Cách xử lý học sinh đánh bạn

CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM HAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾTTrong quá trình dạy học, đôi khi có những tình huống giáo viên chúng ta cảm thấy khó giải quyết bởi các tình huống bất ngờ đến từ học sinh hoặc yếu tố khách quan đặt ra trong trường học. Những tình huống tôi tổng hợp dưới đây hi vọng có thể giúp quý thầy cô có cách giải quyết thích hợp cho công việc của mình.Là người giáo viên, đặc biệt với các thầy, cô giáo chủ nhiệm, việc tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm là việc diễn ra hằng ngày. Làm thế nào để đưa ra cách xử lý linh hoạt, vừa đảm bảo những nguyên tắc giáo dục và làm cho các em học sinh tin tưởng vào thầy, cô giáo của mình. Dưới đây là mộtsố tình huống sư phạm và cách giải quyết mà bản thân tôi đã gặp và sưu tầm được, xin chia sẻ cùng các thầy, cô và bạn đọc.•Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.* Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý.* Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinhcùng tìm cách giải quyết.* Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.* Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.* Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.* Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở.* Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục.* Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảoban…* Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở.* Tình huống 11: Lớp 11 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng hoạt độngchưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa số phiếu.1* Tình huống 12: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.* Tình huống 13: Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên -> học sinh phản ứng-> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài.* Tình huống 14: Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật liên hệ với gia đình.* Tình huống 15: Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết và nói với GVCN -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm điểm.* Tình huống 16: Khi học sinh nữ có tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Coi như không biết và vẫn cư xử bình thường, nhân dịp nào đó có thể kể chuyện về mối quan hệ thầy trò đúng mực.* Tình huống 17: Có 1 học sinh nhiều lần không đứng dậy chào giáo viên -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Xuống tận nơi hỏi lý do, nhắc nhở em học sinh đó nếu tái phạm sẽ báo với giáo viên chủ nhiệm.* Tình huống 18: Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó.* Tình huống 19: Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và l” -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa.* Tình huống 20: Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các bạn tronglớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”.* Tình huống 21: Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em nhưngem không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”.* Tình huống 22: Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng.* Tình huống 23: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập”.* Tình huống 24: Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh phát hiện ra -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng.* Tình huống 25: Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”.2* Tình huống 26: Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con thạch sùng vào ngăn bàn -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học.* Tình huống 27: Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị giữ chức đội trưởng đội bóng -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không.* Tình huống 28: Học sinh X là em tháo vát, nhưng hay nợ tiền, được đề nghị giữ quỹ cho lớp -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp này rồi đi đến quyết định có cử X giữ quỹ lớp hay không.* Tình huống 29: Sắp hết giờ, học sinh thắc mắc, giáo viên giải quyết chưa thoả đáng -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Gọi học sinh học giỏi nhất lớp trả lời thắc mắc, sau đó nhận xét câu trả lời trước lớp và hỏi lại em thắc mắc xem đã hiểu chưa.* Tình huống 30: Học sinh bị rách quần -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi, thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”.* Tình huống 31: Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu có bảo được các bạn không”.* Tình huống 32: Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “Thầy dạy nhanh quá” -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các em cũng cần tập trung nghe nhé.* Tình huống 33: Do sơ xuất, vào lớp quên không cài khoá quần -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Xin lỗi, các em đợi thầy một lát -> ra ngoài sửa lại quần áo và vào dạy bìnhthường.* Tình huống 34: Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp: “Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?” * Tình huống 35: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy.* Tình huống 36: Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp chủ nhiệm không mặc đồng phục -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng phục khiđi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp thầy”.* Tình huống 37: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải.* Tình huống 38: Giờ kiểm tra diễn ra được 5 phút thì phát hiện 1 học sinh dùng tài liệu -> làm thế nào?3=> Cách giải quyết: Thu tài liệu và nói: “Thầy phê bình em, nếu em còn tái phạm thầy sẽ buộc phải đánh dấu bài làm của em”.* Tình huống 39: Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới cho vào-> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra. Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy.•Tình huống 40: Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp -> làm thế nào?=> Cách giải quyết: Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra rồi tìmcách khuyên bảo.Theo em thì cô nên tìm hiểu nguyên nhân tình trạng vi phạm trước. Chứ em nghĩ phạt mãi hs cũng quen. __________________•1. Em tự xem lại cách dạy học của mình như nào: phương pháp đúng khoa hoc chưa, tiết dạy củaem có day chai qúa không hoặc thiếu sinh động nên học sinh chưa hay nội dung bài học mình còn thiếu.2. Em xem lại 2 hoc sinh đó thuộc hoc lực yếu, trung bình, khá nên có thể dẫn tới khả năng tiếp thu bài hoc khác nhau.TH:Cô giáo đang dạy mà HS dám hành động như vậy thì không ổn. Có thể HS đó hư hỏng, cần có biệnpháp răn đe kịp thời. Cũng có thể HS đó coi thường GV đang dạy, điều này thì nên xem lại uy tính của mìnhỞ trường tôi cũng có đồng nghiệp nam, học sinh không sợ. Trong giờ học thì nhiều em quậy phá, thậm chí có em HS rất hiền cũng văng tục với anh ấy. NHưng đồng nghiệp đó không dám phản ánh với hội đồng nhà trường vì nói ra chắc chắn sẽ lộ ra một số điều có liên quan đến đạo đức nhà giáo. Cứ như thế, bất kì HS lớp nào nghe tên anh ta cũng tỏ thái độ coi thường •__________________Giá trị của một con người tùy thuộc vào lí tưởng của mình cao hay•Tôi nghĩ trước tiên cô nên tìm hiểu nguyên nhân. Và điều đầu tiên là cần xem xét lại trong quá trình dạy và chấm bài có vấn đề gì không. Vì như datinhkiemkhach nói rồi đó.Nhưng tôi nghĩ trường hợp này xuất phát từ phía e học sinh đó. Vì e còn gây gổ đánh bạn, chửi cả lớp. Nguyên nhân này xuất phát từ cuộc sống rồi. Cô nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình để làm rõ, đưa ra biện pháp giáo dục kịp thời.•Trong đời mỗi chúng ta ai cũng có sai lầm. Tuổi học trò chúng mình ngày ấy cũng có lần có lỗi với thầy cô giáo, nhưng lỗi chúng mình ngày xưa mộc mạc lắm. Xã hội giờ khác rồi, học sinh saiphạm trong cái nghịch lí cuộc sống" đạo gạo" vì vậy giáo viên chúng mình phải thật linh hoạt và thật sự " nhẫn" mới đủ sáng suốt để xử li tình huống. Theo mình, hãy bình tâm tạo cho HS tự nhận lỗi nếu như HS đó vi phạm với mình lần đầu bạn nhé.TH: Mình cũng đã gặp qua tình huống này! Nhưng mình thấy học sinh của mình cười ở dưới là một chuyện bình thường. Nếu cười lớn và làm mất trật tự quá thì mình nhắc nhở thôi, chứ không nặng nề quá!Không biết cụ thể mức độ cười như thầy đưa ra có quá đáng không. Nói chung tình huống này thì tùy vào từng giáo viên thôi! Nhưng bắt viết bản kiểm điểm một loạt thế thì hơi nặng.•Đầy đủ thì:1- Nhắc các em ở phía dưới giữ trật tự để cho bạn suy nghĩ làm bài2- Động viên em trên bảng làm nốt phần bài (có gợi ý)43- Mất một chút thời gian chữa lại bài cho em đó cụ thể từng bước một. Nhắc nhở em đó là học bài "chưa kỹ"Chắc chắn em đó sẽ thay đổi và cố gắng hơn•TH: Tôi đang chủ nhiệm lớp 10, gần đây lớp xảy ra hiện tượng mất cắp. Khoảng tiền không nhỏ gần 1 triệu đồng, tiền lớp chuẩn bị mua áo đồng phục. Khả năng lớn nhất là học sinh trong lớp lấy vì đối tượng biết rõ tiền cất ở đâu và chỉ lấy duy nhất 1 em đó thôi. Số tiền đã được 3 học sinh lớp 12 phát hiện dưới xô nước trong nhà vệ sinh nam và trả lại nhưng hiện tại tôi vẫn không tìm ra được thủ phạm. Các thầy cô hãy cho tôi một vài góp ý để chấm dứt tình trạng này.•Mất cắp trong lớp do nhiều nguyên nhân:- Thèm có 1 số tiền để giải quyết 1 nhu cầu nào đó- Thói quen trộm cắp- Do việc cất giữ tài sản quá lơ là, ăn cắp để cảnh cáo - Vì ghét mà ăn cắp- v.v Vấn đề là biết nguyên nhân thì giải quyết được tận gốc. Có thể năm này không có nhưng sang năm thì có Tóm lại số tiền đã trỡ về cố chủ, vậy bạn hãy có 1 động thái trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm để vấn đề này cho học sinh tự nhận thức được đó là vấn đề xấu một cách nhân văn.Tránh tình trạng tạo ra sự nghi ngờ, đấu tố, chỉ điểm một trong những cách làm của kẻ ác để nắm quyền thống trị. (Một trong những cách cai trị của Võ Tắc Thiên )Tôi tin bạn sẽ tìm ra giải pháp cho mình để tạo ra một môi trường yêu thương lành mạnh.P/s: Hãy đọc nhiều, quan sát nhiều để tìm ra giải pháp "Hãy gõ cửa, cửa sẽ mở". Tránh tình trạng giải quyết không được thì CẤM CẤM VÀ CẤM :d•TH: Một cô giáo mới được điều động về một trường THPT và được phân công làm GVCN của một lớp nổi tiếng là nghịch ngợm và quậy phá.Trong buổi đâu tiên ra mắt lớp, sau khi thầy hiệu trưởng giới thiệu rồi đi ra. Cố giáo định tiến về phía bàn giáo viên thi dưới lớp nổi lên tiếng đập bàn, khua ghế ầm ĩ khiến cô không thể nói được.Nếu là cô giáo đó bạn xử lý như thế nào? tại sao bạn lại xử lý như vậy.•Trường hợp này mình gặp rồi. Lúc đầu cũng hoảng, bối rối, nhưng rồi sau đó mình nói với các em: cô có vài điều muốn nói với các em. Cô biết không phải sự thay đổi nào cũng đem đến sự dễ chịu, cô chỉ hơn các em mấy tuổi thôi, cô cũng đã từng trải qua thời học sinh, cô hiểu tâm trạng của các em, vì thế cô nghĩ chúng ta sẽ dễ tìm thấy tiếng nói chung. Cô sẽ cố gắng hiểu các em, giúp các em học tốt và hi vọng các em sẽ giúp cô hoàn thành nhiệm vụ trước nhà trường. Và có điều này nữa: các em là lớp học sinh đầu tiên cô chủ nhiệm, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp của cô, nó sẽ theo cô trong suốt cuộc đời.•Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò mà. Trong tình huống này nên tỏ ra hoà nhã, nhưng cũng phải cứng rắn nghiêm khắc với học trò. Khuyên bảo cộng với đối xử tốt luôn lắng nghe ý kiến của họcsinh. Từng bước uốn nắn học sinh ý thức tự giác học tập ko pha trò nghịch ngợm. Nói chung người giáo viên phải có lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm và yêu nghề, yêu trò.•Thứ nhất: Lập lại trật tự ngay vì có thể Hiệu trưởng sẽ trở lại nếu thấy lớp ồnThứ hai: Khẳng định quyền của giáo viên đối với cả lớp.Thứ ba: Dùng biện pháp mềm mỏng để uốn nắn cả lớp trong thời gian dàiThứ tư: Dùng tình cảm để một lần nữa khẳng định tình thương và trách nhiệm đối với cả lớp.Tron: Việc trước tiên em phải trình bày bằng tiếng Việt có dấu. Đồng nghiệp của em đọc mà 5không hiểu thì làm sao học sinh hiểu được em. . Một sinh viên CĐSP trước khi ra trường tại thời điểm này, kỷ năng tin học phải đạt cấp độ A. Kỷ năng giao tiếp khá (để mọi người hiểu) . Em rèn những việc nhỏ nhặt như trên thì chuyện học sinh em giải quyết dễ dàng. Chúc em thành công.Đó là hướng giải quyết, còn phương pháp thì tuỳ từng giáo viên.•GV cười và nói :"Cảm ơn các em đã có bản nhạc rất hay để chào đón cô, tuy nhiên cô lại là người không muốn mọi người đón tiếp mình nồng nhiệt như thế cô thích sự hoà nhã và yên tĩnh hơn (cười )". Sau đó giới thiệu về bản thân và kể một vài câu chuyện vui về thời học sinh của mình Tôi là một giáo viên khi lên lớp rất ít khi tươi cười. Biết điều đó là không nên nhưng thật khó bỏ. Tột thật sự ngưỡng mộ phong thái như thầy tuyenty Uhm. Cá nhân mình ủng hộ thầy tuyenty. Học sinh có tâm lý là thích nghe kể chuyện. Hãy chuẩn bị cho mình một câu chuyện có thực mang ý nghĩa sâu sắc một chút. À cũng cần yếu tố kịch tính bên trong để thu hut người nghe. Có thể là kỉ niệm về một người thầy/cô của mình chẳng hạn. Học sinh càng quậy phá càng cần mềm mỏng. Bản thân chúng "ăn" nhiều roi cứng rồi. Đừng làm giọt nước tràn ly. Luôn tâm niệm: mình và lớp này sẽ phải gắn bó lâu dài, nếu không thể khác thì hãy làm cho tình hình tốt hơn. •TH:moi nguoi co the giup cho em cach xu ly tinh huong su pham sau duoc ko ah.em la giao sinh moi ve thuc tap tai mot truong thcs.em dc phan cong chu nhiem lop 8A.trong do em co biet ten mot so ban hoc sinh yeu kem,khong nghiem tuc trong lop.nhung co mot dieu ma em cho do la mot sai lam,lam em rat lung tung.do la em da goi ten nhung ban do dung day cho em biet mat.hanh dong do cua em co the lam cac em do nghi la em co thai do khong tot doi voi cac ban do ko ah.vi du nhu la thai do ki thi khong ah.va em phai lam sao de than thien voi cac ban do,giup cac ban hoc kha hon khong ah.thoi gian thuc tap cua em la 6 tuan.day la tuan hoc dau tien.xin moi nguoi giup em giai quyet tinh huong nay.em xin cam on.•- Bạn có thể tổ chức trò chơi "Gọi tên" để biết mặt học sinh mà mình quan tâm.- Việc giúp một học sinh yếu học khá hơn không phải một, hai tuần mà xong được. Trong thời gian thực tập, bạn nên đặt mục tiêu tập hợp được đông đảo học sinh tham gia vào hoạt động của lớp (bao gồm cả hoạt động học tập) với thái độ vui vẻ, tích cực là được.•Bạn TRON thân mến ! Theo mình thì bạn nên trao đổi với giáo chủ nhiệm lớp 8A là người đang hướng dẫn bạn làm công tác chủ nhiệm ;bởi vì chính thầy cô giáo ấy là người nắm rõ học sinh vàsẽ có những lời khuyên hữu ích để bạn biết phải làm gì ? Chúc bạn may mắn và hoàn thành tốt trong đợt thực tập này .Vừa chủ nhiệm hết 1 khóa, tưởng được chủ nhiệm tiếp khóa khác nhưng được thông báo vào chủ nhiệm lớp 12 thay cho GVCN kia nghỉ. Một lớp 12 hệ B – hệ không đủ điểm vào lớp có hỗ trợ của nhà nước (giống hs bổ túc), chưa hề dạy lớp đó tiết nào ở lớp 10, 11; cuối năm lớp 11 có 10 hs phải thi lại thì trượt cả 10…Ngay kỳ họp phụ huynh đầu năm, vừa phát giấy mời cho hs song thì 6 hs lên xin 6cô cho bố mẹ vắng vì “hôm đó bố mẹ em bận”, trong đó có 1hs khi được hỏi lý dothì khóc và nói là • Em khổ lắm, bố em chết từ lúc em còn nhỏ.• Mẹ em cặp bồ với 1 ông – là bạn thân của bố em trước• Mẹ em luôn nguyền rủa em, vì em là con gái• Từ khi học lớp 10 mẹ em không cho em tiền học, em phải tự đi làm để kiếm sống• Em không còn nghị lực để sống nữa.Và hôm sau, gửi cho cô CN một lá thư lâm ly…, nói cô là người em tin tưởng, cô làchỗ dựa tinh thần của em….Hỏi GVCN cũ thì gv đó nói bố hs chết rồi thật, nhà khá nghèo, năm lớp 11 cả lớp phải góp tiền đóng cho hs này, hỏi nhà hs ở đâu gv đó không biết. Hỏi hs trong lớp thì ai cũng nói không biết, yêu cầu hs cho GVCN gặp phụ huynh thì hs khất lần nói là • Mẹ đi vắng, nếu cô gặp mẹ em thì mẹ em lại đày dọa em, em không sống nổi đâu.Vậy là toàn bộ các khoản tiền phải hoàn thành trong học kỳ I (gần 1triệu) GVCN bỏ tiền túi đóng cho hs, rồi nỉ non tâm sự, động viên để hs đi học.Cho đến giữa kỳ, rồi hết học kỳ I, yêu cầu được gặp phụ huynh không có kết quả,dò hỏi cũng chẳng ai biêt, vẫn nhận được phản hồi thống thiết như kỳ I, GVCN đành khăn gói quả mướp xuống địa phương mò tìm.Đến được nhà: Một ngôi nhà cấp 4 lụp sụp, sân đất, giường tủ không có, giường được kê bằng gạch và phản, bếp cũng có giường, có 1 chị gái và 2 em trai, bố đã mất. GVCN gặp được chị gái hs, vừa hỏi thăm được đôi câu chị gái hs nói:• Em nói với cô, cô đừng bảo gì nó không nó chửi em mệt lắm• Từ ngày học cấp 3 đến giờ nó bảo cấp 3 không phải họp phụ huynh, mẹ em cũng chẳng nhận được giấy mời nào cả.• Mỗi tháng mẹ em cho nó 270.000 đồng tiền đóng học (trong khi hphí 90.000/tháng)• Cả ngày không bao giờ nó ở nhà, về ăn xong rồi lại đi, tối nó ra quán internet đến 11h30 – 12h đêm mới về • ….Sáng hôm sau mẹ phụ huynh đến trường gặp GVCN – một bà mẹ xác xơ vì làm 7ruộng, vì đi xách nước thuê, dọn dẹp thuê… ở chợ, làm mọi việc để kiếm tiền nuôicon… Đang nói chuyện thì hết giờ học, GVCN nhờ giám thị gọi hs xuống chờ GVCNnói chuyện nhưng giám thị không để ý đã đưa hs xuống thẳng phòng, lúc đó có mẹ hs, cô CN, cô Hiệu phó. Đang tươi cười, bước vào phòng hs giật mình tỏ thái độ tức giận, chỉ tay vào mặt GVCN quát:• Cô làm trò gì vậy?• Cô gọi mẹ em lên đây làm gì?• Lại con chó Linh nó dẫn đến nhà• Thích thì cô ký giấy cho nghỉ học đi, việc gì cô phải làm thế?Bà mẹ khóc:• Mẹ xin con• Tôi xin lỗi các cô• Đây là lần đầu tiên mẹ lên trường, mấy năm con học mẹ tin con, sao mẹ khổthế này…Hs:• Mẹ thôi đi• Việc gì mẹ phải khóc, việc gì phải xin lỗi• Mẹ cứ thế thì mẹ ngồi đó đi, con đi về.Nói rồi hs bỏ về, cô Hiệu phó gọi lại không được, lại phải nhờ giám thị đuổi theo đưa hs trở lại phòng….Đây là sự việc thật 100%, thầy cô bảo em làm gì trong tình huống này đây???Thông tin thêm về hs:• Lớp 10, nhốt 1hs nữ khác trong lớp để đánh nhau.• Lớp 11: nghỉ học không phép 30 buổi, BGH gọi lên hỏi tình hình và làm kiểm điểm thì cười, ngồi hát, chưa ra khỏi phòng làm luôn câu: “Thích thì mai có cả 100 tờ kiểm điểm, đình chỉ thì được nghỉ càng sướng”Lớp 12: kỳ I vẫn thỉnh thoảng nghỉ học, tỏ ra rất thân thiết với cô CN (cho đến khixảy ra sự việc), mọi giấy tờ liên quan đến chữ ký nhờ 1 ông xe ôm gần làng giúp.TH:Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 đến gia đình học sinh để thông báo về khuyết điểm của học sinh Tùng ở trường cho gia đình biết và để cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục học sinh, nhưng không ngờ phụ huynh lại đánh con ngay trước mặt giáo viên.Nếu là giáo viên đó, các thầy cô sẽ xử sự như thế nào?__________________•-Ngăn lại và xoa dịu.-Tỏ thái độ lấy làm tiếc và hứa hẹn sẽ cố gắng làm cho em cải thiện-Rút nhanh.•Hôm khác sẽ trực tiếp đến nhà nói chuyện với phụ huynh để PH hiểu rõ vấn đề, cùng nhau tìm racách giúp HS khắc phục khuyết điểm và có sự thông cảm giữa GV và PH.8•Can ngăn và nhìn vào mắt phụ huynh để nhận biết thái độ của phụ huynh ,nếu :1/Phụ huynh đánh con do thói quen ,sau khi được can ngăn phụ huynh có thái độ ngượng ngùng,bối rối thì chuyển sang thăm hỏi về gia đình mà đừng đá động gì đến khuyết điểm của họcsinh đó nữa,qua những trao đổi chân tình về hòan cảnh gia đình từng bước xen vào khuyết điểm của học sinh đó một cách tế nhị2/Phụ huynh đánh con để dằn mặt,áp đảo giáo viên .Chúng ta hết sức bình tỉnh mềm mỏng,xin lỗi phụ huynh về sự làm phiền này để xem thái độ của phụ huynh mà tiếp tục hay hẹn phụ huynh vào dịp khác sẽ quay lại để cùng phụ huynh hợp tác giáo dục hs•Nếu là mình mình sẽ can ngăn người phụ huynh đó và rồi ngồi lại thảo luận với người phụ huynh và nói với họ rằng cách giáo dục tốt nhất của chúng ta " đừng dùng bạo lực để dậy trẻ, mà hãy dùng những lời khuyên, lời động viên" để thui thúc cho em học sinh đó mình nghĩ cách ngày sẽ có hiệu quả•nếu ở tình huống đó tôi sẽ:-nên can thiệt và không hài lòng với cách giải quyết của phụ huynh-Đưa ra lời khuyên cùng hợp tác chứ không nên nhủ vậy.vì sẽ gây khoảng cách giữa thầy -trò,cha-con.học sinh sẽ trở nên bi quan hơnTH: Xin gửi tới thầy cô 1 câu chuyện về tình huốg sư phạm của một đồng nghiệp trong trường (Tôi trong câu chuyện này là bạn đồng nghiệp của tôi.Trong giờ giảng tôi đang say sưa giảng bài, lớp cũng rất chăm chú nghe giảng bỗng tiếng chuông điên thoại reo. Tôi nghiêm giọng hỏi:- Điện thoại di động của ai đang reo?Đám học sinh ngơ ngác. Tôi nhìn quanh lớp, dùng hết kinh nghiệm quan sát của mình để phát hiện là HS nào đang sử dụng điện thoại, nhưng không phát hiện được ai. Bỗng ở dưới lớp có tiếng:- Thưa cô, chắc là điện thoại của cô ạ!Tôi bỗng giật mình (hôm qua vừa thay điện thoại mới, nên nhạc chuông điện thoại mình chưa quen giờ phải làm sao đây???)Nếu là tôi, các thầy, cô sẽ xử lí thế nào ạ?(câu chuyện có thật, mong thầy cô cho nhiều ý kiến nhé)__________________Biển học là vô bờChuyên cần thì cập bến.Xin lỗi học sinh thôi, mình là người sai mà. Mà nếu nghe thì nên đi ra ngoài nghe, nghe xong vào lớp lại xin lỗi.nếu ko ngại thì nên nói thẳng là thầy mới mua điện thoại mới, nên chưa quen chuông, các em bỏ qua nhéđưng tiếc 1 câu xin lỗi, và hãy cười xòa cho qua, chứ ko nên đỏ bừng mặt như trái __________________•Nội quy của trường mình là HS không được sử dụng máy điện thoại di động trong trường nhé. vànếu HS sử dụng trong giờ học thì gv có quyên thu của HS.•Biển học là vô bờChuyên cần thì cập bến.•Theo mình, khi lên lớp giáo viên không nên bật ĐTDĐ (hình như có qui định à nghen?). Trước đây, trường mình có trường hợp như vậy bị thanh tra sở nhắc nhở.Còn nếu đã lỡ rồi thì xin lỗi là tốt nhất.9•hì thế mới cần xin lỗi. Học sinh ko dc dùng mà giáo viên dc dùng, nhiều khi gây bức xúc lắm.Để mình đứng trên lập trường 2 phía nhéThầy: các em có việc j đâu, mang máy đến trường cũng dc, nhưng trong giờ học phải tắt đi, ko làm ảnh hưởng đến lớp. Thầy có việc quan trọng thì mới bật chứ. Các em có thể sử dụng dịch vụ "cuộc gọi nhỡ" trong giờ 5' để xem ai đã gọi cho mình và biết đường gọi lại cơ mà.Trò: thế thầy bật điện thoại thì ko ảnh hưởng đến lớp à??? Bọn em biết dùng "cuộc gọi lỡ" thì chẳng nhẽ thầy lại ko biết dùng à???Thầy: thầy có nhiều việc quan trọng mới bật điện thoại chứ. Bao nhiêu vuệc đột xuất xảy ra Trò: vậy coi như bọn em ít việc hơn thầy đi, nhưng nếu thầy cứ để chuông như thế thì sẽ ảnh hưởng đến giờ học của bọn em (hờ hờ)Thầy: thầy có thể dạy bù cho các em sau. Nhưng nhiều khi việc đột xuất và quan trọng lắm các em ạTrò: bây giờ bọn em học thêm nhiều lắm, thày dạy lại kiểu j cũng bị trùng tiết. Hay là thầy lại "nhồi vịt" bọn em 2, 3 bài 1 lần?? Bọn em còn nhiều môn lắm.Thầy???Bi giờ học trò nhiều lí luận lắm, thầy là mình, còn trò là đứa cháu con bà cô mình (lớp 8)•Em là thành viên mới gia nhập diễn đàn, xin chào quý thầy cô.Dù là hơi trễ nhưng em có một cách xử lý thế này không biết có được không, mong thầy cô góp ý."Nội quy của trường là không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, vì thế đầu tiên thầy nên tắt máy và sau đó là xin lỗi hs vì đã để chuông reo, và nói: thầy không cố tính sử dụng điện thoại trong giờ học, do bên kia gọi cho thầy và thầy đã tắt máy, nên những em nào vi phạm nội quy thì sẽ bị tịch thu điện thoại", sau đó bài dạy vẫn tiếp tục 10Ngày trước, tôi đi thực tập ở một trường huyện của tỉnh Ninh Bình. Học trò lớp tôi chủ nhiệm học bình thường thôi nhưng rất tình cảm. Lớp tôi có đội bóng rổ rất mạnh, và tôi biết học trò quý tôi vì tôi tham gia nhiệt tình với các em trong bất cứ phong trào nào, đặc biệt là cổ vũ nhiệt tình cho đội bóng. Không kịp đợi đội bóng thi trận chung kết chúng tôi - những giáo sinh thực tập phải về trường học. Buồn! bịn rịn! nước mắt !Hôm tôi đang học trong lớp thì có điện thoại,tôi định không nghe nhưng vì thấy đầu số quen nên xin phép thầy giáo cho ra ngoài. chưa kịp Alo thì trong điện thoại đã nghe thấy tiếng rào rào quen thuộc, tôi biết ngay là hoc sinh của mình; thầy ơi bọn em thắng rồi; thuyết phục luôn; bọn con gái cổ cũ nhiệt tình lắm thầy ạ hơn cảhôm thầy con ở trường; chỉ tiếc trận này không có thầy xem, thầy khỏe chứ, lớp nhớ thầy lắm Mỗi em một câu và cả lớp hình như đang dành hết tình cảm cho tôi vậy. Điều mà tôi muốnnói ở đây là chiếc điện thoại hôm các em báo tin vui cho tôi là của một học sinh mà bình thườngvẫn hay bị khiểm trách. Tối hôm đó em cũng gọi điện báo tin cho tôi thuật lại trận đấu “đỉnh cao” của các em, tranh thủ tôi cũng động viên, khuyên nhủ em. Ít lâu sau tôi dành dụm tiền ăn mua một quả bóng rổ rồi gửi về cho lớp nhân dịp có học sinh của tôi về quê, để các em không phải đi mượn cũng là món quà cho thắng lợi của các em. Các em nhận được quà tôi lại nhận được những cú điện thoại cảm ơn, chia sẻ…Thế đấy, nhờ có cái điện thoại mà tôi một giáo sinh chủ nhiệm lớp không đầy một tháng nhưng gắn bó thì nhiều nhiều. Lớp 10, 11 rồi 12 mối liên hệ đó vẫn chặt chẽ, thân thiết. Giờ đây Các em đã ra trường, tôi cũng đã về công tác ở một nơi rất xa cách các em hàng nghìn cây số nhưng điện thoại vẫn là sợi dây gắn kết thầy trò chúng tôi.Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp trong quá trình đi dạy, những kỷ niệm đẹp nhất tôi kể đó là niềm động viên cho tôi cố gắng nhiều hơn trong nghề nghiệp, tất cả vì học sinh mà.Điện thoại di động - quan điểm của tôi là:- Các trường không nên đưa ra cái luật là cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ trong trường mà chỉ nên yêu cầu các em không được sử dụng điện thoại trong giờ học.Điện thoại có tác dụng tốt chứ: phụ huynh học sinh liên lạc được thường xuyên với con cái họ. Tôi cũng biết nhiều hơn và hiểu học sinh hơn thông qua điện thoại, một lời nhắn nhủ mà trên lớp không tiện nói với một học sinh mắc lỗi, một lời chúc sinh nhật học trò, hay học trò thường nhắn tin hỏi tôi về những khó khăn trong bài tập về nhà không phải lúc nào cũng có thể online vì thế tôi cho rằng cái điện thoại là một cộng cụ tốt cho giáo viên.- GV cũng như HS dùng điện thoại trong lớp thì không nên, ai cho GV cái đặc quyền cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp vì sợ ảnh hưởng đến sự tập trung trong khi các thầy các cô phávỡ cả phong học đang nghiêm túc vì điện thoại của mình. - Với giáo viên: Khi lên lớp phải để ĐT ở chế độ rung hoặc im lặng. Khi có cuộc gọi đến nếu cần thiết phải nhận cuộc gọi đó thì phải đi ra ngoài không được nói to và cười đùa khi liên lạc như vậy. Nghiêm cấm việc GV sử dụng điện thoại trước học sinh trong giờ dạy.[/QUOTE]Đồng ý với ý kiến của cuongcp8103.Mình nhớ không nhầm là đã có văn bản của sở đưa xuống là nghiêm cấm giáo viên sử dụng điện thoại khi đứng lớp. 11Trường mình thì giáo viên chỉ được nghe điện thoại khi thật cần thiết và phải rangoài nghe không được nghe trong lớp. __________________•TH;; Kính nhờ các thầy cô giải quyết giúp trường hợp sau:Một phụ huynh gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm và phản ánh rằng: Hôm sinh nhật của con chị ấy có mời các bạn học cùng lớp (lớp 6) đến dự. Trong bữa tiệc đó chỉ có các cháu với nhau mà không có phụ huynh và vô tình chị ấy nghe được các cháu nói chuyện với nhau xưng hô và chửi rất rất bậy. Vậy với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi nên làm gì. Cảm ơn các thầy cô nhiều.Khi nghe phụ huynh gọi điện, tất nhiên cô (thầy giáo) phải trao đổi nhiều với phụ huynh về nội dung vàvì sao hs đó nói bậy. Kèm theo lời quan tâm chỉnh sửa thói quen đó.Với những hành vi thuộc thói quen như nói bậy, chửi thề sẽ rất khó cho các thầy cô chỉnh sửa một sớm một chiều.Linhthaodn chỉ góp ý với cô rằng, để chỉnh sửa 1 số thói quen xấu phải có nhiều biện pháp và mất thời gian mới thành công. Xin liệt kê với cô 1 số biện pháp. Tùy tình huống mà áp dụng 1 cách nghệ thuật nhưng đừng gây phản cảm.- Kể chuyện ngụ ngôn (biện pháp này có tác dụng nhiều ít do nghệ thuật của thầy cô)- Can thiệp, khen chê tích cực để cho hs đó thấy sự thiệt hại do nói bậy đem lại.- trừ điểm thi đua ( tác dụng ít và chỉ trước mắt)Còn nhiều phối hợp khác giữa thầy cô với những người có trách nhiệm khác để tác động đến thói quen này.Chúc cô tìm thấy phương pháp hay cho mình.Giáo dục là 1 nghệ thuật, không như Toán là 2 +2 =4. Vì vậy không nên áp dụng 1 cách máy móc cho mọi đối tượng, mọi hành vi. Vì vậy không nên soạn giáo án ghi cụ thể làm gì khi gặp trường hợp trên. __________________•Mình nghĩ bạn nên đưa chuyện này vào sinh hoạt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần. Khôngnên nêu tên chính xác 1 học sinh nào, chỉ nên nói chung chung thôi rồi đưa ra hình thức phạt nếu nghe bất kì 1 học sinh nào đó nói bậy. Sau giờ học thì có thể gặp để sinh hoạt riêng với những em học sinh nó bậy mà phụ huynh đã phản ánh•TH:Chào các Thầy CôTôi được phân công chủ nhiệm nhiều năm và bản thân tôi cũng rất thích công việc này. Tâm hồn ngây thơ của các em làm cho tôi thêm yêu nghề, sống vui buồn vì các em. Nhưng có cái khó cho tôi là tôi dạy Toán nên khi muốn giáo dục các em bằng những mẫu chuyện, những vấn đề tâm lý thì chưa hay lắm. Lớp tôi lại có nhiều học sinh cá biệt, những học sinh nghèo hoàn cảnh đáng thương. Trong lớp tôi chủ nhiệm nhiều năm nay tôi nhận thấy các em hơn nửa lớp là có hoàn cảnh khá đặc biệt: còn mồ cô cha, mồ côi mẹ, cha mẹ ly dị, ly thân, cha mẹ nhiễm HIV, tâm thần, số đề, có em phải tự làm thuê kiếm sống, có em thường xuyên trộm vặt ở hàng xóm tâm hồn trong trắng của các em cũng bị vẫn đục. Trong lớp thường xảy ra vi phạm nội quy, xảy ra mất mác tiền bạc, rồi hút thuốc, nghiện games, tôi không khỏi chạnh lòng. Với các đối tượng này ta dùng biện pháp cứng rắn thì hỏng hết, tôi muốn có nhiều câu chuyện hay để qua đó giáo dục các em. Vì tôi biết, các em có thể giáo dục được.Vậy các Thầy Cô có những câu chuyện hay thì cho vào đây nhé, tôi sẽ lấy đó để mà đọc cho các 12em nghe nhằm cải thiện tâm hồn các em, cho các em có hướng phấn đấu, lấy lại niềm tin cho cácem. Xin cảm ơn tất cả các Thầy cô.•TH: Có 4 HS nam lớp 8, không thể giữ trật tự khi tôi giảng bài, cho dù đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng các em này vẫn quay ngang, quay dọc nói chuyện rất tự nhiên và còn cãi lại thầy nhem nhẻm. Hôm nay tôi đang viết bảng thì có 2 em đập bàn và cười đùa với nhau vì không kiểm chế được tôi đã cảnh cáo 2 em để làm gương trước lớp bằng cách cho mỗi em một cú đập sách vào đầu, và khi tôi quay lên bảng 2 em đó lại nói những lời rất khó nghe nên tôi đành phải đuổi ra ngoài . Hiện tôi rất bất lực vì mấy em HS này. Xin quý thầy cô hãy cho tôi lời khuyên•Ở trường Mình có đề ra 4 bước xử phạt học sinh trong giờ học trên lớp .Tuy nhiên việc xử phạt học sinh ở mỗi trường có khác nhau do tình hình nề nếp,kỷ luật , cho nên đây chỉ là những nội dung có tính cách tham khảo Mong các thầy cô góp ý thêm.Cảm ơn !QUI ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT HỌC SINH VI PHẠM TRONG GIỜ HỌCNhằm củng cố nề nếp,kỷ luật học sinh trong giờ học để nâng cao chất lượng dạy và học ,Ban giám hiệu đề nghị giáo viên thực hiện giải quyết học sinh vi phạm kỷ luật trong giờ học theo các bước như sau :BƯỚC 1 :Giáo viên gọi học sinh vi phạm đứng dậy và nhắc nhỡ ,cảnh cáo trước lớp ;nếu tái phạm sẽ phải làm cam kết với giáo viên.Ghi vào sổ đầu bài và báo cho giáo viên chủnhiệm để kết hợp giáo dục học sinh.BƯỚC 2 :Học sinh tiếp tục tái phạm trong giờ học giáo viên yêu cầu làm cam kết ( Ghi rõ nếu tái phạm sẽ bị đưa xuống phòng giám thị )đồng thời ghi vào sổ đầu bài .Giáo viên đứng lớp đưa bản cam kết cho giám thị giữ để giám thị báo cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm thông báo về cho gia đình học sinh biết để kết hợp giáo dục học sinh BƯỚC 3 :Học sinh tiếp tục vi phạm lần 3 ,giáo viên yêu cầu lớp trưởng hoặc lớp phó kỷ luật đưa xuống phòng giám thị .Giáo viên đứng lớp ghi vào sổ đầu bài đồng thời báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp biết để kết hợp giáo dục học sinh.BƯỚC 4 :Phòng giám thị sẽ giữ học sinh trong tiết học đó và cho học sinh làm cam kết,đồng thời báo cho giáo viên chủ nhiệm biết để kết hợp giáo dục, nếu tái phạm sẽ bị đưa ra hội đồng kỷ luật LƯU Ý : Đối với học sinh không thực hiện theo yêu càu của giáo viên . Đề nghị giáo viên cho lớp trưởng mời giám thị lên giải quyết,( Không cho cho học sinh ra đứng ngoài lớp)Đối với những học sinh vi phạm các điều cấm của Bộ Giáo dục như : đánh nhau,quay cop trong kỳ thi,vô lễ với thầy cô ,uống rượu bia thì làm đầy đủ hồ sơ đưa ra hội đồng kỷ luật mà không cần qua 4 bước trên. Trong tình hình hiện nay,khi xử lý học sinh vi phạm nội qui nhà trường , thầy cô giáo chúng ta không nên nóng vội như đánh mắng ,đuổi học sinh ra khỏi lớp,mà phải kiên trì giáo dục hs ,lưu giữ các bản tự kiểm các bản cam kết và các bản tường trình của các học 13sinh có liên quan .Đừng bao giờ đánh.đuổi học sinh ra khỏi lớp! không khéo Mình lại là người có lỗi thay vì học sinh.•Cũng gióng như trường thầy Saurau trường tôi cũng có hướng dẫn cách xử lý học sinh:I. Quy định về việc xử lý học sinh vi phạm nội quy1. Quy định nội dung các mức độ vi phạm:Mức 1: vi phạm các nội dung sau.- Đến trường, vào lớp không đúng giờ. - Vi phạm quy định về tác phong, trang phục.- Không học bài, làm bài, không tập trung trong giờ học.- Không tham gia đầy đủ các phong trào của trường, lớp.Mức 2: vi phạm các nội dung sau. - Cúp tiết học, nghỉ học không có lý do, mất trật tự trong giờ học.- Viết vẽ lên bàn, tường. Xả rác, ăn-uống trong phòng học.- Không hoàn thành các khoản đóng góp theo đúng qui định.- Đã xử lý mức 1 hai lần, nay tiếp tục vi phạm.Mức 3: Vi phạm các nội dung sau.- Hút thuốc, đánh bài và cá độ ăn tiền với mọi hình thức.- Vi phạm trong kỳ thi và làm bài kiểm tra (sử dụng tài liệu, đýa và chép bài).- Không trung thực trong học tập và rèn luyện, có hành vi che dấu khuyết điểm.- Làm hư hỏng tài sản của nhà trường (ngoài ra phải đền bù).- Vô lễ với thầy cô giáo và nhân viên nhà trường.- Gây sự đánh nhau làm mất đoàn kết trong lớp, trường.- Đã xử lý mức 2 hai lần, nay tiếp tục vi phạm.Mức 4: vi phạm các nội dung sau.-Xúc phạm danh dự thầy cô giáo và nhân viên nhà trường.- Gây gổ, đánh nhau ở mức nghiêm trọng ( có tổ chức hoặc gây thương tích).- Đọc, xem, tàng trữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan.- Mang hung khí, chất cháy nổ và các hóa chất khác vào trường học.- Thi hộ, hoặc nhờ người khác thi hộ, đýa đề thi ra ngoài.- Lấy trộm tài sản của tập thể và cá nhân.- Vi phạm pháp luật của nhà nước, bị tạm giam.- Đã xử lý mức 3 hai lần, nay tiếp tục vi phạm.2. Hình thức xử lý các mức độMức 1: Phê bình trước lớp trong giờ sinh hoạt.Mức 2:Kiểm điểm, khiển trách trước lớp trong giờ sinh hoạt.Mức 3:Kiểm điểm trước lớp và nhà trường phê bình trước cờ.Mức 4: Đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường. Hy vọng tài liệu này có ích cho các thầy cô nhất là các thầy cô mới ra trường làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên tùy tình hình thực tế mà có cách áp dụng khác nhau.Thầy cô xem file hướng dẫn công tác cho GVCN đính kèm để rõ14•TH: Giáo viên A nhiều lần nghe học sinh phản ánh là giáo viên B dạy chưa hay, chưa khoa học, chưa có sự đổi mới phù hợp với khoa học công nghệ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Nếu là giáo viên A, các thầy cô và các bạn xử lý ra sao?(Nên góp ý trực tiếp để gviên B rút kinh nghiệm hay là phản ảnh với tổ trưởng chuyên môn để có biện pháp giúp gv B khắc phục? )•Theo mình nghĩ thì học trò ở đây "quá giỏi" vì nhận xét về giáo viên dạy của mình giống như một người thầy có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.( giáo viên B dạy chưa hay, chưa khoa học, chưa có sự đổi mới phù hợp với khoa học công nghệ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người học )heo tôi thì HS chỉ có thể nhận xét giáo viên là dạy có hay, hấp dẫn và dễ hiểu hay không thôi. Chứ câu nhận xét "chưa khoa học, chưa có sự đổi mới phù hợp với khoa học công nghệ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người học" e là có người lớn gợi ý cho __________________Giá trị của một con người tùy thuộc vào lí tưởng của mình cao hay thấp •đây là tình huống trong cuốn 300tình huống sư phạm được dùng rộng dãi ở các trường mà. Nhưng là tình huống mở nên k có đáp án cụ thể. Hơn nữa đây cũng là tình huống rất thực tế. Chúng ta không nên hiểu học sinh theo nghĩa thông thường, nên hiểu đó là vị trí của người học như sinh viên hoặc học viên chẳng hạn. Nếu ai là giáo viên chủ nhiệm chắc có thể gặp những lời nhận xét tương tự từ hs rồi. Xin cho em lời góp ý, đừng mổ xẻ câu từ trong tình huốngGiả sử nếu tôi là giáo viên A. Trước tiên xem giáo viên B là người mới ra trường hay đã có nhiều năm thâm niên??Nếu GV B mới ra trường thì lấy lời nhẹ nhàng thăm dò và nêu thông tin ( 1chiều của HS) cho gv B biết, nghe phản hồi rồi mới góp ý hay hướng dẫn theo tình huống thực tế.Nếu GV B là thầy giáo đã có nhiều năm công vụ, lúc cà phê chuyện trò thân mật thì nên phản ảnh thông tin cho GV B, vẫn chờ phản hồi rồi bàn luận cách giải quyết.Mức độ ( cho rằng GV B đã tạo ra tình huống trên) gv B bị học sinh phản ảnh với bức xúc nhẹ, nếu không việc này đã đến tai Tổ trưởng và BGH.Lúc này GV A không đến lượt để giải quyết tình huống. Nếu giáo viên A muốn giải quyết thì hãy phấn đấu lên làm Hiệu trưởng rồi hãy nói đến chuyện này. Bởi 1 giáo viên được hợp đồng hay bổ nhiệm và được sử dụng. Họ đều có bằng cấp và chịutrách nhiệm những việc họ đã làm.Hãy rõ ràng minh bạch như thế cho đời bớt khổ.* Chú ý: thông tin của học sinh chỉ là 1 chiều nên sự đúng sai ở mức độ tương đối.Chưa kể tình huống này nằm ở trường Đại học tư, học phí cao, có danh tiếng, GV A sẽ không cóthời gian để bàn luận chuyện này __________________"Mặc dầu nội dung bạn nói tôi không ưa chút nào nhưng tôi phải bảo vệ để bạn được nói". vẫn biết là điều học sinh phản ánh là một chiều, nhưng nó lại có ý nghĩa rất cao! Đừng hỏi tại sao các trường Đại học thỉnh thoảng lại lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy và 1số điều liên quan tới giảng viên.với tình huống này, giáo viên B có thể là gviên mới ra trường, hoặc gviên lười thay đổi phương pháp dạy học. Cái này học sinh có thể nhận thấy khi được học một thầy cô khác dạy cùng bộ môn! Sự thật mình mới là giáo viên, nhưng với kinh nghiệm ít ỏi từ thực tế thì mình mạo muội đưa ra cách xử lý như sau. Nếu nói trực tiếp với tổ trưởng tổ chuyên môn để tổ trưởng tìm cách giúp đỡ thì e 15rằng chưa hay lắm. Bởi khi đó bạn không phải e ngại khi nói trực tiếp với gviên B, nhưng nghe chừng sự việc trở nên to rồi. Chúng ta nên đề đạt với tổ trưởng tổ chuyên môn khi đã nhắc nhở mà gv B khôngthay đổi. Tốt nhất,chúng ta nên xin đi dự giờ 1tiết dạy của B để kiếm cớ sau tiết dạy trao đổi trực tiếp tình hình với B. Hãy đặt niềm tin vào sự cố gắng của B. Trích dẫn:Thầy cô nào đồng ý với cách giải quyết trên của tôi thì xin để lại ý kiến. Hoặc có đề xuất gì cứ nói ra để mọi người cùng thảo luận.MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP( Tài Liệu Sưu Tầm ) I. CÁC TÌNH HUỐNG CÓ SỰ PHÂN TÍCH CÁCH GIẢI QUYẾT.1) Dạy thay đồng nghiệp bị ốm .Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kếtthúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầydạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tìnhhuống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A.dạy không hay. Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạy thay mộtđồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình không giống vớithầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kết thúc bài giảng, cácthầy (cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”. Nhưng đến khi nhận đượccâu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là một lời “xã giao” với thầygiáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói “vô hại” này bạn có thể mỉm cười và cámơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc hơn khi nghe họcsinh của mình nói như vậy.Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự so sánh vàngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả” thì vấn đề lạikhông còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế. Chưa chắc bạn đãdạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nên cảm thấy cách dạy củacô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì mới lạ nên các em thấy bạn dạy hayhơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cười mà16không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó của các em thìthật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bị ảnh hưởng.Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em về bàigiảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn có quyềnđược phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũng cần phảihiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyền nhận xét, phê bìnhhọc sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phép đưa ra ý kiến của mình. Lối tưduy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và bạn cũng sẽ không bao giờ biết được hiệu quảthực sự cách dạy của mình.Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe bàigiảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích chocác em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích làgiúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để rồi khenngười này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn là đã được học cô A, đólà một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, đượchọc sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa quen với phương pháp dạy học của cônên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳngthắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệmcao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các emnên chăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả caonhất”.Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉ vì bạndạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.2) Phụ huynh xin cho con thôi học .Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờhọc lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm traođổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của emlại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôihọc, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con. Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?1. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em ấy cũng khôngthể học tốt được.2. Khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II.3. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp. Phốihợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.**********17Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ học vìcòn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này sẽ làm mất đicơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ khôngcó cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở. Việc ở nhà trong độ tuổi nàycũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Bạn hãy động viên gia đìnhcho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tựlập, giúp đỡ mẹ và các em.Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được, chẳng có lợiích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy kém mà chỉ vìem ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tintưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điềukiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thểphân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó.Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có khăngkhăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng không ích gì.Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương laicủa cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy cóthời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ giađình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đigửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học. 3) Nếu thầy cô không dạy được nó… Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và thiếuý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyểntrường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào? 1. Đặt vấn đề cho con đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.2. Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư hỏng.3. Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhậncố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và độngviên em chăm chỉ học hành.**********Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một yêu cầu hết sức quantrọng. Trong trường hợp này học sinh A vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện phápcủa bạn ở trường đã không có hiệu quả, bạn tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là việc làm cần thiết.Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được vai trò của mìnhtrong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái. Nhiều người thường có quan niệm rằng, đãgửi con em họ đến trường, phải đóng tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải có trách nhiệm hoàn18toàn trong việc dạy dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Đó là một cách nghĩ hết sức sailầm. Trong tình huống này bạn phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.Vậy bạn có thể bỏ qua? Bạn là một giáo viên có trách nhiệm, lo lắng cho tương lai của học sinh nên đãtìm đến tận nhà để nói chuyện với gia đình tìm cách giúp đỡ em. Nhưng sự nhiệt tình, tinh thần tráchnhiệm của bạn đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi gặp câu nói có vẻ phó mặc từ phía gia đình. Bạn sẽ tựái, cảm thấy bị xúc phạm? Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng bạn không thể vì tự ái mà “đầuhàng” dễ dàng như thế. Bạn chỉ đến để “thông báo” về khuyết điểm của em học sinh và sau đó để giađình tự “tìm cách lo liệu”, cho nghỉ hay đi học tiếp tùy gia đình quyết định, thì sự có mặt của bạn liệucó ý nghĩa gì?Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, là một giáo viên có trách nhiệm, thương yêu học sinh và ý thứcđược hậu quả của việc nghỉ học sớm nên bạn thẳng thắn đề nghị gia đình phải tiếp tục cho con đi học.Đó là việc nên làm. Nhưng bạn sẽ “ăn nói” ra sao nếu vị phụ huynh đó phản ứng lại: “Việc cho đi họcnữa hay không là quyền của gia đình tôi, không cần nhà trường can thiệp”. Đó là điều hiển nhiên khôngcần bàn cãi. Trước thái độ có vẻ “bất cần” ấy rất dễ đẩy bạn vào tình thế không còn gì để nói. Và chắcchắn lúc này bạn sẽ không còn hứng thú gì để tiếp tục thể hiện trách nhiệm của mình nữa vì nó khôngđược gia đình đón nhận.Tốt nhất là để tránh đẩy mình vào tình thế khó xử đó, trước hết bạn cần tự kiềm chế sự tự ái của mình,tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thôngbáo” mà là cùng nhau phối hợp tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết rằng phải nén lòng chấp nhậnthái độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc không đơn giản và không phải giáo viên nào cũng chấpnhận. Nhưng vì tình thương yêu, trách nhiệm với học trò, đôi khi các thầy cô cũng phải chịu thiệt thòi.Với thái độ bình tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, bạn nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu bạn đến đây khôngphải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ được”, tức là chối bỏ trách nhiệm củanhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. Trong cách nói của bạnphải thể hiện nhà trường luôn luôn đề cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoànthành trách nhiệm giáo dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩhết sức sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và như vậy nhà trường,mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng nên người, và khi giáo viên đã phải tìmđến gia đình là thể hiện các thấy cô đã “bất lực” trong việc dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diệnnày cần phải “chấn chỉnh” ngay. Nhưng tuyệt đối không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh,kiên trì, bạn giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáodục học sinh.Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạođiều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của emvà đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về tráchnhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của họcsinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình,có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm caovà tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạydỗ học sinh nên người.194) Bị bố mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng.Một học sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa mới bước sang tuổi 18 đã bị bố mẹ bắt em nghỉ học để lấychồng vì lý do hoàn cảnh gia đình. Nữ học sinh đó sau khi đã thuyết phục gia đình nhưng không cókết quả đã đến nhờ giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ. Nếu bạn là một giáo viên chủ nhiệm, bạn xử lýsao đây? 1. Giáo viên nói với học sinh đó: “Đây là vấn đề của nội bộ gia đình, nhà trường không thể thamgia vào được”.2. Khuyên em đó nên kiên quyết “đấu tranh”, khước từ ý kiến của bố mẹ.3. Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tốt. về phía giáo viên sẽ có một số biện pháp để hỗtrợ: trao đổi với những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và uy tín ở trường cũng như ở địa phươngcùng giúp đỡ em học sinh đó để em được tiếp tục đi học.**********Đây là một tình huống liên quan đến một vấn đề rất tế nhị, nhưng không phải hiếm gặp, nhất là vớinhững thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cuối cấp phổ thông trung học. “Trai lớn lấy vợ, gái khôn lấy chồng”,đó là một quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng cái chính là nó được thực hiện vào lúc nào thìkhông phải ai cũng có quan điểm đúng đắn. Không ít vùng việc con gái chưa hết tuổi đi học đã phải bỏdở để thực hiện “nghĩa vụ” làm vợ, làm mẹ trở thành một hiện tượng phổ biến. Dù biết rằng đó là mộtsự thiệt thòi rất lớn đối với các em nhưng không phải lúc nào sự can thiệp từ phía thầy cô giáo vànhững người xung quanh cũng có kết quả tốt đẹp.Vì vậy bạn thực sự đang đối mặt với một vấn đề khó khăn. Thật không gì hạnh phúc hơn đối với mộtngười thầy khi học sinh luôn coi mình là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy nhất, là nơi có thể thổ lộ nhữnggì sâu kín nhất, hạnh phúc cũng như nỗi buồn. Trong tình huống này, học sinh của bạn đang rơi vàomột hoàn cảnh éo le: một bên là niềm hạnh phúc được cắp sách đến trường, vui vẻ hồn nhiên cùng bạnbè, một bên là trách nhiệm của người con đối với gia đình. Và em gái tội nghiệp đó đã tìm đến bạn để“cầu cứu”. Thế mà bạn nỡ “làm ngơ”. Bạn có thể nói: “Đây là chuyện nội bộ của gia đình”, điều đóhoàn toàn chính xác, nhưng nó đang đe dọa đến tương lai học sinh của bạn. Cũng là một người phụ nữ,bạn thừa hiểu rằng việc lập gia đình ở tuổi này đồng nghĩa với việc chấm dứt việc học hành còn đangdang dở. Ở độ tuổi phổ thông trung học các em còn bồng bột, suy nghĩ còn đơn giản thế mà đã phảigánh vác một trách nhiệm rất lớn, đòi hỏi sự trưởng thành về mọi mặt. Vẫn biết đó là một hạnh phúcnhưng trong lúc này em còn đang đi học, chưa thể có sự chuẩn bị chu đáo đón nhận nó và còn bao hoàibão về con đường học vấn sẽ theo đó mà tan biến. Thái độ thờ ở đối với tương lai của học sinh là mộtthái độ vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là hơi nhẫn tâm. Xử lý theo cách này thì quả thật bạn đãtránh cho mình không phải chuốc lấy “rắc rối” vì bạn biết đây là vấn đề rất khó mà nhiều khi có cốgắng cũng chưa chắc đã đem lại kết quả. Nhưng như vậy bạn đã vô tình dập tắt niềm hy vọng, tin tưởngcủa học sinh vào cô giáo và dễ khiến học sinh của bạn dễ rơi vào tuyệt vọng vì mất đi một chỗ để “cầucứu”.Bạn là một giáo viên có trách nhiệm và luôn yêu thương học sinh, bạn không bao giờ muốn chứng kiếncảnh học trò của mình đang vui vẻ học hành bên bạn bè phải ngậm ngùi “lên xe hoa về nhà chồng”, nêncàng không thể thờ ơ trước cảnh ngộ éo le của học sinh. Bạn sẽ tiếp thêm sức mạnh, động viên em học20sinh kiên quyết đấu tranh với ý kiến của gia đình. Điều đó tạm thời có thể an ủi được học sinh vì ít nhấtem đã tìm được một chỗ dựa tinh thần. Nhưng liệu rằng trong tình cảnh này điều thực sự em cần cóphải chỉ là những lời động viên và “cổ vũ” đấu tranh. Vì nếu sự chống đối mà có hiệu quả chắc em đãkhông phải tìm đến bạn. Chắc chắn em đã hoàn toàn bất lực khi một mình phải đấu tranh phản đối lạiquyết định của gia đình, nên em cần một cách để hành động. Hơn nữa, biết đâu đấy học sinh đó càngdứt khoát đấu tranh theo sự cổ vũ của bạn không những không đem lại kết quả, mà lại càng làm chotình hình thêm xấu đi thì thật tai hại.Vậy tốt nhất trong tình huống này bạn nên thật bình tĩnh trấn an tinh thần và động viên em. Bạn tỏ rathông cảm nhưng cũng nói cho em hiểu bố mẹ luôn thương yêu, mong muốn con cái được hạnh phúc,biết đâu việc bắt em lập gia đình sớm là có lý do nào đó chăng. Khi cả cô trò đã cùng bình tĩnh phântích kỹ càng nguyên nhân của vấn đề rồi hãy quyết định phương án giải quyết cũng chưa muộn.Nếu thực sự đó là một sự áp đặt quá đáng từ phía gia đình, đơn giản chỉ xuất phát từ một quyền lợi nàođó của người lớn bắt con trẻ phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc của mình thì bạn nên khuyên em kiên trìgiải thích để cha mẹ hiểu mà bỏ qua quyết định sai lầm đó. Nhưng đó không phải là sự chống đối bằngnhững hành động tiêu cực (như bỏ nhà đi, hỗn láo với cha mẹ…) mà phải kết hợp với sự thuyết phục,giải thích kiên trì. Bạn cần nói cho em hiểu việc đầu tiên em cần làm là vẫn tiếp tục học thật tốt để bốmẹ thấy rằng hạnh phúc thực sự của em lúc này là được cắp sách tới trường như các bạn bè cùng tranglứa. Sự thất vọng, chán nản bỏ bê chuyện học hành lúc này sẽ là một bất lợi lớn khiến cha mẹ càngquyết tâm với quyết định của mình hơn. Nhưng để cho học sinh thực sự yên tâm, bạn hứa sẽ bằng mọicách giúp em thuyết phục gia đình, kể cả sự can thiệp của những tổ chức xã hội ở địa phương nếu cầnthiết. Lựa chọn xử lý theo cách này là bạn đã thực sự phải đối mặt với một nhiệm vụ hết sức khó khăn.Bạn phải lập tức lên kế hoạch gặp gỡ gia đình, phải chuẩn bị những lý lẽ cần thiết để lời nói của bạn cósức thuyết phục nhất. Đó sẽ là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, lòng dũng cảm vàtình thương yêu vô bờ với học sinh vì bạn có thể vấp phải sự kháng cự từ phía gia đình, không loại trừcả sự xúc phạm. Trong cuộc “thương lượng” với gia đình, bạn phải giải thích cho gia đình thấy rằngnếu bắt em phải nghỉ học trong lúc này là buộc em phải hy sinh niềm hạnh phúc lớn lao của đời mình.Và em sẽ lo toan cho cuộc sống sao đây khi em chưa thực sự chuẩn bị để đối phó với vô vàn khó khăn,thách thức sẽ đến. Người lớn chúng ta sẽ cầm lòng sao đây khi phải chứng kiến cảnh một em gái ngậmngùi nhìn bạn bè trang lứa của mình đang vui vẻ cắp sách đến trường. Dù được cha mẹ sinh ra và nuôidưỡng, nhưng con trẻ hoàn toàn có quyền tự quyết định về những vấn đề liên quan đến tương lai củamình, nhất là vấn đề trọng đại này. Chính vì thế người lớn chúng ta cần tôn trọng và chỉ nên địnhhướng chứ không thể can thiệp một cách thô bạo.Nhưng những lời “giảng giải” của bạn sẽ ít sức thuyết phục nếu thiếu đi một lời cam kết. Với tư cách làmột giáo viên luôn gần gũi, quan tâm đến em, bạn hứa sẽ cố gắng giúp đỡ hết sức để em có thể học tậptốt, chẩn bị một cách tốt nhất cho tương lai của mình về sau. Trong tình huống này chỉ có thể bằngnhững lời nói có lý, có tình và sự kiên trì của bạn mới mang lại kết quả. 5) Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà.Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viênchủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viêntrình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” giađình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây? 211. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó cũng là một bàihọc cho cậu học sinh phạm tội.2. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên3. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng những lời lẽgiải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu gia đình cùng phốihợp với nhà trường để giáo dục em.**********Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “vạn bất đắc dĩ”, vì giáo viên sẽphải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa giađình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một giáo viênchủ nhiệm, bạn thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh học sinh quá nóng tínhvà cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể im lặng vì nghĩ đó là quyềngiáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệm nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ cónhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu họctrò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặc đó của bạn? Biết đâu emđó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngaytrước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành vànhững lời dạy bảo của bạn trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thìkhông một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với họcsinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn” của bản thân.Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làm điều đó vì sự tự ái trướcthái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạn thay mặt nhà trường đến gặp gia đình trìnhbày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “tốcáo” khiến học sinh phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng tuyệt đối không nên bỏ vềvào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự tự áiđể nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánhcon của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lựckhông bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻbình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích chophụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh,nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy củatrường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực,phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổihọc sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy,chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lựchay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơnmà thôi.22Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp cụ thểđể cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm vớihọc trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.6) Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp. Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địaphương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và“cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó? 1. Giáo viên chủ nhiệm đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình bày ý kiến.2. Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.3. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất vớigiáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện phápgiáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.**********Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng trong việc giáo dụchọc sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường thực hiện mối liên kết giữa giáo dục nhàtrường và giáo dục gia đình để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục.Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhiều khi lại là một vấn đề hếtsức nhạy cảm, đặt giáo viên vào những tình thế khó xử mà không phải bất cứ giáo viên nào cũng tìmđược cách xử lý đúng đắn.Trong trường hợp này, phụ huynh học sinh bị kỷ luật là một vị chức sắc ở địa phương (và chắc chắn rấtcó ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp bạn), đã đến nhờ bạn giúp để “giảm tội” cho con họ. Đây làmột hiện tượng không hiếm. Bởi đã là một người có địa vị, lại là gia đình danh giá, chắc chắn họ khôngmuốn con họ lại bị kỷ luật, “tiếng dữ” đồn xa ảnh hưởng đến uy thế chính trị của gia đình. Bạn thực sựlúng túng không biết nên nhận lời hay kiên quyết từ chối?Và không ít giáo viên đã chọn xử lý theo phương án 1 và 2. Bởi bạn sẽ gặp khó khăn khi phải từ chốithẳng thừng đề nghị của vị phụ huynh có địa vị ấy, nhất là khi việc này “nằm trong tầm tay” của bạn.Khi chọn cách xử lý này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ với vị phụ huynhđó. Và cũng có khi sự nhận lời của bạn chỉ là giải pháp tình thế để “yên lòng” vị phụ huynh đó. Nhưngsau đó bạn sẽ “bào chữa” thế nào trước Hội đồng kỷ luật và các em học sinh khác trong lớp về nhữnglỗi mà em đó đã gây ra? Liệu các em học sinh có đặt nghi vấn gì về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bạn vàgia đình có địa vị ấy khi mà học sinh vi phạm kỷ luật mà vẫn không bị xử lý hay xử lý rất nhẹ?Như vậy, hai cách trên nghe chừng không ổn. Bạn nên xử lý theo gợi ý 3. Đầu tiên bạn nên ôn tồn giảithích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp xử lýkỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Bạn phải nói thế nào để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trườnghợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho23em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những việc làm saitrái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm.Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải là giúp đỡ em mà tráilại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm lỗi.Để phụ huynh của em “yên tâm”, bạn cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hội đồng kỷ luật trườngkhông phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡ trong khả năng có thể để nâng đỡ em nếunhư em biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm.Và bạn cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật lỗimột phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắc trong việc giáo dục em. Chính vì thếđây là cơ hội để bạn đưa ra lời đề nghị và giải pháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này. Nếu khéo léo bạncó thể chuyển hướng mục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm hiểu nguyênnhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêm túc, bằng tinh thầntrách nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn.Tuy nhiên bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống vị phụ huynh đó sau khi bị bạntừ chối sẽ tức giận với bạn. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng dù thế nào bạn cũng phải giữ vữngnguyên tắc không thỏa hiệp chiếu cố cho những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Có thể bạn sẽ gặp phảimột vài rắc rối nào đó, nhưng lương tâm bạn thanh thản vì đã làm tròn trách nhiệm của một giáo viênchủ nhiệm. và chắc chắn rằng sau đó mọi người (kể cả vị phụ huynh đã bị từ chối ấy) cũng không thểnhìn bạn với ánh mắt coi thường. 7) Khi học sinh lảng tránh thầy cô.Cô Lan chủ nhiệm lớp 8A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một sốcác em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, cô Lan nhận thấy học sinh của mìnhthường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô.Nếu là cô Lan, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy?1. Không nói gì vì cho đó là những học sinh hư hỏng, vô văn hoá, không thể giáo dục được.2. Coi như không có chuyện gì vì cho đó là chuyện bình thường, bây h học sinh hầu hết là vậy.3. Không nói gì nhưng nhân buổi học nào đó có thể khéo léo kể một câu chuyện tương tự để giáodục các em.*****Ngày nay, nước ta đã thoải mái hơn về tư tưởng, không còn gò bó đến mức thầy giáo nói gì, học sinhcũng phải cho đó là đúng “đã là thấy giáo thì sao có thể nói sai được”. Đó là những quan niệm quácứng nhắc vì thầy cô giáo cũng là những con người bình thường, cũng có những lúc phạm sai lầm.24Tuy vậy nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”, các trường đều có khẩu hiệu “Tiênhọc lễ, hậu học văn”. Mỗi em học sinh đi học, trước khi học kiến thức để mở mang sự hiểu biết, các emcần học lễ nghĩa, học cách để làm người. Thầy cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ các em, cùng gia đìnhdìu dắt các em nên người. Chính vì vậy, thế hệ trước thường nhắc nhở thế hệ sau:“Nhất tự vi sư bán tự vis ư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thầy cô thường được ví dụ nhưcha mẹ, học sinh sao có thể gặp thầy cô mà lờ đi như không quen biết, không chào hỏi được?Là giáo viên, bạn cũng không thể lờ đi như không có gì xảy ra. Đây không chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, coiđó chỉ là một câu chào, mình cũng không cần, bỏ qua cho xong được. Đó còn là vấn đề về đạo đức, lễnghĩa. Bạn là giáo viên, không chỉ phải dạy kiến thức cho các em mà còn phải dạy cách cư xử, giaotiếp, uốn nắn học sinh thành những con người đạo đứa tốt, có văn hoá, có trình độ. Vì coi nhẹ vấn đềnày mà nhiều giáo viên lại cảm thấy rất bình thường khi học sinh không chào mình, hậu quả là ngàycàng nhiều học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là một quy tắc ứng xử tối thiểu trong giao tiếp.Cũng có học sinh khi thấy thầy cô giáo thì vẫn chạy huỳnh huỵch, nhai nhóp nhép, chào lấy lệ màchẳng thèm nhìn xem thầy cô giáo phản ứng ra sao, có nghe thấy mình chào không.Bạn hãy nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để nhắc nhở, giáo dụcchung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm, một việc thể hiện văn hoá, đạo đứccủa con người các em, và cũng là biểu hiện tình cảm của các em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói vớihọc sinh:”Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽ buồn lắm vì cô nghĩđiều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và lẩn tránh không muốn gặp mình”. Câunói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viên cũng có thể dongượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Bạn cũng nên gần gũi hơn với những em này, nhẹ nhàngkhuyên bảo các em chứ không nên quá gay gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy côgiáo, có lẽ không có học sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉbởi vì… ngại phải chào.8) Cả lớp đứng lên nhưng một em vẫn ngồi. Khi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn xuống cuối lớp,bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó, bạn sẽ xử lý ra sao? 1. Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảng của mình.2. Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.3. Bạn cho cả lớp ngồi xuống, sau đó bạn đi xuống chỗ học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân vì saoem lại không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh trình bày được lý do gìchính đáng, bạn nghiêm khắc yêu cầu em lần sau phải đứng dậy và có ý thức nghiêm chỉnh khigiáo viên bước vào lớp.**********25