Cách viết hóa đơn có nhiều loại thuế suất vat năm 2024

Hướng dẫn xuất hóa đơn theo đúng quy định dành cho đơn vị kinh doanh nhiều loại mặt hàng, bao gồm cả HHDV thuộc và không thuộc nhóm HHDV được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15, xuất bán đồng thời cho bên mua.

2. Hướng dẫn

Căn cứ theo Khoản 4, điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định: “4. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.”

Và Điều 2, Nghị định 41/2022/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định: “4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.”

2.1. Với dữ liệu tính thuế GTGT theo PP khấu trừ

Khi cần lập chứng từ, hóa đơn xuất bán đồng thời nhiều mặt hàng có thuế suất khác nhau, kế toán có thể lựa chọn xuất hóa đơn theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Xuất hóa đơn theo mẫu nhiều thuế suất

Kế toán lập hóa đơn kê đầy đủ hàng hóa, dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau theo mẫu hóa đơn nhiều thuế suất đã khởi tạo và lấy về từ MISA meInvoice.

Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn như sau:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

….

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.”

Tại điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về nội dung của hóa đơn điện tử như sau:

“d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.

Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”

Tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ quy định về nội dung của hóa đơn điện tử như sau:

“d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

d.1) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ

d.2) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

d.3) Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.

Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài…”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có hợp đồng bán sản phẩm, dịch vụ có thuế suất thuế GTGT khác nhau thì Công ty phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà Công ty sản xuất, kinh doanh.

Khi thực hiện lập hóa đơn điện tử bán sản phẩm, dịch vụ nếu nội dung trên hóa đơn điện tử Công ty đang sử dụng đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC nêu trên thì Công ty có thể lập chung trên một hóa đơn điện tử các loại hàng hóa, dịch vụ có thuế suất thuế GTGT khác nhau để giao cho người mua theo quy định. Trường hợp nội dung trên hóa đơn điện tử Công ty đang sử dụng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty lập hóa đơn riêng cho các sản phẩm, dịch vụ có cùng mức thuế suất thuế GTGT để giao cho người mua theo quy định.

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trả lời để độc giả Tống Văn Sơn được biết, thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này

8 thuế VAT là bao nhiêu tiền?

Khi mua một chiếc tivi giá 20 triệu đồng nhưng trong hóa đơn có dòng "Thuế VAT" đi kèm đó là 8% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. Vậy, khi chiếc tivi giá 20 triệu đồng thì 8% VAT của chiếc ti vi là 1,6 triệu đồng. Nghĩa là bạn sẽ phải thanh toán 21,6 triệu đồng.

Có bao nhiêu loại thuế VAT?

Theo các quy định trong Thông tư 219/2013/TT-BTC, có tổng cộng ba mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%. Các mức thuế suất này được căn cứ vào Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Thông tư.

Dịch vụ xây dựng thuế suất bao nhiêu?

thi công trọn gói bao gồm vật tư, thiết bị, nhân công trong phụ lục hợp đồng có chi tiết loại hàng hóa, vật tư có loại thì thuế suất 8% và có loại thuế suất 10%. Theo hướng dẫn tại Công văn số 7460/BTC-TCT ngày 29/7/2022, thì dịch vụ xây dựng lắp đặt được giảm thuế suất còn 8%.

Hóa đơn điều chỉnh là gì?

Hóa đơn điều chỉnh là một loại hóa đơn được sử dụng để sửa đổi hoặc điều chỉnh thông tin trên hóa đơn ban đầu. Hóa đơn điều chỉnh thường được sử dụng khi có sự cố xảy ra trong quá trình lập hóa đơn ban đầu, như sai sót trong thông tin sản phẩm, số lượng, giá cả hoặc thông tin khách hàng.