Thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ là gì năm 2024

Thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ là gì năm 2024

Thử nghiệm cơ bản:

  1. Thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả người bán:

1.1. Thủ tục phân tích cơ bản:

Kiểm toán viên có thể sử dụng phân tích xu hướng và phân tích tỷ số để nhận dạng

các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân của nợ phải trả người bán. Dưới đây là

một số cách thức thực hiện:

- Tính số nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ và so với năm

trước

- Tính tỷ số nợ phải trả người bán trên tổng số nợ ngắn hạn và so với năm trước

- So sánh số liệu chi tiết nợ phải trả theo từng người bán của năm hiện hành với năm

trước để phát hiện những điểm bất thường cần tập trung. Chẳng hạn so sánh số liệu của

từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước như số phát sinh tang, số

phát sinh giảm, số dư cuối kỳ,…

1.2. Kiểm tra chi tiết:

1.2.1. Đối chiếu số dư chi tiết nợ phải trả với số cái và sổ chi tiết: Mục đích của thủ tục

này là nhằm xác minh xem số dư nợ phải trả trên báo cáo tài chính có thống nhất

với tất cả khoản phải trả của từng đối tượng trong các Sổ chi tiết hay không. Ngoài

ra, qua bảng số dư chi tiết, kiểm toán viên cũng tiến hành việc chọn mẫu để thực

hiện các thử nghiệm khác.

1.2.2. Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả: nhằm phát hiện những khoản phải trả

không được ghi chép. Một số đối tượng khác cũng cần xin xác nhận, đó là các nhà

cung cấp không cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng, những khoản phải trả có tính

chất bất thường,…

1.2.3. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan: nhằm kiểm tra sự có

thực của các khoản phải trả. Cần chọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết

cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan.

1.2.4. Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng kê Hóa đơn hàng tháng của người

bán: bảo đảm sự ghi chép đúng kỳ của số dư nợ phải trả, quá trình này cũng đảm

bảo rằng số dư chưa thanh toán phân kỳ một cách hợp lý và chính xác. Việc đóng

hóa đơn mua hàng để xác định số dư hàng tồn kho có liên quan chặt chẽ đến phân

kỳ nợ phải trả. Khóa sổ vào cuối năm đảm bảo rằng các lô hàng nhận được vào

cuối năm được ghi nhận là nợ phải trả và trong hồ sơ hàng tồn kho.

1.2.5. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép: các giao dịch được kiểm tra

sau ngày khóa sổ: Kiểm toán viên có thể phát hiện ra các khoản chi tiền trong thời

gian này bằng cách đánh giá và xem xét các khoản chi quỹ vào đầu năm.

1.2.6. Xem xét trình bày và thuyết minh các khoản phải trả trên Báo cáo tài chính: Kiểm

tra các điều kiện mà các khoản phải trả của tài khoản đến hạn phải trả. Để đảm bảo

mô tả chính xác tình hình tài chính của công ty, các điều kiện này phải được đề cập

rõ ràng trong phần các khoản phải thu của bảng cân đối kế toán. đơn vị. Nếu đơn vị