Cách xử lý khi bị chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tình trạng sang chấn vùng đầu, gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Khi bị chấn thương sọ não người bệnh cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

1. Chấn thương sọ não là gì

2. Triệu chứng của bệnh chấn thương sọ nã

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não

  • Các yếu tố nguy cơ bị chấn thương sọ não
  • Ai dễ mắc bệnh chấn thương sọ não

4. Điều trị bệnh chấn thương sọ não

  • Chẩn đoán
  • Điều trị bệnh

5. Phòng chống bệnh chấn thương sọ nãp

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu dẫn đến tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng.

Chấn thương sọ não là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, thường xảy ra ở những nước công nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển do sự gia tăng mật độ dân số, đô thị hóa với phương tiện giao thông có tốc độ cao lại di chuyển trên mạng lưới đường sá, cầu cống chật hẹp, kém chất lượng, …

Cách xử lý khi bị chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một trong những chấn thương nguy hiểm nhất, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chấn thương sọ não

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà chấn thương sọ não có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng có thể phát triển chậm. Những người bị chấn thương sọ não nhẹ có thể còn hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn.

Các triệu chứng liên quan khác của bệnh bao gồm các triệu chứng như đau đầu, rối loạn hành vi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi. Người bệnh còn có thể bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc, gặp rắc rối đối với trí nhớ, sự tập trung, chú ý, hay suy nghĩ.

Chấn thương sọ não loại vừa hoặc nặng có thể gây ra triệu chứng nhức đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, không có khả năng thức dậy, giãn đồng tử, nói lắp. Bên cạnh đó, suy nhược nặng hay tê liệt, mất phối hợp, hay nhầm lẫn, có cảm giác bồn chồn, kích động cũng có thể xảy ra.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị chấn thương đầu, sau đó cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện những thay đổi về hành vi bản thân thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu bị chấn thương trong thời gian gần đây, bạn hãy lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có thể xảy ra do đầu bị đập mạnh đột ngột hoặc khi có vật gì đó đâm vào bên trong não. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương đầu, tai nạn xe cộ, té ngã, bị hành hung hay luyện tập thể thao. Ngoài ra, những chấn thương sâu bên trong có thể do súng đạn hoặc các vật dụng khác như dao hoặc những mẩu xương trong đầu.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh chấn thương sọ não

Tuổi tác chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương sọ não. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 4 tuổi;
  • Thanh niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 và 24;
  • Người già 75 tuổi trở lên.

Những ai dễ mắc phải chấn thương sọ não?

Chấn thương não thường gặp ở người dưới 35 tuổi và ở người cao tuổi. Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp đôi nữ giới. 

4. Các phương pháp điều trị bệnh chấn thương sọ não

Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng (đặc biệt là thông qua chuyển động mắt và đồng tử) cùng với kiểm tra cơ bản (kiểm tra đường hô hấp, tuần hoàn) để đưa ra chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, thang điểm Glasgow (phạm vi là từ 3-15) sẽ được sử dụng để quyết định mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não. Chụp cắt lớp vi tính (CT) được áp dụng nhằm đưa đánh giá ban đầu cho chấn thương sọ não vừa và nặng.

Cách xử lý khi bị chấn thương sọ não

Ngay sau khi bị chấn thương, ngườibệnhcần phải được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu

Điều trị bệnh

  • Ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu, sau đó đưa đến chuyên khoa phẫu thuật thần kinh.
  • Cần phải kiểm soát được đường hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân.
  • Xử lý các vết thương sọ não càng sớm càng tốt, tránh mất máu và nhiễm khuẩn.
  • Đối với những khối máu tụ nội sọ: Sau khi đã phát hiện ra khối máu tụ gây chèn ép não (biểu hiện bằng sự suy giảm của tri giác, giãn đồng tử một bên, liệt) người bệnh cần phải được mổ cấp cứu giải tỏa não. Nếu để muộn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Để hạn chế tối đa mức độ tàn phế do di chứng tồn tại, người bệnh phải trải qua một quá trình phục hồi chức năng lâu dài.

5. Phòng ngừa bệnh chấn thương sọ não

Để phòng ngừa chấn thương sọ não, người bệnh cần:

  • Tôn trọng luật lệ giao thông: không chạy quá tốc độ cho phép, đội mũ bảo hiểm, không lái xe trong tình trạng say rượu, hay cảm thấy hơi ngà ngà say.
  • Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe.
  • Không nên lái xe đường dài liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.
  • Sau một đêm thức trắng, thì không nên lái xe đường dài.
  • An toàn trong lao động, thể thao như đội mũ bảo hiểm.

Chấn thương sọ não có thể để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, chính vì vậy nên bệnh nhân cần nhanh chóng được điều trị kịp thời. Nếu cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại:1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.