Tìm data khách hàng ở đâu

Làm thế nào mà nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút được khách hàng mua sắm? Làm thế nào mà họ hiểu rõ được khách hàng muốn gì và cần gì? Đó là nhờ vào việc họ đã nghiên cứu và tìm kiếm data khách hàng chính xác. Data càng lớn thì thông tin hữu ích về khách hàng càng chính xác. Ở bài viết này, Blog GoSELL sẽ cùng bạn tìm hiểu một số phương pháp giúp doanh nghiệp lấy được data của khách hàng một cách dễ dàng nhất

Làm cách nào để có được data khách hàng?

Để có thể khai được được data (hay còn gọi là thông tin) của khách hàng, đa số các doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ online để tìm kiếm thông tin đó. Trải đều từ các website, biểu mẫu thu thập thông tin, bài đăng quảng cáo, các công cụ khai thác khác. Dưới đây là một số nền tảng nơi mà hầu hết các doanh nghiệp đang khai thác thông tin khách hàng:

  • Google – Nền tảng tìm kiếm lớn nhất thế giới.
  • Facebook – Mạng xã hội có thị phần lớn nhất.
  • Youtube – Nền tảng phát video trực tuyến.
  • Twitter – Mạng xã hội nhiều người sử dụng nhất ở Mỹ.
  • Instagram – Mạng xã hội hình ảnh nổi tiếng nhất thế giới.
  • Gmail – Nền tảng gửi thư điện tử phổ biến nhất thuộc nhà Google.
  • Và một số nền tảng khác như: Blog cá nhân, website bán hàng, sàn thương mại điện tử.

Tìm data khách hàng ở đâu

Tuy nhiên, đây chỉ là những nền tảng nơi được cho là có lượng khách hàng truy cập lớn và thường xuyên. Nhưng để khai thác được tốt nhất dữ liệu khách hàng tiềm năng ở đây, buộc bạn phải có sự chuẩn bị, xây dựng được kịch bản khai thác tốt nhất. Blog GoSELL gợi ý cho bạn một dạng kịch bản khai thác data khá cơ bản dưới đây:

Bước 1: Xây dựng nội dung, thông tin chiến dịch khai thác. Ví dụ “Chiến dịch” quảng cáo giảm 50% giá trị đơn hàng khi mua sắm tại cửa hàng Nike. Để được áp dụng, khách hàng phải đăng ký để lại thông tin để nhận mã giảm giá. Đây là một trong số nhiều kịch bản hiệu quả nhất nhằm thu về data. Một số hướng đi khác như:

  • Để lại số điện thoại để được tư vấn.
  • Để lại email để nhận thông báo ưu đãi.
  • Đăng ký thông tin để lưu điểm thành viên.

Lưu ý: Kịch bản lấy data phải xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu, làm rõ ra đâu là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký thông tin của họ, các ưu đãi có đủ sức hấp dẫn hay không?

Bước 2: Thiết lập, tạo phương tiện để thu về data. Các phương tiện này có thể là: Biểu mẫu Google Form, biểu mẫu Facebook Ads, biểu mẫu Youtube Ads, biểu mẫu Google Ads, biểu mẫu tự custom, ghi nhận data qua email, ghi nhận số điện thoại qua record, phần mềm quản lý bán hàng, thu data bằng landing page… Công cụ càng có giao diện và tính năng hiện đại, cũng như xây dựng được nội dung thu hút thì sẽ càng tăng tỉ lệ khách hàng để lại thông tin. Trong số đó phương pháp lọc và thu hút data bằng landing page bán hàng gần như được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua các bài viết tham khảo dưới đây về công cụ này:

Tham khảo:
Cách viết landing page bán hàng chuẩn SEO cho doanh nghiệp

Tăng chuyển đổi với mẫu Landing Page chuẩn SEO

3 mẫu Landing page phổ biến giúp gia tăng hiệu quả bán hàng

Bước 3: Tiến hành chạy quảng cáo các chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng tiềm năng để lại thông tin.

Bước 4: Sàng lọc thông tin, chọn lọc và liên hệ những khách hàng có data phù hợp.

Bước 5: Sau khi đã chuyển đổi tệp data đó thành khách hàng. Những data chưa chuyển đổi thành khách hàng, bạn có thể lưu trữ lại để tận dụng cho những chiến dịch remarketing, mua hàng lần sau.

Như vậy, đầu tiên bạn đã xác định rõ được mục tiêu chiến dịch thu data của khách hàng cũng như xây dựng được kịch bản rõ ràng. Bước tiếp theo Blog GoSELL sẽ gợi ý đến bạn các cách mà nhiều doanh nghiệp lớn thu về data một cách hiệu quả nhất. Thông qua những cách này, bạn có thể tự cân nhắc nguồn lực và mục đích của mình để học hỏi và triển khai cho doanh nghiệp của mình.

Cách 1: Kêu gọi để lại email khi khách hàng ghé thăm website của bạn

Xây dựng được một website với nội dung chỉn chu và bài bản không phải là chuyện dễ dàng. Để website của bạn đủ sức hấp dẫn để khách hàng có thể kêu gọi những vị khách ghé thăm và để lại thông tin lại là chuyện khó nhằn hơn. Hãy thiết kế bố cục website, tập trung phát triển hình ảnh sản phẩm, biên tập những nội dung hữu ích nhất cho tệp khách hàng tiềm năng thông qua trang blog để giữ chân họ ở lại website lâu hơn.

Một khi website của bạn đứng trên top tìm kiếm của Google hoặc đạt được lượng traffic ổn định. Lúc này việc cần làm tiếp theo đó là thiết kế website có thêm chức năng đăng ký thông tin email, để những khách hàng thực sự quan tâm sẽ để lại thông tin email tại website.

  • Ưu điểm: Thu thập đúng data của khách hàng tiềm năng, đúng đối tượng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ trên website. Tệp khách này có tỷ lệ chuyển đổi cao.
  • Nhược điểm: Vì chỉ phụ thuộc vào nền tảng website nên số lượng khách hàng đăng ký sẽ không nhiều như các nền tảng khác.

Tìm data khách hàng ở đâu

Ở cách thu thập data này, bạn phải thật sự đầu tư vào phần nội dung, hình ảnh và bố cục của website dù cho đó là website bán hàng hay website blog đơn giản. Có 2 cách để bạn có thể thiết kế một website hoàn chỉnh đó là: tự tạo và thiết lập website thông qua nền tảng thứ 3 (WordPress, GoDaddy, Wix.com…) hoặc thiết kế website thông qua các nền tảng quản lý bán hàng.

Để tìm hiểu về việc thiết kế website thông qua nền tảng quản lý bán hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây:

Có thể bạn sẽ quan tâm: Thiết kế website thương mại điện tử chuẩn SEO với GoSELL

Cách 2: Gửi yêu cầu khách hàng để lại data khi xem bài viết

Khi khách hàng xem các bài viết trên website của bạn hoặc bất cứ nền tảng nào, bạn có thể yêu cầu họ để lại các thông tin khi khi họ có nhu cầu theo dõi, đọc thêm các bài viết tương tự hoặc muốn tải bài viết về (thường là các báo, ebook…). Bạn cũng có thể gửi tặng họ các đầu báo cập nhật thường xuyên, các thông tin hướng dẫn thêm đối với website bán hàng, bên cạnh việc giao tiếp với họ qua email, bạn cũng có thể tương tác với tệp khách hàng này thông qua forum, mạng xã hội.

Tìm data khách hàng ở đâu

Tương tự như những cách được đề cập trước đó, một trang popup về ưu đãi hoặc về các chương trình ưu đãi hoặc một sự kiện sắp diễn ra trên website. Các pop-up sẽ hiển thị trực tiếp và “đập” thẳng vào mắt của bất ký ai ghé thăm website của bạn, nhằm giúp người dùng dễ bị hấp dẫn và nhanh chóng để lại thông tin hơn.

Tìm data khách hàng ở đâu

Tuy nhiên, nếu không biết cách sắp xếp thời gian cũng như chưa có một lượng khách hàng nhất định ghé vào website của bạn, thì hình thức thu hút data bằng pop-up có thể không đạt hiệu quả như mong muốn. Không những thế, việc hiển thị pop-up tràn lan, không khoa học, có thể gây phiền toái đến khách hàng, thậm chí ảnh hưởng đến việc lướt xem website của họ. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn sử dụng cách thu thập data bằng popup chỉ khi website của bạn thật sự có traffic (lượng truy cập) lớn, chương trình ưu đãi đủ hấp dẫn, lên lịch và sắp xếp thời gian phân bổ hiển thị pop-up hợp lý, thiết kế banner pop-up trực quan… cùng nhiều yếu tố khác.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của chương trình giảm giá nhằm thúc đẩy mua hàng

Cách 4: Xây dựng các chiến dịch SMM hoặc tổ chức event 

Thay vì chỉ phân bổ nội dung thu thập data trên các công cụ online. Bạn hoàn toàn có thể tổ chức các chiến dịch gửi quà tặng, hoặc tổ chức các cuộc thi online/offline trên các forum lớn hay các trang mạng xã hội. Bạn phải đầu tư ngân sách cho việc trao giải thưởng thực sự hấp dẫn, sau đó tạo ra chiến dịch kêu gọi vote bằng việc đăng ký thông tin để vote cho các bài thi. Nếu quy trình vote được tối giản, không tốn phí và thí sinh có các bài thi hấp dẫn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ cực kỳ cao.

Tìm data khách hàng ở đâu

Còn về việc tổ chức sự kiện. Lấy ví dụ như bạn muốn thu thập 500 data khách hàng tiềm năng thì bạn có thể tổ chức dạng sự kiện như sau: Sự kiện với nội dung hấp dẫn, số lượng khách mời là 100 người (tối thiểu), để được tặng quà và gửi các ưu đãi định kỳ thì các khách hàng buộc phải để lại thông tin và chia sẻ thông tin đó với 5 người bạn (mỗi người cũng sẽ phải để lại thông tin thì hệ thống mới ghi nhận). Như vậy, dự kiến nếu bạn thu thập được đủ 100 data khách hàng ban đầu, vậy con số sẽ tăng lên xấp xỉ là 500 data khách hàng mới.

Lưu ý: 500 data khách hàng mới này hoàn toàn là data sơ cấp, tức là data chưa có tỉ lệ chuyển đổi cao. Để tận dụng hết số lượng data này, bạn hãy cố gắng liên hệ, chăm sóc tệp khách hàng thường xuyên, luôn gửi các ưu đãi, gọi mời mua sắm…

Cách 5: Lưu trữ data từ những khách hàng đã mua sắm

Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều xây dựng một hệ thống CRM cho riêng mình. Hệ thống này không chỉ giúp họ quản lý được một tệp khách hàng hàng, xây dựng nhóm khách hàng trung thành mà còn giúp họ lưu trữ được tất cả các thông tin khách hàng đã mua sắm. Việc lưu trữ thông tin khách đã mua hàng thường phụ thuộc vào các chương trình tích điểm, tích lũy hạng thành viên. Với mỗi khách hàng đã mua, cần phải để lại thông tin để được tích điểm thưởng, giảm giá… Ưu điểm của cách này đó là 100% và gần như hầu hết khách hàng nào cũng sẽ vui vẻ để lại thông tin để được mua hàng với nhiều ưu đãi hơn về lâu dài.

Tìm data khách hàng ở đâu

Tham khảo: Quản lý khách hàng bằng CRM giúp ích gì trong bán hàng online

Thông tin (data) khách hàng tiềm năng là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phân tích đo lường được hành vi tiêu dùng của họ. Không những thế, data khách hàng cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp mọi chiến dịch marketing thành công rực rỡ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy tìm hiểu và triển khai hình thức này càng sớm càng tốt để thu về lượng data tiềm năng nhé!