở tài khoản.

Khách hàng cá nhân nước ngoài có thể sử dụng hộ chiếu để mở tài khoản.

Người dưới 18 tuổi có được mở tài khoản giao dịch chứng khoán không?

Người dưới 18 tuổi không được mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

Thời hạn hợp lệ của CMND khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán là bao lâu?

Theo Quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, CMTND khi mở tài khoản giao dịch chứng khoản phải còn hiệu lực theo quy định của pháp luật (có ngày cấp không quá 15 năm tính đến ngày mở tài khoản)

Khách hàng cá nhân trong nước muốn mở tài khoản chứng khoán tại MBS cần giấy tờ gì?

Quý Khách hàng là cá nhân trong nước muốn mở tài khoản chứng khoán tại MBS chỉ cần cung cấp CMTND còn hiệu lực.

Có thể mở tài khoản chứng khoán tại MBS qua các kênh nào?

Quý khách hàng có thể mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại MBS theo các hình thức sau:

Khi mở tài khoản chứng khoán có thể ủy quyền cho nhiều người giao dịch không?

Quý Khách hàng có thể ủy quyền cho nhiều người giao dịch, tuy nhiên phải đảm bảo:

  • Có xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ phạm vi ủy quyền.
  • Người được ủy quyền không được thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình là người được ủy quyền.
  • Không được ủy quyền cùng một nội dung cho nhiều người.

Khách hàng cá nhân muốn thay đổi số CMTND cần làm các thủ tục gì?

Khi cần thay đổi số CMTND, Quý Khách hàng đến các địa điểm giao dịch của MBS và mang theo các giấy tờ sau:

  1. CMTND mới
  2. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi số CMTND cũ và số CMTND mới của khách hàng hoặc CMTND cũ (bản có công chứng) hoặc Hộ chiếu có thể hiện số CMTND cũ hoặc sổ hộ khẩu có thể hiện số CMTND cũ và mới

Khách hàng cá nhân trong nước cần cung cấp giấy tờ gì khi tiến hành thủ tục đóng tài khoản chứng khoán?

Khi tiến hành thủ tục đóng tài khoản, Quý Khách hàng cần cung cấp giấy tờ như sau:

  1. CMTND
  2. Hồ sơ mở tài khoản tại CTCK nơi khách hàng chuyển chứng khoán đến (trong trường hợp tài khoản của khách hàng còn quyền, chứng khoán)

Khách hàng tổ chức trong nước cần cung cấp hồ sơ nào khi tiến hành mở tài khoản chứng khoán tại MBS?

Quý Khách hàng là tổ chức trong nước muốn mở tài khoản chứng khoán tại MBS chỉ cần cung cấp những hồ sơ sau:

  • Giấy chứng nhận ĐKKD (bản sao)
  • Giấy chỉ định người đại diện theo pháp luật (nếu trong giấy chứng nhận ĐKKD không thể hiện tên người đại diện theo pháp luật)
  • CMTND của người đại diện theo pháp luật (bản sao)