Cách xử lý máy in không in được

Vào một ngày đẹp trời nào đó, chiếc máy in của bạn tự nhiên dừng mọi hoạt động, không nhận lệnh in và cũng không thực hiện in ấn? Bạn đừng lo, việc các thiết bị điện tử thỉnh thoảng gặp sự cố trục trặc là điều hết sức bình thường. Chính vì thế, hôm nay, Thuê Máy Photocopy sẽ giúp các bạn lý giải câu hỏi “Tại sao máy in không in được?”. Các bạn hãy cùng theo dõi để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản nhất nhé!

Như chúng ta đều biết, máy in hiện nay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu đối với các văn phòng công ty, doanh nghiệp. Đây là một giải pháp vô cùng hữu dụng trong việc in ấn tạo ra bản sao từ các tệp tài liệu đã được soạn thảo.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, vì nhiều đặc thù trong kỹ thuật liên quan đến máy in nên thỉnh thoảng đột nhiên máy không thể in được dù cho máy đang mới hoặc đã qua sử dụng. Điều này là không thể tránh khỏi, nhưng nếu người sử dụng không có chuyên môn hoặc không am hiểu về kỹ thuật thì sẽ rất bỡ ngỡ khi gặp phải tình trạng này.

Xem thêm: Nên mua máy in màu hay máy photocopy màu?

Tại sao máy in không thể in được?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng máy in không in được. Việc máy in không in được sẽ khiến bạn rất bực tức và khó chịu đúng không nào? Hãy bình tĩnh bạn nhé!

Bạn đã bật nguồn máy in hay chưa?

Nếu bạn ra lệnh in ấn nhưng máy in không thực hiện công việc in thì đơn giản nhất là do bạn chưa bật nguồn của máy in. Vậy trước hết, bạn hãy kiểm tra phần nguồn điện ở máy chủ và máy in. Đảm bảo rằng hai thiết bị này đã được cung cấp nguồn điện và bạn đã bật công tắc ở máy in lên rồi nhé!

Cách xử lý máy in không in được

Còn nếu như bạn kiểm tra và thấy mọi thứ đều đã được kết nối nhưng máy in không thể in được, bật nguồn máy in nhưng nó vẫn không lên. Vậy có thể là do nguồn của máy in đã bị cháy. Sự cố này bạn sẽ không thể tự khắc phục mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên và những người có chuyên môn.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy in chi tiết nhất?

Bạn đã cài đặt đúng driver máy in cho máy chủ của mình chưa?

Đây là nguyên nhân rất phổ biến đối với những máy in không in được hoặc in chậm. Nếu bạn kiểm tra máy in mà thấy nguồn của máy đã bật, hệ thống tín hiệu đèn xanh báo hiệu máy đã sẵn sàng hoạt động nhưng lại không thể in được. Hãy nghĩ ngay đến driver máy in, có thể bạn đã cài đặt sai driver cho máy của mình rồi nhé!

Cách xử lý máy in không in được

Để khắc phục điều này, không còn cách nào khác là bạn tiến hành download lại phần mềm driver máy in chính xác, tương thích với hệ điều hành máy tính chủ để cài lại driver cho máy in của mình nhé!

Đây là lỗi rất thường gặp, đặc biệt là những người mới sử dụng máy in. Vì vậy, hãy bình tĩnh xử lý bạn nhé!

Do máy tính của bạn đã bị lỗi win

Mặc dù nguyên nhân này không thường xuyên xảy ra nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nó. Trên thực tế, máy tính kết nối với máy in đã bị lỗi win cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình in ấn, sẽ khiến cho máy in không thể in ấn được.

Cách xử lý máy in không in được

Cách duy nhất để khắc phục trường hợp này là bạn cần cài lại win cho máy tính chủ của bạn để máy in có thể hoạt động bình thường bạn nhé!

Xem thêm: Lỗi kết nối máy in và cách khắc phục đơn giản nhất

Do dây cáp kết nối

So với máy tính bị lỗi win, nguyên nhân do dây cáp kết nối lại phổ biến hơn. Có rất nhiều trường hợp máy in đã bật và có tín hiệu màu xanh, mọi thứ đều sẵn sàng nhưng máy in vẫn không thể in được. Vậy hãy thử kiểm tra dây cáp kết nối từ hệ thống máy tính vào máy in xem đã được kết nối hay chưa bạn nhé!

Cách xử lý máy in không in được

Bên cạnh đó, bạn cũng kiểm tra đèn báo trên máy có báo sáng hay không khi đang hoặc không làm việc. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như không có nguồn điện, tiếp xúc kém của đầu chân cắm hoặc đứt dây dẫn do vật sắt,… Hãy tìm hiểu thật kỹ và thay thế dây mới nếu như có trục trặc bạn nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đã kiểm tra tất cả những lỗi trên mà vẫn không thể khắc phục được tình trạng máy in không thể in được thì có thể máy in của bạn đã bị lỗi card formatter hoặc cháy nguồn. Bạn không nên cố gắng tự ý khắc phục nếu không am hiểu chuyên môn kỹ thuật mà hãy nhờ đến trung tâm sửa chữa máy in bạn nhé!

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng máy in không in được. Hi vọng bạn có thể khắc phục tình trạng này cho máy in của mình một cách đơn giản nhất. Chúc các bạn thành công!

Nếu tình trạng máy in của bạn phức tạp hơn và bạn không thể tự khắc phục được. Bạn có thể liên hệ với công ty cho thuê máy photocopy uy tín – một địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ về thiết bị điện máy chính hãng trên toàn quốc. Hãy liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất để chiếc máy in  của bạn được sửa chữa nhanh nhất nhé! Rất hân hạnh được tiếp đón quý khách!

Xem thêm: Hướng dẫn cách kết nối máy in thông qua mạng LAN đơn giản

Đối với người dùng văn phòng, máy in giống như một người bạn đáng tin cậy luôn hỗ trợ họ trong quá trình làm việc. Nó hoạt động rất tốt cho đến khi, máy in không thể in hoặc gửi thông báo lỗi trên máy tính của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn 8 cách sửa lỗi máy in không in được phổ biến nhất hiện nay.

Hãy thử khởi động lại máy in và máy tính

Một trong những cách sửa lỗi máy in không in được đơn giản nhất đó chính là hãy thử khởi động lại cả 2 thiết bị máy tính và máy in của bạn. Cách thực hiện này không mất quá nhiều thời gian nhưng đôi khi lại mang đến kết quả ngoài mong đợi, tội gì mà bạn không thử.

Kiểm tra lại dây cáp kết nối

Sau một thời gian dài sử dụng, rất có thể dây cáp kết nối thiết bị của bạn đã bị hư hại hoặc bị gãy đứt do các tác động vật lý, vật nuôi cắn v.v. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng các thiết bị dây nối vẫn đang ở trong trạng thái hoàn hảo nhất.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra là bạn hãy thử sử dụng một sợi dây cáp tương tự để kết nối máy in với máy tính. Nếu nó vẫn hoạt động tốt thì chắc chắn sợi dây cáp cũ bạn đang dùng có vấn đề.

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng mình nhận thấy có rất nhiều người mắc phải lỗi này. Khi bạn chưa kết nối nguồn điện hay bật nguồn máy in thì chắc chắn thiết bị sẽ không thể nào in được. Do đó, bạn hãy thử kiểm tra xem mình có rơi vào trường hợp này hay không nhé.

Đảm bảo máy in của bạn không bị kẹt giấy

Sự cố lỗi máy in không nhận lệnh in rất có thể xuất phát từ việc máy in của bạn đang bị kẹt giấy. Cách xử lý tình huống này cũng không quá phức tạp, đơn giản là bạn chỉ cần lấy hết những tờ giấy bị kẹt ra, sẵn tiện tay dọn dẹp luôn những mảnh vụn giấy nhỏ để nó không cản trở hoạt động máy in về sau.

Cập nhật lại Driver cho máy in

Nếu như bạn sử dụng một thiết bị máy in đời cũ hoặc đã lâu chưa cập nhật Driver cho máy in của mình thì điều này cũng có thể khiến cho bạn gặp lỗi máy in không in được.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần update driver mới cho máy in của mình là có thể khắc phục được lỗi. Chi tiết như các hướng dẫn ở các bài viết sau:

Khởi động trình sửa lỗi Troubleshoot

Bước 1: Trên máy tính của bạn, hãy mở Menu Start và nhập từ khóa Control Panel rồi click vào kết quả tìm kiếm chính xác nhất.

Bước 2: Cửa sổ Control Panel xuất hiện, trong mục Hardware and Sound, bạn click vào View devices and printers.

Bước 3: Xác định thiết bị máy in bạn đang muốn sửa lỗi > Nhấn chuột phải vào nó > Chọn Troubleshoot.

Bước 4: Máy tính sẽ tự động chạy quy trình kiểm tra và sửa lỗi tự động.

Bước 5: Sau khi hoàn tất, bạn nhấn tiếp vào dòng Apply this fix.

Bước 6: Cho đến khi bạn nhìn thấy 1 dấu tick màu xanh nằm ở góc bên phải cửa sổ thì quá trình sửa lỗi máy in không nhận lệnh in bằng Troubleshoot đã được hoàn tất.

Khởi động lại tiến trình Print Spooler

Bước 1: Bạn hãy khởi động cửa sổ Run bằng tổ hợp phím tắt Windows + R.

Bước 2: Nhập từ khóa services.msc vào ô tìm kiếm và nhấn Enter.

Bước 3: Tại mục Print Spooler, bạn hãy nhấn chuột phải và chọn Restart.

Do máy tính bị lỗi IP

Bước 1: Từ màn hình Desktop của bạn, bạn hãy nhấp chuột phải vào biểu tượng Mạng (nằm ở góc dưới bên tay phải) > Chọn Open Network & Internet settings.

Bước 2: Khi cửa sổ Network and Sharing Center được hiển thị. Tại bảng điều khiển bên phải, bạn hãy chọn mục Change Adapter adapter options để bắt đầu truy cập vào Network Connections.

Bước 3: Tại biểu tượng Wi-Fi hoặc Ethernet, bạn hãy nhấp chuột phải và chọn Properties.

Bước 4: Bạn tìm kiếm mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) và click đúp chuột vào đó để mở nó lên.

Bước 5: Bên trong thẻ General, bạn hãy đánh dấu vào mục Obtain an IP address automatically của cả 2 mục như trong hình bên dưới để cài đặt IP tự động và nhấn nút OK ở bên dưới.

Bài viết trên đây đã vừa hướng dẫn cho bạn những cách sửa lỗi máy in không in được thường gặp nhất hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Chúc bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

5 đánh giá 5 (1 Vote)