Cách uốn cây dáng thác đổ

Quá trình từ khi phôi mới đem về cho đến lúc vật được em nó nằm ra phải mất 2 năm. Mất ít nhất cũng 5 năm cho hình thành bộ tàn, và cũng mất khoảng 3 lần thay chậu từ lớn sang nhỏ hơn để nó sống được trong chậu nhỏ như ngày hôm nay.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Phôi ban đầu không có nằm đổ như cây bây giờ. Để chuyển một cây từ thẳng sang đổ là một quá trình kéo dài qua nhiều năm, nghiêng từ từ từng bước. Cây mọc thẳng mà hạ cái rụp thành cây đổ thì rễ chổng ngược lên trời, rễ ở phía trên không có gì để ăn, còn rễ phía dưới không thể chống đỡ được trọng lượng của cây.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Trước tiên phải xử lý bộ rễ, các rễ nổi mà chúng ta thấy trong cây ở trên là rễ đã được làm lại sau này, rễ ban đầu của cây đã được cắt bỏ đi.
Cây này lúc đầu hướng phía trên có 3 cái rễ mọc ra như hình.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Nếu cho đổ luôn, ta thấy 3 cái rễ chổng ngược lên trên, nuôi kiểu này cây chết chắc.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Không thể cắt 3 cái rễ này ngay lập tức được, vẫn trồng cây như dáng ban đầu của nó, nuôi một thời gian để cây ra rễ mới, khi nào bộ rễ đủ mạnh thì dần dần cắt bỏ 3 rễ kia đi. Sau khi cắt bỏ rễ cũ thì mới tiến hành cho cây đổ từ từ.

Dưới đây là hình minh họa một cây sam núi đang nuôi lại bộ rễ và dấu vết các rễ cũ đã được cắt đi.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Để làm được bộ rễ nổi lên cao như cây thành phẩm, cách làm đơn giản rẻ tiền là cắt một miếng nhựa mỏng be bờ để chứa thêm chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này rễ mọc dài thì hạ bớt chất trồng xuống cho rễ dần lộ ra.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Ban đầu chưa cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước. Khi bộ tàn đã dần định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi chi số 1 sau. Nhờ ưu thế ngọn, chi số 1 sẽ nhanh chóng bắt kịp các chi kia và phát triển như mong muốn.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Để có 7 chi này, chú Thắng lấy cưa khứa vào các vị trí đã định, làm cho cây nảy mầm tại vị trí mong muốn. Mầm cây lớn lên không tiến hành ghép liền vì giai đoạn này còn đang chờ xứ lý bộ rễ chưa xong. Đợi đến khi cắt xong 3 cái rễ chĩa lên trời thì mới tiến hành ghép lá nhỏ.

Mình không ghép ngay lá nhỏ vì để nguyên cây ban đầu cành nhánh phát triển mạnh hơn, làm cho bộ rễ mau phát triển hơn, thời gian xử lý mấy cái rễ chĩa lên trời được rút ngắn lại.

Khi tiến hành ghép, tại vị trí số 3 có 2 nhánh mọc song song cùng kích thước, thay vì cắt bớt đi 1 nhánh, chú Thắng để vậy ghép luôn lá nhỏ, tức là có tới 8 mắt ghép. Lý do, phần ngọn thác đổ từ số 4 trở đi còn yếu, vẫn có khả năng chết cho nên giữ nguyên 2 nhánh ở vị trí số 3 để dự phòng. Trường hợp ngọn bị chết thì có phương án khác thay thế. Đây là điều đáng học hỏi, để khi làm một cây thì phải nghĩ đến nhiều đường binh khác nhau đề phòng rủi ro. Sau này, khi thấy cây sống khỏe thì mới cắt bỏ chi thừa.

Riêng chi số 1, chồi không mọc ngay chỗ khứa mà lại mọc ở phía sau. Cuối cùng đành phải kéo cổ nó từ đằng sau áp vòng lên phía đỉnh cho đúng vị trí. Bạn để ý gốc của chi 1 có phần thịt bị lồi ra.
Tuy nhiên nhìn tổng thể cây thành phẩm thì phần thịt lồi này không ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp của nó.

Đây là góc nhìn chính diện cận cảnh hơn, thật chẳng thể phát hiện ra cành đã được kéo vòng từ sau lên.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Mặt sau của chi 1 rất đẹp, hoàn toàn không thể nhận ra vết ghép.

Tóm lại, cho cây đổ từ từ để nuôi rễ trước. Trong quá trình nuôi rễ thì tạo sẵn 6 cành từ số 2 tới số 7 tại vị trí mong muốn. Khi cây đổ hoàn toàn tới vị trí mong muốn thì bắt đầu nuôi ngọn và ghép lá nhỏ.

Kinh nghiệm nuôi ngọn

(Tài liệu của nghệ nhân Lê Đức Thiện)

Nuôi ngọn một cây thác đổ đòi hỏi phải “dụng công” nhiều hơn nuôi một ngọn cây trực. Dưới đây là một số kinh nghiệm để nuôi ngọn cây thác đổ mau chóng “thành thục”

Kinh nghiệm lợi dụng ưu thế ngọn:

Như bạn đã biết, hầu như tất cả các giống cây đều có phần ngọn phát triển mạnh hơn các phần khác (trừ các loại cây có kiểu phát triển bò trườn như ngọa tùng, dưa hấu, dưa chuột v.v). Lợi dụng đặc tính đó, chỉ cần nâng cao phần ta muốn phát triển lên cao nhất trên toàn cây thì phần đó sẽ phát mạnh. Cụ thể như sau:
Cách 1: Giả sử ta có cây phôi mai vàng mới mua về như thế này:

Cách uốn cây dáng thác đổ

Ta sẽ trồng thẳng nó lên trong chậu, khi nào cây đạt kích thước thân đổ vừa ý thì lại trồng lại theo đúng dáng dự kiến. Lưu ý rằng hãy trồng cây sát mép chậu như hình ví dụ dưới đây, và dùng chậu hơi vót đáy. Lý do là ta cần tạo một “đường giới hạn” cho bộ rễ để rễ không mọc thành chùm, sau này dễ sửa.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Ưu điểm:
– Cây mau lớn.
Nhược điểm:
– Sau này phải thay chậu trồng lại cây thành dáng đổ. Đó là công việc nguy hiểm đối với các giống cây khó tính như tùng bách. Cho nên phương pháp này chỉ áp dụng với các giống cây khỏe như sanh, mai vàng, linh sam v.v
– Bộ rễ sẽ phát thành chùm theo kiểu của cây dáng thẳng, mai mốt sẽ phải cắt lại.
– Tán lá cũng như rễ, có xu hướng phát triển thành vòm tròn. Sau này chuyển thành cây đổ sẽ phải cắt nửa bên dưới và uốn lại cành bên trên cho hợp sinh lý cây.
Do những nhược điểm trình bày ở trên nên bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp này cho cây bán thành phẩm thôi. Tới giai đoạn gần hoàn thiện vẫn phải chuyển thành dáng đổ để nuôi.
Cách 2: trồng nghiêng cả chậu. Ta có thể đặt chậu nghiêng đi trong một chậu lớn hơn như hình ví dụ dưới đây, hoặc đơn giản là kê cục gạch bên dưới chậu để nâng cao ngọn đổ lên.

Cách uốn cây dáng thác đổ

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là vấn đề thoát nước. Bởi trồng nghiêng như thế sẽ có một phần nước không thể thoát qua lỗ chậu cho nên bạn cần tính toán sao đó cho nước thoát hết kẻo úng rễ. Ví dụ khoan một lỗ thoát nước ở mép chậu chẳng hạn. Mình đã bị chết một cây trắc bách diệp khá đẹp bởi không tính tới chuyện thoát nước này 🙁

Kinh nghiệm nuôi cành mồi

Với những cây lớn, cây sắp thành phẩm hoặc cây thuộc họ tùng bách thì khó áp dụng các phương pháp kể trên. Khi đó ta sẽ phải nuôi cành mồi.

Cách mà ông Robert Steven nuôi cành đổ là thả xổng cho phần ngọn mọc dài tối đa và uốn nó cong lên từ đoạn sẽ cắt để tận dụng ưu thế ngọn.