Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng

Nhập khẩu máy tính xách tay bao gồm những thủ tục nào? Mã HS và thuế suất nhập khẩu máy tính xách tay như thế nào? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Theo quy định hiện hành, máy tính xách tay không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Tuy nhiên, máy tính xách tay đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra, xác nhận; và thông báo rõ tình trạng sản phẩm cho Mison Trans để tránh những rủi ro trong quá trình nhập khẩu máy tính xách tay vào Việt Nam.

Máy tính xách tay là sản phẩm bao gồm nhiều linh kiện được lắp ráp thành một khối chức năng. Khi nhập khẩu máy tính xách tay về Việt Nam, doanh nghiệp cần xác định mã HS (HS code) của mặt hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể truy xuất được các chính sách và thủ tục nhập khẩu phù hợp.

HS Code của mặt hàng máy tính xách tay thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

Mã HS Mô tả hàng hoá
8471

Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

847130 – Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình:
84713020 – – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook
8507

Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).

850760 – Bằng ion liti:
85076010 – – Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook
850780 – Ắc qui khác:
85078020 – – Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook

Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP, máy tính xách tay (mới hoàn toàn, chưa qua sử dụng) không phải xin giấy phép nhập khẩu.

Tại Phụ lục II Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy; mặt hàng máy tính xách tay bắt buộc phải công bố hợp quy và Đăng ký kiểm tra chất lượng. Theo đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó, mặt hàng này cần thực hiện những chính sách đã được ban hành.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay cũng yêu cầu doanh nghiệp phải dán nhãn năng lượng; đồng thời áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng nhập khẩu.

Đọc thêm: Dịch vụ đo kiểm chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Đọc thêm: Tư vấn quy trình làm thủ tục hợp quy của mặt hàng viễn thông

Các trường hợp ngoại lệ:

Trong một số trường hợp sau đây, khi nhập khẩu máy tính xách tay từ nước ngoài không phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng.

– Căn cứ Điều 3 Điều 8 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin  và truyền thông quy định:

Điều 8. Các trường hợp không phải công bố hợp quy

Sản phẩm thuộc các Danh mục nêu tại khoản 2 và 3 Điều 6 của Thông tư này nhưng không phải công bố hợp quy trong các trường hợp sau:

  1. Các trường hợp không phải chứng nhận hợp quy quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
  2. Sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đó sử dụng.”
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn đường biển )
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ: C/O form E, C/O form AK, C/O form D,…).
  • Các chứng từ khác (nếu có)
  • Bản đăng ký kiểm tra chất lượng, Bản công bố hợp quy

Khi nhập khẩu máy tính xách tay, một trong những nội dung doanh nghiệp quan tâm là thuế nhập khẩu máy tính xách tay. Bao gồm những loại thuế nào và bao nhiêu?

Khi nhập khẩu máy tính xách tay, người nhập khẩu cần nộp thuế

  • Thuế VAT của máy tính xách tay là 10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của máy tính xách tay hiện hành là 0%. Trong trường hợp máy tính xách tay được nhập khẩu từ các nước có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện mà Hiệp định đưa ra.

Doanh nghiệp có thể tham khảo thuế nhập khẩu máy tính xách tay và danh sách các quốc gia có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam tại Biểu thuế XNK 2021

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và khối lượng; hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh. Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để chuyên viên tại Mison Trans đưa ra tư vấn phù hợp nhất.

Mison Trans tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín với 07 năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu. Là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác.

Đọc thêm: Đơn vị vận chuyển chính ngạch uy tín tại TP. HCM

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá!

Head Office: 200 QL13 (Cũ), Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TPHCM

VPĐD: 104 Đường số 1, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố TPHCM

Hotline: 1900636348

Điện thoại: (028) 7303.6348

Email:

Website: https://misontrans.com

Nội dung MIX

- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cấm nhập khẩu laptop, điện thoại di động cũ

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Theo Thông tư, các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng như: Máy tính xách tay, kể cả notebook, tablet PC; điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; loa thùng; tai nghe có khung choàng đầu; bộ micro/loa kết hợp; camera truyền hình, camera kỹ thuật số khác; radio cát sét loại bỏ túi; ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang, kể cả ổ CD-ROM, ổ DVD và ổ CD có thể ghi được (CD-R); màn hình LCD, LED và kiểu màn hình dẹt khác… sẽ bị cấm nhập khẩu. Riêng với máy photocopy kỹ thuật số đơn sắc (đen trắng) có kết hợp tính năng in hoặc kết hợp tính năng khác đã qua sử dụng, việc nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật. Với trường hợp nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển sản phẩm và kiểm thử trong hoạt động sản xuất, hồ sơ đề nghị bao gồm: Bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; đơn đề nghị nhập khẩu, trong đó kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này; bản sao tài liệu mô tả sản phẩm và tài liệu liên quan khác (nếu có).

Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/07/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2015.

Xem chi tiết Thông tư 31/2015/TT-BTTTT tại đây

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

Số: 31/2015/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thực hiện một s điu của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Nghị định s 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyn thông ban hành Thông tư hướng dn một số điều của Nghị định s 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đi với hoạt động xuất, nhập khu sản phm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục số 01 kèm theo (sau đây gọi tắt là Danh mục cấm nhập khẩu);

b) Quy định nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;

c) Quy định hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài theo Điều 36 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.

2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là người nhập khẩu) có hoạt động nhập khẩu liên quan đến sản phẩm công nghệ thông tin và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng là hoạt động bao gồm các công đoạn sản xuất: thay thế linh kiện, lắp ráp, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp chức năng, làm mới các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng để có các tính năng tương đương với sản phẩm mới.

2. Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các công đoạn khác để có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới. Sản phẩm tân trang phải có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương.

Chương II
DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU

Điều 4. Trường hợp nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học

1. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cho phép nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học (bao gồm các hoạt động: nghiên cứu khoa học; làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển sản phẩm và kiểm thử trong hoạt động sản xuất).

2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học như sau:

a) Người nhập khẩu có nhu cầu nhập khẩu gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin), địa chỉ: Số 18 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hồ sơ gồm: - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư), chứng minh nhân dân/hộ chiếu: bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu; - Đơn đề nghị nhập khẩu của người nhập khẩu, trong đó kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này theo Mẫu 01 của Phụ lục 02 của Thông tư này: 01 (một) bản chính; - Tài liệu mô tả sản phẩm: 01 (một) bản sao;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời cho phép nhập khẩu. Trường hợp không đồng ý, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chương III
HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TÁI CHẾ, SỬA CHỮA CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG THUỘC DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng
Điều 5 hết hiệu lực do bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 theo quy định tại ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-BTTTT.
Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng

Điều 6. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thực hiện hoạt động gia công

1. Hồ sơ đề nghị thực hiện hoạt động gia công bao gồm:

a) Đơn đề nghị thực hiện hoạt động gia công của tổ chức trong đó ghi rõ các nội dung liên quan đến thông tin tổ chức và thông tin hoạt động gia công theo Mẫu 02 của Phụ lục 02 của Thông tư này: 01 (một) bản chính;

b) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư): 01 (một) bản sao có chứng thực;

c) Hồ sơ năng lực của tổ chức bao gồm: hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công khả thi, hiệu quả đối với từng loại sản phẩm; nhân lực phù hợp với quy mô sản xuất và có đủ năng lực tài chính: 01 (một) bản chính;

d) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình thực hiện hoạt động gia công đối với từng loại sản phẩm, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này: 01 (một) bản sao có chứng thực.

2. Quy trình, thủ tục đề nghị thực hiện hoạt động gia công:

a) Hồ sơ đề nghị gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin), địa chỉ: Số 18 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, có văn bản trả lời chấp thuận cho phép thực hiện hoạt động gia công. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Điều 7. Quy định về thủ tục hải quan và chế độ báo cáo

1. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thực hiện hoạt động gia công được áp dụng theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài.

2. Định kỳ hàng năm, tổ chức báo cáo tình hình thực hiện hoạt động gia công theo văn bản cho phép về số lượng hàng nhập khẩu, xuất khẩu và tồn kho theo mẫu tại Phụ lục số 03 của Thông tư này qua mạng Internet và gửi bản sao Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu về Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thực hiện hoạt động của tổ chức, theo văn bản cho phép.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- STTTT các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Các Hiệp hội CNTT;
- Công báo; Cổng TTĐT CP;
- Bộ TTTT: Bộ trưng và các Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, CNTT.

BTRƯỞNGNguyễn Bắc Son

Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BTTTT được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2018/TT-BTTTT, theo quy định tại .
Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng

PHỤ LỤC SỐ 02

Mu 01

Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

(Tên doanh nghiệp)
---------------

Số: …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……….., ngày ….. tháng …. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG THUỘC DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU ĐỂ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

I. Khai báo thông tin đối vi cá nhân:

1. Tên họ (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):...................................................

2. S CMND/Hộ chiếu:....

3. Điện thoại:.............................. Fax:................................. E-mail:...............................

II. Phần thông tin áp dụng đối vi tổ chức:

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):....................

2. Điện thoại:.............................. Fax:................................. E-mail:................................

3. Mã số thuế:.................................................................................................................

4. Địa chỉ giao dịch:........................................................................................................

5. Người đại diện pháp luật:................................................... Số CMND/Hộ chiếu:……

6. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo).

Căn cứ Thông tư số   /2015/TT-TTT ngày.... tháng ...năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi/tôi đề nghị cho phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, như sau:

STT

Tên sản phm

Mã HS

Xut xứ

Số lượng

Chúng tôi/Tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật.

Đại diện Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mu 02

Mu đơn đề nghị thực hiện hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

(Tên doanh nghiệp)
---------------

Số: ……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……….., ngày ….. tháng …. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TÁI CHẾ, SỬA CHỮA SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG THUỘC DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Kính gi: Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):.................

Điện thoại:.................................. Fax:................................. E-mail:.............................

2. Mã số thuế:..............................................................................................................

3. Địa chỉ giao dịch:.....................................................................................................

4. Địa chỉ cơ sở sản xuất:

5. Người đại diện pháp luật:................................................ Số CMND/Hộ chiếu:……

6. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo).

Căn cứ Thông tư số   /2015/TT-TTT ngày.... tháng ...năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi đề nghị được cho phép thực hiện hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sn phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài, với chủng loại sản phẩm như sau:

STT

Tên sản phm

Mã HS

Số lượng

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật.

Đại diện Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 03

MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG NHẬP KHẨU ĐỂ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TÁI CHẾ, SỬA CHỮA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

BÁO CÁO NHẬP KHẨU THEO TỜ KHAI HẢI QUAN

Tên doanh nghiệp:                                                       Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp:

Ngày bắt đầu                                                        Ngày kết thúc

STT

Tên sản phẩm

Mã sản phẩm

Đơn vị tính

Tờ khai nhập khẩu số, ngày

Số lưng

Trị giá

TNG CNGTNG CNGTNG CNGTNG CNGTNG CNG

BÁO CÁO XUT KHẨU THEO TỜ KHAI HẢI QUAN

STT

Tên sản phẩm

Mã sản phẩm

Đơn vị tính

Tờ khai nhập khẩu số, ngày

Số lưng

Trị giá

TNG CNGTNG CNGTNG CNGTNG CNGTNG CNG

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

Circular No.  31/2015/TT-BTTTT dated October 29, 2015 of the Ministry of Information and Communications guiding a number of articles of Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 of the Government on the export and import of used information technology products

Pursuant to the Law on Information technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on investment dated November 26, 2014;

Pursuant to Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 by the Government detailing the implementation of the Law on Commerce regarding  international goods sale and purchase and goods sale, purchase, processing and transit agency activities with foreign countries;

Pursuant to Decree No. 71/2007/ND-CP dated May 03, 2007 by the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Information technology regarding information technology industry;

Pursuant to Decree No. 132/2013/ND-CP dated October 16, 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

In consideration of the proposal of Director of Department of information technology,

The Minister of Information and Communications hereby promulgates the Circular guiding a number of articles of Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 by the Government regarding the import and export of used information technology products.

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

a) Promulgation of the List of used information technology products banned from import in Appendix 01 enclosed herewith (hereinafter referred to as the List);

b) Regulations on import of goods on the List to serve scientific research;

c) Regulations on recycling and repair of used information technology products on the List applicable to foreign traders according to regulations in Article 36 of Decree No. 187/2013/ND-CP dated 20/11/2013.

2. Subject of application

This Circular applies to organizations and individuals (hereinafter referred to as importers) carrying out the import related to information technology products and State management agencies related to such activity.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, these terms can be construed as follows:

1. The recycling and repair of used information technology products include the production activities like component replacement; function assembly, repair, restoration and upgrade; and renewal of used information technology products so that they have similar features to the new ones.

2. Renovated information technology products are used products that have undergone repair, component replacement and other production steps to have function, appearance and warranty policy like new ones. Renovated must carry a label in English or Vietnamese with contents meaning that the product has been renovated.

Click download to see the full text

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

Cấm nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng

TẠI ĐÂY