Cai nghiện nhị xuân bao lâu

Cai nghiện nhị xuân bao lâu
Ông Tạ An Hữu (Công an xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM) gợi ý gia đình bà Y. chi 60 triệu đồng để “giải cứu” người nhà khỏi cơ sở xã hội Nhị Xuân - Ảnh cắt từ clip H.L. - Đ.P.

Bà N.T.N.Y. (57 tuổi, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Q.Bình Tân, nay chuyển qua tạm trú tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh) cho biết tối 11-7, anh T.T.Đ. (37 tuổi, con của bà) đi nhậu với bạn tại xã Vĩnh Lộc B.

Đến khoảng 22h30, gia đình bà nhận được điện thoại từ một công an khu vực nơi bà từng đăng ký tạm trú thông báo: “Con cô chú bị Công an xã Vĩnh Lộc B bắt vì tụ tập chơi ma túy đá”.

Muốn “giải cứu” phải chi 60 triệu đồng

Khoảng 8h ngày 12-7, bà Y. mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (CMND) hớt hải chạy lên trụ sở Công an xã Vĩnh Lộc B hỏi thủ tục xin bảo lãnh cho con về. Tại đây, một công an viên nói với bà Y: “Không cần xuất trình giấy tờ, để công an tự đi xác minh”.

Sau đó, bà Y. xin mang cơm vào thăm con. “Lúc lên phía trên lầu tôi thấy chỉ mình con tôi bị nhốt, những người nhậu cùng đêm trước đều được gia đình bảo lãnh về hết. Tôi hỏi mấy anh công an tại sao tôi mang đủ các loại giấy tờ tùy thân của con nhưng xin bảo lãnh không được thì họ trả lời phải chờ đi xác minh”.

Chiều tối 12-7, bà Y. tiếp tục mua cơm đưa đến cho con ăn thì được thông báo công an xã đã lập hồ sơ đưa anh Đ. vào cơ sở xã hội Nhị Xuân (Hóc Môn) cai nghiện.

Lúc này ông Tạ An Hữu (25 tuổi, quê huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đang công tác tại tổ hình sự Công an xã Vĩnh Lộc B) có mặt tại trụ sở nói: “Ở đây làm hồ sơ rồi, cô không lãnh về được đâu”.

Rồi ông này khoát tay nói bà Y. đi xuống phía dưới tầng trệt trao đổi số điện thoại và hứa: “Cháu sẽ lo cho cô”.

Tối cùng ngày, ông Hữu gọi cho bà Y. đặt vấn đề: “Cô có muốn lo cho nó ra không”. Bà Y. hỏi lại lo như thế nào thì ông này giải thích: “Nếu muốn lo cho nó ra thì tôi sẽ nhờ mấy anh em nhưng phải tốn chi phí”.

Bà Y. hỏi chi phí lo lót hết bao nhiêu, ông này khẳng định chắc nịch: “Khoảng 6 chục (60 triệu đồng), gia đình đưa trước cho cháu 30 triệu đồng để lo, xong việc đưa nốt 30 triệu đồng”.

Cai nghiện nhị xuân bao lâu
Ông Tạ An Hữu gợi ý gia đình bà Y. chi 60 triệu đồng để “giải cứu” người nhà khỏi cơ sở xã hội Nhị Xuân. Sau khi gặp gỡ gia đình bà Y., ông Hữu vào lại trụ sở Công an xã Vĩnh Lộc B (Bình Chánh) tiếp tục làm việc - Ảnh cắt từ clip HL - Đ.P.

“Chỉ ăn được 2-3 triệu đồng”!?

Sáng 25-7, gia đình bà Y. hẹn gặp ông Tạ An Hữu tại một quán cà phê trên đường Lại Hùng Cường (thuộc ấp 6A, xã Vĩnh Lộc B), cách trụ sở công an xã khoảng 200m. Vừa gặp, ông Hữu nói ngay: “Thằng này chơi ma túy lâu rồi chứ không phải mới, cho nó vào vài tháng để tịnh tâm, tu dưỡng”.

Thấy gia đình bà Y. lo lắng cho sức khỏe của con, ông này nói như dọa: “Ở trong đó ngặt nỗi nhốt chung với xì ke, sida, HIV... nhiều lắm”.

Ông này lý giải quy trình xử lý đối với con bà Y. là sau khi được chuyển vào cơ sở cai nghiện khoảng 2 tháng sẽ được đưa ra tòa xét xử. Tòa sẽ có giấy triệu tập cha mẹ lên theo dõi, xử thêm 22 tháng nữa, tổng cộng 24 tháng.

“Ở Nhị Xuân chỉ cắt cơn giải độc thôi, sau đó chuyển qua một nơi khác. Trong thời gian ở lại Nhị Xuân nếu xác nhận được tình trạng cư trú rõ ràng họ sẽ hủy quyết định và cho về”.

Bà Y. hỏi trong trường hợp gia đình không lo đủ tiền để “giải cứu”, liệu con bà có được ở lại Nhị Xuân không? Ông Hữu khẳng định: “Không, phải đưa đi sao ở lại được. Một ngày dồn vô biết bao nhiêu người ở lại sao đủ chỗ”.

Ông này giải thích thêm: “Trường hợp của con cô không phải cai nghiện tự nguyện mà bị công an bắt có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện. Bây giờ muốn đưa ra phải có chủ tịch và phó trưởng công an xã ký hủy quyết định”.

Ông Tạ An Hữu viện lý do nếu hồ sơ còn ở công an xã thì làm rất nhanh. Tuy nhiên, nay lên tới phòng LĐ-TB&XH huyện nên phải làm từng bước rất lâu.

“Gia đình về chuẩn bị một cái đơn yêu cầu xác minh, photo hộ khẩu, kèm theo 2 bản CMND và 2 tấm ảnh 3x4 người bị bắt. Cái này giờ phải lên trên đó (phòng LĐ-TB&XH huyện) rút về xác minh theo đơn và đề xuất tầm một tháng đổ lại là xong”.

Bà Y. hỏi lại có chắc “giải cứu” được không? Anh này chắc nịch: “Tôi nói làm là chắc chắn 100% vì có làm một số trường hợp rồi”.

Vợ chồng bà Y. than số tiền quá lớn xin bớt chút đỉnh, ông Hữu nói: “Cái này tôi nhờ người giúp gia đình chứ ăn được bao nhiêu đâu, có 2-3 triệu bạc tiền cà phê cà pháo”.

Lo sợ tiền mất tật mang, bà Y. cần xác nhận từ ông Hữu cho chắc ăn thì anh này nói: “Người ta đã nhận giúp thì gia đình phải tin tưởng, còn không tin hỏi anh em trong công an xã có biết Hữu công an hình sự không thì rõ ngay”.

Cuối buổi gặp mặt, ông Tạ An Hữu dặn dò gia đình bà Y.: “Hợp đồng một tháng là đem ra. Ngày đó tôi điện thoại báo gia đình đi taxi cùng cán bộ tới cơ sở cai nghiện rước về. Sau đó, gia đình vào UBND xã ký bảo lãnh, đóng phạt hành chính 1,5 triệu đồng và trả thêm 700.000 đồng tiền taxi cho cán bộ đi rước người là xong”.

“Cả hai đều là một”

Ông Tạ An Hữu tốt nghiệp Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân 2 (TP.HCM) năm 2016. Tháng 6-2016, ông này thực tập tại Công an H.Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) và đến cuối năm thì nhận quyết định về công tác tại Công an xã Vĩnh Lộc B.

Theo điều tra của Tuổi Trẻ, ngoài việc bị ông Hữu ra giá chung tiền, gia đình bà Y. còn được ông Phúc (công an khu vực xã Vĩnh Lộc B) gợi ý chi 50 triệu đồng để “giải cứu” người ra khỏi cơ sở cai nghiện.

Ngày 24-7, bà Y. gọi ông Phúc xin bớt chút đỉnh vì con bà không quậy phá, nghiện hút thì ông này nói: “Nếu nó quậy phá thì tôi không có giúp, trường hợp này mình du di được”.

Bà Y. hỏi chốt lại giá tiền “giải cứu”, ông này nói thẳng: “5 chục (50 triệu đồng) đó cô, người ta báo sao tôi báo lại vậy chứ không bớt được đâu”.

Ngày 25-7, bà Y. gọi lại hỏi ông Phúc có quen biết với ông Tạ An Hữu hay không? Ông này khẳng định: “Tụi tôi làm chung mà, cả hai đều là một nên cô làm ai cũng được cả”.

Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM):

“Không thuộc đối tượng bị đưa vào cơ sở xã hội”

Căn cứ quy định tại điều 103, 104 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; điều 8 nghị định số 221/2013/NĐ-CP, khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, cá nhân hoặc tổ chức báo công an cấp xã (phường) lập biên bản, tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Sau khi hoàn thành lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ và họ có quyền đọc, ghi chép các nội dung cần thiết thể hiện trong hồ sơ trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày nhận thông báo).

Trong trường hợp nêu trên, tôi cho rằng ông Đ. không thuộc trường hợp bị đưa vào cơ sở xã hội, cũng không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.

Riêng hành vi của công an xã gợi ý “chi” 50-60 triệu đồng để “giải cứu” người tùy theo hành vi và mức độ cụ thể có thể tiến hành xử lý hình sự (hoặc hành chính) theo quy định các tội phạm về tham nhũng, cụ thể là tội nhận hối lộ.

HOÀNG LỘC - ĐỨC PHÚ

Thời gian đi cai nghiện tập trung là bao lâu?

Gia đình em có người thân bị bắt chơi ma tuý lần đầu tại một quán bar ở sài gòn hiện giờ đang ở trại cai nghiện tập trung ở Nhị Xuân.... Vậy gia đình có thể bão lảnh ra được không ạh còn không thì thời gian đi là bao lâu ah.... Còn nếu như không có sổ hộ khẩu không chứng minh được nơi cư trú ổn định thì sao ạh 

Mục lục bài viết

  • 1. Đi cai nghiện có phải chờ Tòa án xét xử không ?
  • 2. Hướng dẫn thủ tục đưa chồng đi cai nghiện tự nguyện ?
  • 3. Cai nghiện bắt buộc áp dụng đối với những trường hợp nào ?
  • 4. Trường hợp bị đưa đi cai nghiện bắt buộc ?
  • 5. Đêm truy bắt náo loạn hơn 100 học viên cai nghiện trốn trại

1. Đi cai nghiện có phải chờ Tòa án xét xử không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chồng em bị nghiện ma tuý đá. Sau một thời gian khuyên ngăn thì chồng em quyết định lên Phường đi cai nghiện theo diện tự nguyện, gia đình đồng ý và hiện tại chồng em đang ở trung tâm. Em muốn hỏi là đi cai nghiện tự nguyện sao phải chờ toà xét xử, và nếu toà xét xử thì chồng em sẽ đi mấy năm ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Hiện nay tồn tại hai hình thức cai nghiện đó là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc (áp dụng với đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định). Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trường hợp cai nghiện bắt buộc và Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về cai nghiện tự nguyện.

Khoản 2-Điều 105, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc thuộc về Tòa án nhân dân cấp Huyện. Thời hạn áp dụng biện pháp này theo Khoản 2-Điều 95 là từ 12 tháng đến 24 tháng.

Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng quy định thẩm quyền quyết định xem xét cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng sẽ thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú.

Như vậy, có thể thấy rằng UBND xã nơi bạn cư trú đã làm sai thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Hướng dẫn thủ tục đưa chồng đi cai nghiện tự nguyện ?

Thưa luật sư, em có câu hỏi mong muốn luật sư tư vấn giúp. Nay gia đình muốn đưa chồng em đi cai nghiện lần nữa. Chồng em nghiện ma túy đi cai tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Đức từ năm 2006 đến 2008. Mong công ty tư vấn giúp gia đình là trường hợp của chồng em thì được đi bao nhiêu lâu ạ?

Xin chân thành cảm ơn quý Luật sư.

Cai nghiện nhị xuân bao lâu

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới công ty Luật Minh Khuê chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ vàoĐiều 25Luật phòng và chống ma túy quy định: "Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý".

Trong trường hợp này, chồng bạn thuộc đối tượng cai nghiện tự nguyện, đã cai nghiện một lần nhưng không thành, nay lại muốn đi cai nghiện tiếp. Pháp luật không quy định số lần cai nghiện, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người nghiện ma túy để họ hòa nhập với cộng đồng và cai nghiện thành công. Bên cạnh đó, chồng chị phải tuân thủ một số quy định như chịu sự quản lý nghiêm ngặt của cơ sở cai nghiện; lao động, học tập, chữa bệnh theo quy định của trung tâm cai nghiện...để đạt hiệu quả trong quá trình cai nghiện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty của chúng tôi. Chúc bạn thành công!

3. Cai nghiện bắt buộc áp dụng đối với những trường hợp nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cậu tôi nghiện ma túy rất nhiều năm đã cai nghiện 1 lần nhưng vẫn tái nghiện. Để có tiền hút thuốc phiện đã trộm tiền và lừa gạt rất nhiều người. Tất cả mọi người đã nhất trí phải bắt buộc đi cai nghiện do cậu tôi không thừa nhận mình nghiện.

Em tôi đã hỏi công an xã và được cho biết là điều kiện cai nghiện bắt buộc là: phải có chứng cứ chứng minh cậu tôi nghiện thì công an mới giải quyết. Xin hỏi luật sư gia đình tôi phải giải quyết vấn đề đúng luật pháp nhất ?

Xin chân thành cám ơn.

Luật sư trả lời:

Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

3. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Có thể thấy, việc người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chắc chắn là phải có căn cứ chứng minh rằng người đó bị nghiện, bởi người bị nghiện có thể có những người bị áp dụng biện pháp này nhưng nếu người không bị nghiện thì không thể áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

4. Trường hợp bị đưa đi cai nghiện bắt buộc ?

Kính gửi luật sư Minh Khuê. Xin cho tôi hỏi trong 1 lần đi chơi bạn gái, tôi chơi thuốc lắc và bị công an bắt. Khi kiểm tra thì có dính chất ma tuý tổng hợp. Hiện bên công an đang hoàn thiện bổ sung hồ sơ còn bạn gái tôi công an đã đưa lên trại cải tạo thanh thiếu niên. Đây là trường hợp đầu tiên của bạn gái tôi vi phạm, bạn gái tôi có hộ khẩu thường trú, có nơi sinh sống cụ thể.

Xin luật sư cho hỏi bạn gái tôi có bị đưa đi cai nghiện không và thời gian là bao nhiêu lâu ?

Xin cảm ơn!

Cai nghiện nhị xuân bao lâu

Luật sư tư vấn luật hình sự về cai nghiện, gọi : 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì:

"Điều 28:

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."

Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định như sau:

"Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

->Theo đó, bạn gái bạn mới dùng thuốc lắc lần đầu, chưa biết là có nghiện ma túy hay không, hơn nữa, bạn gái bạn mới đưa vào cơ sở cải tạo, nếu cô ấy vẫn nghiện thì mới bị buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, tại thời điểm này, bạn gái bạn chưa bị bắt buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trừ trường hợp bạn gái bạn làm đơn tự nguyện đi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Đêm truy bắt náo loạn hơn 100 học viên cai nghiện trốn trại

Còi hú inh ỏi, xe tuần tra rầm rập cùng những tiếng hô hào quần chúng đuổi bắt hơn 100 học viên trốn trại của lực lượng chức năng đêm 22/2 khiến khu vực xung quanh trung tâm cai nghiện trở nên hỗn độn.

Theo chị Nguyễn Thị Ngân, sống gần trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2 (huyện Củ Chi, TP HCM), đó là đêm thức trắng của người dân tại khu vực này. Có hàng trăm người đã tham gia truy đuổi những học viên bỏ trốn trên khắp các ngã đường. Xe công vụ hụ còi inh ỏi, tiếng người la hét, hô hào lùng sục... khiến cả khu vực xung quanh trung tâm trở nên náo loạn.

“Qua ánh đèn yếu ớt, tôi thấy những bóng người thấp thoáng trong khu rừng cao su tối. Tại những hộ xung quanh đây, công an vào từng nhà, kiểm tra mọi ngõ ngách để tìm cho được người bỏ trốn”, chị này nói.

Cận cảnh hành trình trốn chạy của các học viên cai nghiện:

Hành trình trốn chạy của các học viên cai nghiện

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Còn theo ông Hùng, nhân viên bảo vệ của công ty mây tre lá bên cạnh trung tâm, ông là một trong những người tham gia vây bắt với lực lượng chức năng. Vào thời điểm diễn ra cuộc bỏ trốn, ông chứng kiến hàng chục học viên nhảy khỏi bờ rào trung tâm rồi đi vào khuôn viên công ty. Trên tay họ lăm lăm bóng đèn tuýp, gậy gộc, sẵn sàng chống lại những người có ý định ngăn cản nên ông không dám manh động. Chỉ đến khi lực lượng chức năng xuất hiện, ông mới có đủ can đảm hỗ trợ một tay.

Cũng theo người bảo vệ này, nhóm khác sau khi thoát khỏi trung tâm đã lủi vào những cánh rừng cao su xung quanh để chờ thời cơ. Vài học viên lại chui tọt vào trường THCS Phạm Văn Cội cách đó không xa để ẩn mình nghe ngóng tình hình. Tuy nhiên, tất cả những người này sau đó đều bị bắt lại vì không thể qua khỏi chốt chặn của lực lượng chức năng.

Càng về sáng, số học viên bị gom lại càng cao vì cơ quan chức năng nhận được sự phối hợp, trợ giúp tích cực của người dân địa phương. Đa phần, họ bắt giữ được những học viên do không biết đường sá, cộng với trời tối đen như mực nên đã đi loanh quanh hỏi đường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những gia đình do thương cảm với tình cảnh lúc đó của các học viên nên đã cho họ tá túc, lẩn trốn cuộc truy đuổi ráo riết đang diễn ra ở bên ngoài.

Anh Bảo, làm nghề thợ hồ, nhà ở gần trung tâm kể lại, khoảng 3h sáng ngày 23/2 anh nghe có tiếng chó sủa dồn, sau đó có khoảng 8 thanh niên xông vào nhà anh và nhà bên cạnh. Gặp anh, họ thú nhận vừa trốn khỏi trung tâm, đang rất đói và lạnh. Qua vài câu hỏi, anh biết họ là những thanh thiếu niên ở Vũng Tàu và các quận huyện thuộc TP HCM được đưa đến trung tâm này cai nghiện.

“Khi những người này van xin được giúp đỡ, thấy hoàn cảnh tội nghiệp nên tôi đã nấu cơm cho họ ăn, cho họ quần áo cũ để mặc rồi giúp họ gọi điện thoại cho người thân. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, do một số phụ huynh của nhóm học viên này không đồng ý để con em mình bỏ trốn đã gọi điện báo công an. Lần theo số điện thoại của tôi, các anh công an đã tìm đến bắt giữ họ”, anh Bảo trình bày.

Trao đổi với VnExpress.net, một cán bộ của Sở Thương Binh Lao Động và Xã Hội cho biết, toàn bộ 112 học viên bỏ trốn (thống kê ban đầu là 103) đều có thời gian vào trung tâm từ 2 tháng đến 1 năm, có trường hợp đã ở đây được 17 tháng. Những người này đều đã cắt được cơn nghiện và chỉ bỏ trốn do sự kích động từ một số học viên có tư tưởng lệch lạc.

Hiện mọi sinh hoạt của trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2 đã trở lại bình thường. Cơ quan chức năng cũng liên hệ với chính quyền địa phương của những học viên trốn trường để yêu cầu hỗ trợ, truy bắt lại.

Cũng theo vị cán bộ này, những học viên bỏ trốn sẽ được di lý về trại Bố Lá (Bình Dương) để tiếp tục giáo dục, đồng thời sàng lọc theo từng mức độ vi phạm để xử lý theo quy định. Hình thức kỷ luật có thể sẽ là tăng thời gian cai nghiện đối với những học viên cầm đầu trong vụ bỏ trốn hoặc nếu cần thiết sẽ khởi tố vụ án. Còn đối với các học viên bị lôi kéo sau khi hết hạn cai nghiện về địa phương vẫn sẽ bị quản thúc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Tính đến hết ngày 24/2, cơ quan chức năng đã bắt được hơn 50 người tham gia cuộc đào tẩu khỏi trung tâm giáo. Trong đó, một số học viên chính thức được gia đình mang lên giao nộp vì không chấp nhận hành vi vi phạm của con em mình.

Trước đó, tối ngày 22/3, biết trung tâm có cuộc giao lưu văn hóa, mọi người sẽ tập trung tại hội trường nên một số học viên đã gây náo loạn, kích động người khác phá cửa để cùng nhau trốn ra ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều học viên có quá trình học tập tốt đã “từ chối” sự lôi kéo này, chốt cửa phòng của mình vì sợ họ có hành vi tiêu cực.

Mặc dù vậy, 112 học viên đã chống lại sự phản ứng yếu ớt của lực lượng bảo vệ trung tâm, đào tẩu thành công. Để vượt qua bờ tường cao gần 5 mét, chằng chịt kẽm gai, họ dùng “kỹ thuật” bắc thang người leo lên. Sau đó, người ở trên sẽ dùng quần áo, mùng mền đè lên dây kẽm gai rồi bện thành dây thả xuống cho người khác.

Vừa thoát khỏi khuôn viên trung tâm, toán học viên này túa ra nhiều hướng tìm đường thoát thân. Trong đó, một số người nhắm hướng những cánh rừng cao su tối thăm thẳm hoặc ẩn mình trong những bụi cây rậm rạp, số khác cứ cắm đầu chạy ra các con lộ lớn để tìm đường đón xe về nhà.

Cơ quan chức năng đã huy động hàng trăm người cô lập hiện trường, chia nhỏ lực lượng, lập thành các chốt chặn, vành đai nhiều tầng ở những hướng ra vào của trung tâm bằng đường bộ cũng như đường thủy.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)