Cắt âm vật là gì

01

Trà Vinh: Đôi vợ chồng tự tử tại nhà riêng, để lại 2 con nhỏ

02

Chính quyền thông tin về kẻ sát hại, cướp xe máy của nam sinh lớp 8

03

Hà Nội: Điều tra nghi án người phụ nữ bị sát hại ở phòng trọ

04

Vụ người phụ nữ bị sát hại ở phòng trọ: Lời khai của kẻ thủ ác

Cắt âm vật là gì

Những bé gái châu Phi phải chịu nhiều đau đớn do hủ tục cắt âm vật gây ra. Ảnh: Wordpress.

Các nhà khoa học Anh kết luận lợi ích tiến hóa có thể là tác nhân thúc đẩy hủ tục cắt âm vật bé gái (FGC) ở các nước Tây Phi. Họ chỉ ra ở những cộng đồng có số lượng bé gái bị cắt âm vật cao, phụ nữ có nhiều con sống sót sau khi chào đời hơn so với những người bạn đồng trang lứa không tiến hành hủ tục này, International Business Times đưa tin.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, 200 triệu phụ nữ ngày nay trải qua FGC trên khắp thế giới. Hủ tục này vẫn được lưu truyền rộng rãi, bất chấp nỗ lực xóa bỏ của các nhà chính sách và giới khoa học. Thậm chí ở những nước quy định đây là hành vi bất hợp pháp, FGC tồn tại như một nghi thức truyền đời.

Các nhà khoa học nghiên cứu FGC từ quan điểm tiến hóa gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tại sao hủ tục vẫn tiếp diễn ở nhiều nước, dù có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe sinh sản của nạn nhân.

Trong kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution hôm qua, các nhà khoa học chỉ ra FGC mang tính lệ thuộc, có nghĩa phụ nữ nhiều khả năng bị cắt âm vật hơn nếu đông đảo phụ nữ trong cộng đồng họ sinh sống trải qua hủ tục này. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện FGC có thể mang lại lợi ích sinh sản cho phụ nữ ở một số cộng đồng.

Các nhà khoa học lựa chọn 5 tập dữ liệu trong Chương trình khảo sát sức khỏe và nhân khẩu học ở các nước châu Phi. Họ xem xét dữ liệu sức khỏe và nhân khẩu học của hơn 61.000 phụ nữ từ 47 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống ở Nigeria, Senegal, Mali, Burkina Faso và Bờ Biển Ngà.

Họ nhận thấy mức độ phổ biến của FGC trong một dân tộc thiểu số khiến cá nhân bé gái có nguy cơ cao phải chịu hủ tục này hơn, bất kể mẹ đẻ của bé có bị cắt âm vật hay không.

Dù còn hạn chế về phạm vi thu thập dữ liệu, nghiên cứu nhấn mạnh một điểm quan trọng. Việc giải thích với người dân lưu truyền hủ tục để họ nghĩ về FGC theo góc độ tiến hóa thay vì nói đó là hành vi bất hợp pháp, sẽ phát huy hiệu quả cao hơn trong nỗ lực chấm dứt hủ tục.

"Đây là nghiên cứu quan sát, dựa trên thông tin thu thập không chỉ cho nghiên cứu này mà còn cho nhiều mục đích khác, do đó mọi sự diễn giải cần được hạn chế. Việc chỉ ra FGC tiếp diễn bất chấp những nỗ lực xóa bỏ là rất quan trọng, và chúng ta cần nghĩ ra những phương pháp mới khác. Xem xét hủ tục từ góc độ văn hóa và tiến hóa có thể giúp chúng tôi hiểu rõ tại sao nó vẫn tồn tại", tiến sĩ Gladys Obuzor, làm việc tại cộng đồng Maasai hẻo lánh tại Kenya, nơi FGC rất phổ biến, chia sẻ.

Nghiên cứu cũng cho thấy ở các cộng đồng thường xuyên diễn ra FGC, phụ nữ bị cắt âm vật có nhiều trẻ sống sót sau khi chào đời ở tuổi 40 hơn phụ nữ không bị cắt. Ngược lại, ở những cộng đồng có tần suất tiến hành FGC thấp, phụ nữ không bị cắt lại có nhiều trẻ sơ sinh sống sót hơn.

Theo lý giải của tác giả nghiên cứu, ở những nơi FGC lưu truyền rộng rãi, phụ nữ bị cắt âm vật có triển vọng kết hôn cao hơn và sở hữu địa vị cao hơn trong xã hội, qua đó có thể sử dụng nhiều nguồn tài nguyên và đạt được sự ủng hộ lớn hơn.

"Từ quan điểm y khoa, thật thú vị khi bắt gặp phương pháp giúp tăng khả năng sống sót của trẻ em. Nhưng tôi muốn xem thêm nghiên cứu về hậu quả của FGC đối với người mẹ. Ngay cả khi trẻ sơ sinh sống sót, nhiều phụ nữ sống cả đời với cơn đau kinh niên và nhiễm trùng tái đi tái lại do FGC, vấn đề chưa được đề cập ở đây", Charlotte Tulinius, phó giáo sư hệ sau thạc sỹ, khoa Sức khỏe công cộng ở Đại học Copenhagen, bình luận.

Phương Hoa

Trong đạo Hồi, nam giới đều phải cắt bao quy đầu. Nhiều cộng đồng Hồi giáo tin rằng nữ giới cũng nên làm điều tương tự.

Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ của trẻ em gái trong cộng đồng Hồi giáo.

Rizman từng coi việc phụ nữ cắt bỏ bộ phận sinh dục đơn giản là “điều phải làm”. Em gái của anh bị cắt từ khi còn nhỏ. Rizman vẫn nhớ những lần bố mẹ bàn bạc về chuyện đó và ngày họ đưa em gái anh đến phòng khám để phẫu thuật.

Sau khi lập gia đình và đón một bé gái chào đời, vợ chồng Rizman lập tức vấp phải những câu hỏi của bố mẹ hai bên rằng bao giờ họ mới đưa con đi “sunat” - thuật ngữ tiếng Malaysia nhằm ám chỉ việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, đôi khi là cắt bao quy đầu ở nam giới.

“Đến lúc ấy, chúng tôi mới nhận ra hoạt động đó là một thủ tục không thể thiếu của tôn giáo. Vì vậy, khi con gái được khoảng 3 tháng tuổi, chúng tôi đã đưa con bé đi phẫu thuật”, Rizman (34 tuổi) - chuyên gia truyền thông - nói.

Cắt âm vật là gì

Nhiều bé gái Hồi giáo được gia đình đưa đi thực hiện sunat từ khi mới lọt lòng. Ảnh: PRI.

Trong đạo Hồi, nam giới đều phải cắt bao quy đầu. Nhưng nhiều cộng đồng Hồi giáo ở một số thành phố tin rằng nữ giới cũng phải làm điều tương tự.

Năm 2014, một bác sĩ người Hồi giáo đã thực hiện sunat cho con gái của Rizman. Người phụ nữ này nói rằng cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành rất nhanh và “chỉ cần cắt bỏ một chút là ổn”.

Rizman nói rằng mọi thứ được thực hiện chuyên nghiệp và hợp vệ sinh. Vị bác sĩ cũng cầu nguyện trước khi cầm dao, giúp Rizman cảm thấy an tâm phần nào.

Theo thời gian, Rizman trở nên tò mò về sunat và thắc mắc vì sao buộc phải thực hiện nó. Chuyên gia truyền thông cho biết anh không phải người sùng đạo nhưng anh biết đạo Hồi “là một tôn giáo có lý do xác đáng cho mọi hành vi nên hay không nên làm”.

Nhưng khi càng nghiên cứu sâu hơn, Rizman cảm thấy lo lắng vì không có câu trả lời xác đáng cho sunat.

Hành vi tàn nhẫn

Nhiều người khẳng định việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ là điều bắt buộc. Một số khác lại phản đối, cho rằng sunat thiên về tập tục văn hóa hơn là nghi lễ tôn giáo và không cần thiết.

Rizman đồng tình với quan điểm thứ hai. Việc hai vợ chồng anh đưa con gái đi cắt bỏ bộ phận sinh dục có phần “tàn nhẫn”.

Cắt âm vật là gì

Phụ nữ Hồi giáo bị cộng đồng đánh giá “có khả năng lăng nhăng” từ khi mới chào đời. Ảnh: Toronto Star.

“Tôi đọc ở đâu đó tuyên bố rằng phần bị cắt đi sẽ giảm bớt khoái cảm của nữ giới. Theo đó, đứa trẻ lớn lên sẽ không đam mê nhục dục hay lăng nhăng, đi lang chạ”, anh nói.

Quan niệm này khiến Rizman cảm thấy khó chịu bởi con gái anh bị cộng đồng đánh giá “có khả năng lăng nhăng” từ khi mới chào đời.

Đối với nhiều tổ chức y tế phương Tây, bất kỳ thủ thuật nào liên quan đến việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, dù gây thương tích, cắt một phần hay toàn bộ bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ, đều gọi là “cắt âm vật”.

Nếu không nhằm phục vụ mục đích y tế, hành vi này bị Liên Hợp Quốc coi là vi phạm quyền của trẻ em gái và phụ nữ. Nó được coi bất hợp pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi nó có thể gây ra các vấn đề lâu dài về đời sống tình dục, sinh nở và sức khỏe tâm thần.

Cắt âm vật là gì

Theo quan niệm của nhiều người Hồi giáo, đứa trẻ đã thực hiện sunat khi lớn lên sẽ không đam mê nhục dục. Ảnh: SCMP.

Không rõ tập tục sunat xuất hiện ở Singapore từ khi nào. Tuy nhiên, phụ nữ theo đạo Hồi Malay, chiếm 7% dân số (khoảng 420.000 người), là đối tượng dễ bị ép buộc cắt bộ phận sinh dục nhất. Theo một cuộc khảo sát của UNICEF năm 2016, ước tính khoảng 60% nữ giới đã bị cắt âm vật.

Miranda Dobson - Giám đốc truyền thông cấp cao tại Orchid Project, một tổ chức từ thiện của Anh nhằm chấm dứt nạn cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ - cho biết nhiều người tin rằng tập tục này chỉ có ở vùng xa xôi châu Phi hoặc những nơi nghèo đói, dân trí thấp chứ không phải một thành phố phát triển như Singapore.

“Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ là một vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng đến trẻ em gái, phụ nữ trên khắp châu Phi, châu Á, Trung Đông và trong cộng đồng người Hồi giáo toàn cầu. Nó tác động đến nữ giới ở mọi trình độ học vấn, sắc tộc và tầng lớp”, bà nói.

Nhiều người địa phương ủng hộ sunat ở Singapore cho rằng thủ thuật cắt bỏ “chỉ một phần nhỏ” âm vật sẽ chẳng gây tổn hại đến các bé gái. Thế nhưng, Dobson khẳng định nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

“Phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ có thể dẫn đến các tác động về cả thể chất và tâm lý, chẳng hạn như mất máu nghiêm trọng, sẹo, nhiễm trùng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và trầm cảm”, bà nói.

Hiện Singapore không có bộ luật nào chống lại việc cắt bỏ bộ phận sinh dục. Các nhà vận động và tổ chức vấp phải sự im lặng từ chính phủ, theo Dobson.

Trong khi đó, cách đây 7 năm, Hội đồng Hồi giáo của Singapore (MUIS) đưa ra tuyên bố rằng sunat là thủ thuật bắt buộc áp dụng cho cả nam lẫn nữ.

Thủ tục bắt buộc của tôn giáo

Saza Faradilla - cô gái Singapore sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo Hồi - chỉ biết mình bị phẫu thuật cắt âm vật khi đã trưởng thành.

Cắt âm vật là gì

Nhiều cô gái trẻ bàng hoàng khi biết mình bị phẫu thuật từ khi còn quá nhỏ. Ảnh: Shutterstock.

Năm 2016, vào sinh nhật 2 tuổi của em họ cô, một người họ hàng thản nhiên kể với Faradilla rằng con bé mới được đưa đi thực hiện sunat vào tuần trước.

“Khi tôi tỏ ra tức giận về hành vi đó, người này cho biết chuyện tôi cũng bị cắt từ nhỏ, Tôi bàng hoàng. Suốt chừng ấy năm, tôi không hề hay biết cuộc phẫu thuật đó đã được thực hiện trên cơ thể mình”, cô kể lại.

Bố mẹ Faradilla khẳng định sunat là một thủ tục bắt buộc trong tôn giáo và họ làm vậy tất cả vì lợi ích của cô. Cô gái trẻ sốc khi nhận ra những bé gái bị cắt bỏ âm vật là do chính phụ huynh đề nghị.

Sau đó, Faradilla dành phần lớn thời gian ở đại học để nghiên cứu và phát triển luận án về nạn cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ tại Singapore, đồng thời tổ chức các chiến dịch vận động chống lại hủ tục này.

Rizman đã thuyết phục thành công em gái anh không cắt bộ phận sinh dục của con cô ấy. Tuy nhiên, anh chưa dám công khai thảo luận về vấn đề này với những người khác trong cộng đồng Hồi giáo.

“Bất kỳ cuộc thảo luận nào về sunat đều có thể khiến gia đình tôi bị tẩy chay, đẩy ra rìa xã hội và bị coi là gây ảnh hướng xấu trong cộng đồng”, anh nói.

Cắt âm vật là gì

Bất kỳ ai lên tiếng phản đối sunat đều có nguy cơ bị tẩy chay khỏi cộng đồng. Ảnh: Getty Images.

Nếu có thêm con gái, Rizman chắc chắn sẽ không bao giờ đưa con đi phẫu thuật cắt bộ phận sinh dục. Anh hy vọng vào một lập trường công khai, vững chắc từ Hội đồng MUIS.

“Tôi không nghĩ bé gái nên chịu bị cắt âm vật chỉ vì chúng là trẻ sơ sinh không thể phản kháng”, anh cho biết.

Các nhà chức trách lo ngại rằng nếu việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ không còn được thực hiện dễ dàng, các phòng khám sẽ chuyển sang hoạt động “chui”, đồng nghĩa là kém vệ sinh hơn và thủ thuật tàn bạo hơn.

Tuy nhiên, nhà hoạt động Faradilla không đồng tình với luận điểm này. “Thậm chí thủ thuật sunat sẽ bị xóa sổ nếu các nhà chức trách chống lại được những lý do phi lý của nó”, cô nói.