Cách xem card đồ họa của máy

Trên một chiếc máy tính có 2 loại card màn hình đó là card màn hình rời (Loại card gắn rời của các hãng như AMD, NVIDIA) và card onboard (Loại card tích hợp trong CPU). Để biết chiếc máy tính của bạn đang sử dụng card on hay card rời chúng ta có khá nhiều cách. Các bạn có thể tháo nắp thùng CPU chiếc PC của bạn để quan sát hoặc đối vs laptop các bạn có thể quan sát các tem quảng cáo trên thân máy. Ở bài viết này ThuThuatPhanMem.vn sẽ hướng dẫn các bạn những cách kiểm tra card màn hình rời, onboard khác ngoài cách xem trực tiếp ở thân máy như trên.

1. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng lệnh “dxdiag” trên windows.

Bước 1: Các bạn mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập lệnh “dxdiag” rồi nhấn OK.

Cách xem card đồ họa của máy

Bước 2: Một hộp thoại hiện lên các bạn chuyển sang thẻ Display ở ô Device các bạn sẽ thấy thông tin của card màn hình.

Ở hình dưới màn hình hiển thị là Intel(R) HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Cách xem card đồ họa của máy

Nếu hiển thị là ATI, AMD hay NVDIA như hình dưới thì là card màn hình rời:

Cách xem card đồ họa của máy

2. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng phần mềm GPU-Z

Đây là 1 phần mềm chuyên dụng để xem chi tiết các thông số của card màn hình với rất nhiều thông số khác nhau bao gồm cả việc theo dõi tình trạng hoạt động của card màn hình.

Bước 1: Đầu tiên các bạn tải phần mềm GPU-Z tại đây.

http://www.guru3d.com/files-get/gpu-z-download-techpowerup,12.html

Bước 2: Các bạn cài đặt phần mềm sau đó chạy phần mềm sẽ có giao diện như sau:

Ở đây tên card màn hình hiển thị là Intel(R) HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Cách xem card đồ họa của máy

Nếu hiển thị là ATI, AMD hay NVDIA như hình dưới thì là card màn hình rời:

Cách xem card đồ họa của máy

Trên đây là bài hướng dẫn cách kiểm tra Card màn hình máy tính là card rời hay card onboard, hy vọng các bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Đây là bài viết hướng dẫn cách tìm thông tin card đồ họa của máy tính Windows, Mac và Linux.

  1. 1

    Mở Start . Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    • Bạn cũng có thể nhấp phải vào Start để mở trình đơn lựa chọn nâng cao.

  2. 2

    Mở Device Manager. Nhập device manager vào Start, rồi nhấp vào Device Manager (Quản lý thiết bị) ở phía trên kết quả tìm kiếm.

    • Nếu bạn đã nhấp phải vào Start, hãy nhấp vào Device Manager trong trình đơn đang hiển thị.

  3. 3

    Tìm tiêu đề "Display adapters" (Bộ chuyển đổi màn hình). Kéo thanh cuộn xuống đến khi bạn tìm thấy tiêu đề này trong cửa sổ Device Manager.

    • Các lựa chọn trong cửa sổ Device Manager được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, nên bạn sẽ thấy tiêu đề "Display adapters" trong mục "D".
    • Nếu bạn thấy các lựa chọn thụt vào bên dưới tiêu đề "Display adapters", hãy bỏ qua bước tiếp theo.

  4. 4

    Nhấp đúp vào tiêu đề "Display adapters". Thao tác này liền mở rộng tiêu đề và cho bạn thấy thông tin card đồ họa đã được cài đặt.

  5. 5

    Xem thông tin của card đồ họa. Tên của card đồ họa đã cài đặt hiển thị bên dưới tiêu đề "Display adapters". Nếu bạn thấy nhiều tên tại đây, điều đó có nghĩa là máy tính được lắp đặt thêm card đồ họa bên cạnh loại được tích hợp sẵn.

    • Bạn có thể tìm kiếm tên của card đồ họa trên mạng để biết thêm chi tiết.

  1. 1

    Mở trình đơn Apple . Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn sẽ hiển thị tại đây.

  2. 2

    Nhấp vào About This Mac (Giới thiệu). Đây là lựa chọn ở phía trên trình đơn đang hiển thị.

  3. 3

    Nhấp vào System Report… (Báo cáo hệ thống). Đây là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ About This Mac.

  4. 4

    Nhấp vào ở bên trái Hardware (Phần cứng). Đây là lựa chọn trong khung bên trái cửa sổ System Report.

  5. 5

    Nhấp vào Graphics/Displays (Đồ họa/Màn hình). Lựa chọn này ở khoảng giữa nhóm lựa chọn hiển thị bên dưới tiêu đề Hardware trong khung bên trái.

  6. 6

    Tìm tên của card đồ họa. Thông tin này hiển thị ở phía trên khung bên phải.

    • Bạn cũng có thể xem thông số kỹ thuật của card đồ họa được liệt kê bên dưới tên của card đồ họa.

  1. 1

    Mở Terminal. Nhấp vào ứng dụng Terminal với biểu tượng hộp đen, hoặc ấn Alt+Ctrl+T cùng lúc để mở cửa sổ Terminal mới.

  2. 2

    Cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính. Bạn cần nhập lệnh sau vào Terminal, rồi ấn Enter.

  3. 3

    Nhập mật khẩu. Nhập mật khẩu mà bạn dùng để đăng nhập máy tính, rồi ấn Enter. Thao tác này sẽ xác nhận lệnh và cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính.

    • Các ký tự của mật khẩu sẽ không hiển thị khi bạn nhập vào Terminal.

  4. 4

    Tìm danh sách linh kiện PCI của máy tính. Bạn cần nhập lệnh sau và ấn Enter để mở danh sách linh kiện PCI đã lắp đặt và tích hợp sẵn (bao gồm card đồ họa):

  5. 5

    Tìm card đồ họa. Kéo thanh cuộn của cửa sổ Terminal lên trên đến khi bạn tìm được tiêu đề "Video controller", "VGA compatible", "3D" hoặc "Integrated graphics; tên của card đồ họa hiển thị bên cạnh tiêu đề này.

  6. 6

    Ghi chú số ID của card đồ họa. Đây là số hiển thị bên trái tiêu đề của card đồ họa, và thường có định dạng: 00:00.0

  7. 7

    Mở cửa sổ Terminal mới. Ấn Alt+Ctrl+T một lần nữa, hoặc nhấp phải vào ứng dụng Terminal và nhấp vào New Terminal Window (Cửa sổ Terminal mới) hoặc nội dung tương tự.

  8. 8

    Tìm thông tin của card đồ họa. Nhập lệnh sau vào Terminal - bạn nhớ thay "00:02.0" bằng số ID của card đồ họa và ấn Enter để xem thông tin chi tiết của card đồ họa:[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Card đồ họa còn có tên khác là card "video".
  • Hầu hết máy tính ưu tiên sử dụng card đồ họa có tốc độ nhanh nhất hoặc chất lượng cao nhất so với card đồ họa tích hợp sẵn.