Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn

1. Vì sao phải vệ sinh mũi? 

Mũi có chức năng lịc, làm ẩm và ấm không khí, Khi bị viêm, niêm mạc mũi bị phù nề cản trở trẻ hít thờ, ngủ, ăn uống. Trẻ nhỏ không dễ dàng tự vệ sinh mũi, hơn nữa trẻ không thể xì mũi ra một cách hiệu quả. Vì vậy, trẻ cần sự hỗ trợ của bố mẹ để giúp cho trẻ thở dễ dàng hơn. 

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn

2. Lợi ích của vệ sinh mũi? 

Vệ sinh mũi với dung dịch nước mũi sẽ giúp loại bỏ  chất tiết và các hạt nhỏ ( bụi, phấn hoa, lông động vật...). Điều này sẽ làm giảm nghẹt mũi, làm ẩm mũi và ngăn ngừa chảy máu mũi và cũng giúp trẻ: 

- Bú tốt hơn và ngủ ngon hơn

- Ít bị cảm lạnh

- Ít bị viêm tai, viêm xoang và ho

- Ít sử dụng kháng sinh

- Đối với những trẻ bị hen. kiểm soát  tốt hơn tình trạng của chúng

- Giảm thời gian nghỉ học, nghỉ làm

3. Thời gian rửa mũi bao lâu?

Thời gian khuyến cáo nên bắt đầu vệ sinh mũi từ lúc sinh cho đến khi trẻ 7-8 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn nếu cần. Thực hiện vệ sinh mũi mất khoảng 5-10 phút mỗi ngày. 

4. Dùng dung dịch gì để rửa mũi? 

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% nên làm ấm dung dịch ở nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C trước khi dùng.

Thể tích dung dịch nước muối khuyến cáo theo từng lứa tuổi. 

Trẻ sinh non 1- 3 ml cho mỗi lỗ nũi
<6 tháng 3-5 ml cho mỗi lỗ mũi
> 6 tháng 5-10 ml cho mỗi lỗ mũi

5. Hướng dẫn cách vệ sinh mũi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi thực hiện vệ sinh mũi.

Bước 2: Đổ đầy dung dịch nước muối vào xy-lanh.

Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng và lót 1 khăn lau dưới mũi trẻ, rửa lỗ mũi ở phía trên bằng cách bơm nhanh dung dịch ở trong xy-lanh. Dịch có thể tràn ra cả 2 lỗ mũi và cũng có thể cả miệng. 

Bước 4: Sau đó cho trẻ nghiêng về bên đối diện và lập lại kĩ thuật tương tự. 

Bước 5: Nếu trẻ không thể tống dịch mũi ra thì lau bằng giấy. Nếu cần thiết, lặp lại bước 2,3,4.

Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Bước 1: Có thể dễ dàng hơn nếu bạn quấn trẻ trong 1 chiếc khăn lớn. Sau đó, đặt trẻ ngồi trên đầu gối của bạn trong tư thế đứng thẳng ( không nghiêng về phía trước hoặc phía sau). Bạn có thể đặt 1 chiếc khăn cho trẻ để ngăn trẻ bị ướt. 

Bước 2: Bạn có thể đặt tay lên hàm của trẻ để cố định trẻ, sau đó áp má của bạn vào má của trẻ để trẻ không thể cử động trong khi thực hiện kỹ thuật này. 

Bước 3: Giữ xy-lanh bằng tay kia của bạn. Đưa đầu xy-lanh vào một lỗ mũi. Cúi nhẹ người về phía trước. 

Bước 4: Nhanh chóng bơm dung dịch trong xy-lanh vào lỗ mũi, Dịch có thể chảy ra cả 1 lỗ mũi cũng như miệng. 

Bước 5: Dùng kỹ thuật tương tự đối với lỗ mũi còn lại. 

Bước 6: Nếu trẻ không thể xì mũi, hãy lau sạch bằng khăn giấy. Nếu cần, lặp lại bước 2,3,4

Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi

Bước 1: Rửa tay trước và sau khi vệ sinh mũi,

Bước 2: Đổ đầy dung dịch nước muối sinh lý vào bình rửa mũi

Bước 3: Đặt trẻ trước bồn rửa, đầu nghiêng về phía trước và miệng mở

Bước 4: Đặt chặt đầu chai vào lỗ mũi

Bước 5: Ấn vào chai cho đến khi dung dịch chảy ra lỗ mũi bên đối diện

Bước 6: Yêu cầu trẻ xì mũi từng lỗ mũi một

Bước 7: Lặp lại các bước 4,5,6 cho lỗ mũi còn lại. 

Tài liệu tham khảo: 

Nasal Hygien - LE CENTRE HOSPITALIER UNIVERSITAIRE

Chăm sóc đúng cách sau khi mổ viêm xoang có thể tăng tốc độ phục hồi và giảm các triệu chứng khó chịu như sưng đau, ngứa rát, chảy dịch,… Ngoài ra chế độ chăm sóc khoa học còn giảm thiểu nguy cơ phát sinh các biến chứng hậu phẫu như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, biến dạng sống mũi.

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn
Chăm sóc đúng cách sau khi mổ viêm xoang có thể tăng tốc độ phục hồi và hạn chế biến chứng phát sinh

Phẫu thuật viêm xoang thường được thực hiện khi nhiễm trùng không có đáp ứng với thuốc, tái phát hơn 4 lần/ năm hoặc khởi phát do các cấu trúc dị thường ở mũi.

Không giống với việc sử dụng thuốc, phẫu thuật là thủ thuật xâm lấn và gây tổn thương các mô. Do đó sau khi mổ viêm xoang, bạn cần chăm sóc đúng cách để tăng tốc độ hồi phục và giảm thiểu các biến chứng phát sinh.

Vết mổ ở vùng mũi cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Do đó sau khi mổ, bạn cần chăm sóc vết mổ đúng cách.

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn
Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày sau khi thực hiện phẫu thuật xoang
  • Tránh xì mũi trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật. Hoạt động này có thể kích thích lên vết mổ và gây ra tình trạng chảy máu.
  • Hạn chế hắt hơi bằng cách tránh xa các tác nhân kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất,… Trong trường hợp bắt buộc, bạn có thể hắt hơi nhưng cần mở rộng miệng khi thực hiện. Cách này sẽ làm giảm áp lực lên niêm mạc mũi và giảm nguy cơ kích thích vết mổ.
  • Mũi có thể bị chảy máu trong 1 – 3 ngày sau phẫu thuật. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nghiêng đầu và thở nhẹ. Sau đó dùng khăn giấy khô thấm lượng máu chảy ra từ mũi.
  • Cần sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi sau khi mổ viêm xoang. Biện pháp này có tác dụng loại bỏ các dịch nhầy ứ đọng, tăng tốc độ phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. 
  • Có thể sử dụng 2 – 3 gối khi nằm nhằm làm giảm áp lực lên vùng mũi.
  • Vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng, do đó bạn nên tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra trong thời gian này, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng nước mũi có màu nâu sẫm trong vài ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên đây là hiện tượng thông thường do chất nhầy và máu được đào thải ra khỏi các xoang.

Sau khi mổ viêm xoang, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn
Sau khi phẫu thuật, cần dùng kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Do đó bạn nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Thuốc giảm đau (Acetaminophen): Loại thuốc này có tác dụng giảm cơn đau nhẹ đến trung bình. Acetaminophen được đánh giá là loại giảm đau khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần tránh dùng phối hợp với các thuốc chuyển hóa ở gan hoặc thực phẩm/ đồ uống gây hại cho gan.
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật viêm xoang nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài khi sử dụng loại thuốc này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng một loại kháng sinh khác.

Nếu cơn đau hậu phẫu không có đáp ứng với Acetaminophen, bạn nên trình bày với bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau khác. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn Acetaminophen nhưng có thể gây chảy máu kéo dài.

Bên cạnh việc chăm sóc vết mổ và sử dụng thuốc, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. Bởi tổn thương ở vùng mũi có thể bị kích thích bởi một số hoạt động và gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

Những hoạt động nên tránh sau khi mổ viêm xoang:

  • Tránh tập thể dục, di chuyển bằng máy bay và bơi lội trong ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật.
  • Hạn chế đi du lịch trong khoảng 1 tuần. Bởi sự thay đổi về môi trường và khí hậu có thể kích thích vết mổ ở mũi.
  • Không nên mang vác vật nặng và lao động nặng nhọc trong ít nhất 2 tuần.
  • Hạn chế sử dụng máy lạnh trong thời gian dài vì thói quen này có thể gây kích thích lên niêm mạc và vết mổ ở mũi.
  • Tránh tác động lực lên vùng mũi cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
  • Không nên hoạt động tình dục trong 3 ngày sau phẫu thuật. Sau đó có thể sinh hoạt vợ chồng nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lên vùng mũi.

Chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và hồi phục thể trạng sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, yếu tố này còn góp phần thúc đẩy quá trình đông máu và làm liền vết mổ.

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn
Nên bổ sung thực phẩm mềm và chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhằm phục hồi thể trạng sau khi mổ

Do đó sau khi mổ viêm xoang, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý:

  • Nên bổ sung thực phẩm mềm, lỏng trong 3 ngày đầu tiên. Đồng thời cần uống nhiều nước và sữa để làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong các xoang.
  • Bổ sung sữa chua, trái cây, củ và rau xanh nhằm giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc gây mê.
  • Sau khi mổ, bạn có thể bị đắng miệng và chán ăn. Tuy nhiên cần cố gắng ăn uống đủ chất để hồi phục vết mổ và thể trạng. Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, sữa, phô mai, thịt gà,…
  • Hạn chế các thực phẩm khô cứng và khó tiêu hóa như thức ăn nhanh, đồ hộp, bánh mì sấy, bánh quy cứng, đồ ngọt,…
  • Tránh dùng rượu bia, cà phê và đồ uống chứa cồn cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối và gia vị cay nóng.

Mổ viêm xoang có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, biến dạng sống mũi, xuất huyết ồ ạt, chảy máu kéo dài,… Vì vậy trong thời gian hậu phẫu, bạn cần chú ý các biểu hiện của cơ thể và chủ động tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Cách vệ sinh mũi sau khi mổ vách ngăn
Sau khi mổ viêm xoang, cần theo dõi và tìm gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường

Các dấu hiệu nhận biết biến chứng sau khi mổ viêm xoang:

  • Vùng mũi sưng nóng
  • Cơn đau có mức độ dữ dội và không có đáp ứng khi sử dụng thuốc
  • Giảm thị lực
  • Mặt bị bầm tím
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Máu chảy liên tục trong 3 ngày
  • Dịch tiết từ mũi có mùi hôi khó chịu
  • Người sốt, ớn lạnh
  • Khó thở

Nếu không có các dấu hiệu bất thường, bạn nên quay lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bài viết đã hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ viêm xoang nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên với những trường hợp có nguy cơ cao, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc cụ thể.

Tham khảo thêm: Sau mổ viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hồi phục?