Câu hỏi đánh giá năng lực Môn Hóa

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 môn Hóa học nhằm giúp thí sinh làm quen với các dạng câu hỏi, thời gian làm bài.

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 ĐH Sư Phạm - Hà Nội môn Hóa

Trích dẫn đề thi:

I.    PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)  

Câu 2. Có bốn lọ đựng bốn khí riêng biệt là nitơ, amoniac, hiđroclorua và oxi. Sau khi cho vào mỗi lọ một mẩu giấy quỳ tím ẩm, số chất khí tối đa có thể nhận biết được là

A. 2.    

B. 1.    

C. 3.    

D. 4.

Câu 3. Một loại khí gas có thành phần propan và butan theo tỉ lệ thể tích là 1:1. Loại khí gas trên nặng gấp bao nhiêu lần không khí?

A. 1,57.    

B. 1,76.    

C. 1,86.    

D. 1,27.

Câu 4. Cồn được sử dụng rộng rãi để pha chế nước rửa tay khô. Trên nhãn một chai cồn y tế ghi "Cồn 70o". Phát biểu nào sau đây là đúng về loại cồn này?

A. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất.

B. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 gam etanol nguyên chất.

C. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 gam nước.

D. Nhiệt độ sôi của cồn này là 70oC

Câu 5. Bộ dụng cụ như hình dưới đây mô tả quá trình tách hai chất lỏng nào sau đây?

A. Etyl axetat và nước cất.    

B. Metanol và etanol.

C. Anilin và dung dịch HCl.    

D. Axit axetic và etanol.

Câu 6. Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra thuận nghịch?

A. Thuỷ phân etyl axetat trong môi trường axit, đun nóng.

B. Trùng hợp metyl metacrylat.

C. Thuỷ phân etyl axetat bằng dung dịch NaOH, đun nóng.

D. Đốt cháy etyl axetat.

Đáp án đề tham khảo đánh giá năng lực 2022 Trường đại học Sư Phạm - Hà Nội môn Hóa

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Đang cập nhật...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tham khảo đánh giá năng lực 2022 ĐH Sư Phạm - Hà Nội môn Hóa file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Taisachpdf.net – Quyển sách Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa viết bởi Lưu Văn Dầu và được phát hành bởi Nhà Sách Khang Việt.

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa viết về chủ đề Sách Luyện Thi THPT Quốc Gia và được bán với giá 129.600đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa PDF

Thông tin về sách

Công ty phát hành

Nhà Sách Khang Việt

Năm Xuất Bản

2021

Kích Thước

16 x 24 cm

Tác Giả

Lưu Văn Dầu

Số Trang

248

Nhà Xuất bản

Dân Trí

Bìa

Mềm

Barcode

8935092557922

Câu hỏi đánh giá năng lực Môn Hóa

Bạn có thể tải sách Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa PDF tại đây.

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa

Năng lực tư duy người học thể hiện qua nhớ kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những bài toán thuộc chương trình đã học, năng lực đó mới chỉ là một năng lực cơ bản theo hướng học theo khuôn mẫu. Thực tế trong cuộc sống chúng ta thường gặp những bài toán mới, không theo khuôn mẫu, nằm ngoài những kiến thức đã học. Để giải quyết những bài toán không theo khuôn mẫu đó chúng ta cần tìm thông tin, xử lý thông tin và sáng tạo và đó chính là thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, năng lực đọc hiểu để xử lý thông tin mới.

Năng lực tư duy sáng tạo cũng không phải tự nhiên được sinh ra mà nó phải sinh ra do quá trình tiếp cận, xử lý thông tin theo hướng mở và người ta thường nói là có lao động mới có sáng tạo.

Để giúp các bạn biết cách tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin mới, giải quyết những bài toán không theo khuôn mẫu và thậm chí có những bài toán không thuộc chương trình các bạn học được ra ở dạng đọc hiểu, tôi biên soạn “Bộ câu hỏi đánh giá năng lực”.

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa giúp các bạn ôn thi vào chuyên Hóa và ôn thi vào các trường ra câu hỏi đánh giá năng lực như Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh,…tiếp cận những câu hỏi đánh giá năng lực.


 

Các bạn có thể tham khảo thêm:

  • Combo Công Phá Lí Thuyết + Bài Tập Sinh Lớp 10 – 11 – 12
  • Tổng Ôn Tập Hoá Vô Cơ 
  • Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Toán 12

Nhà sách TaisachPDF.net hân hạnh giới thiệu!

Đang cập nhật…

Quyển sách Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa hiện được bán với giá 129.600đđ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa PDF

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa Lưu Văn Dầu PDF

Tải sách Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa ebook MOBI

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa EPUB

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa full

Tuyển Tập Câu Hỏi Đánh Giá Năng Lực – Môn Hóa đọc online

Trang PAGE \* MERGEFORMAT 8

Trang PAGE \* MERGEFORMAT 1

Dưới đây là nội dung của bộ đề HÓA 2020.

CẢ COMBO 7 BỘ SẼ CÓ GIÁ ƯU ĐÃI LÀ 500.000Đ VÀ TẶNG KÈM BỘ TÀI LIỆU 11700 BT VÀ 9000 CÂU LÝ THUYẾT HÓA HỌC CHỌN LỌC TỪ BỘ ĐỀ 2019. LIÊN HỆ NGAY ZALO O937-351-107

1)100 đề thi thử 2020 môn Hóa các trường, sở giáo dục trên cả nước file word

DEMO: HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1ZXi7BrVkaqtjcthHh72iaV-cU5JRpKcx" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1ZXi7BrVkaqtjcthHh72iaV-cU5JRpKcx

2)30 đề thi thử 2020 môn Hóa biên soạn bởi nhóm Gv ĐH Y Dược file word

DEMO:  HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1jggtmowNZ1b4LtFTrs5tqENZc7wdrTjO" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1jggtmowNZ1b4LtFTrs5tqENZc7wdrTjO

3)20 đề thi thử 2020 môn Hóa biên soạn bởi giáo viên Lê Phạm Thành file word

DEMO:  HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1CTDnpR8O3IMy4zhECxcHnS8I4HbKyPzj" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1CTDnpR8O3IMy4zhECxcHnS8I4HbKyPzj

4)30 đề thi thử 2020 môn Hóa sách CCBook - giáo viên Phạm Văn Thuận file word

DEMO: HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1xKpoYnSCQKdc-u4SAstF4hWnXrGL4AZ1" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1xKpoYnSCQKdc-u4SAstF4hWnXrGL4AZ1

5)20 đề thi thử 2020 môn Hóa sách Megabook - giáo viên Trần Trọng Tuyền file word

DEMO:  HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/19_J9547gUuy7-ByNJnF--RXUb9IHK1UI" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/19_J9547gUuy7-ByNJnF--RXUb9IHK1UI

6)20 đề thi thử 2020 môn Hóa sách Penbook nhóm giáo viên Hocmai file word

DEMO:  HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/15mLnCfnfGn_i-fSoibeey-ctSQjktFCw" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/15mLnCfnfGn_i-fSoibeey-ctSQjktFCw

7)35 đề thi thử 2020 môn Hóa sách nhóm giáo viên Moon – Nguyễn Đăng Thi Quỳnh

DEMO:  HYPERLINK "https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1INbXeny0zIvO1ItEHwD5XIJPLMzAIOwL" https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1INbXeny0zIvO1ItEHwD5XIJPLMzAIOwL

ĐẶC BIỆT NẾU ĐĂNG KÝ CẢ COMBO 7 BỘ SẼ CÓ GIÁ ƯU ĐÃI LÀ 500.000Đ VÀ TẶNG KÈM BỘ TÀI LIỆU 11700 BT VÀ 9000 CÂU LÝ THUYẾT HÓA HỌC CHỌN LỌC TỪ BỘ ĐỀ 2019

LIÊN HỆ NGAY ZALO O937-351-107ĐỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIAI ĐOẠN VỀ ĐÍCH

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137

Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4?

A. FeSO4. B. Fe(NO3)3. C. CuSO4. D. Fe2(SO4)3.

Câu 2. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực trơ bằng than chì), khí nào sau đây không sinh ra ở điện cực anot?

A. H2. B. O2. C. CO2. D. CO.

Câu 3. Chất có tính oxi hóa nhưng không có tính khử là

A. FeCl2. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 4. Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?

A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).

C. Poli(metyl metacrylat). D. Polibutađien.

Câu 5. Theo thang quy ước về độ cứng, X là kim loại cứng nhất (độ cứng chỉ đứng sau kim cương) có thể rạch được thủy tinh và được dùng để tạo thép siêu cứng. Kim loại X là

A. W. B. Fe. C. Cu. D. Cr.

Câu 6. Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa có màu

A. nâu đen. B. trắng. C. xanh thẫm. D. trắng xanh.

Câu 7. Cacbohiđrat nào sau đây được dùng để điều chế thuốc súng không khói?

A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.

Câu 8. Kim loại nào sau đây có số oxi hóa duy nhất trong hợp chất?

A. Al. B. Fe. C. Ca. D. Na.

Câu 9. H2NCH2COOH có tên bán hệ thống là

A. Axit 2-aminoetanoic. B. Axit -aminopropionic.

C. Axit aminoaxetic. D. Glyxin.

Câu 10. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. KNO3. B. CH3COOH. C. NaCl. D. KOH.

Câu 11. Để khử ion trong dung dịch thành ion có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây?

A. Mg. B. Ba. C. Cu. D. Ag.

Câu 12. Phản ứng đặc trưng của este là

A. phản ứng trùng hợp. B. phản ứng xà phòng hóa.

C. phản ứng cộng. D. phản ứng este hóa.

Câu 13. Este tham gia phản ứng tráng gương là

A. axit fomic. B. metyl axetat.

C. axit axetic. D. etyl fomat.

Câu 14. Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để:

A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.

B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

C. Vỏ tàu được chắc hơn.

D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

Câu 15. Chất nào sau đây là axit matacrylic?

A. CH2 = CH – COOH. B. CH3 – CH(OH) – COOH.

C. CH2 = CH(CH3) – COOH. D. HOOC – CH2 – COOH.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng

A. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thủy phân được.

B. Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người.

C. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thủy phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit.

D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

Câu 17. Phản ứng nào sau đây là không đúng?

A.

B.

C.

D.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon là poliamit.

B. Tơ nilon, tơ tằm, tơ rất bền vững với nhiệt.

C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.

D. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông là xenlulozơ.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO3 bão hòa.

C. Kim cương, than chì là các dạng thù hình của cacbon.

D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than.

Câu 21. Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 12,3. B. 15,5. C. 9,6. D. 12,8.

Câu 22. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với H2O dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong m gam X là

A. 6,9g. B. 9,2g. C. 2,3g. D. 4,6g.

Câu 23. Cho 9 gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với axit HCl thu được 16,3 gam muối. Số đồng phân của X là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 24. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 3,9. B. 11,7. C. 15,6. D. 7,8.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo no X thu được 4,539 mol CO2 và 4,361 mol H2O. Thủy phân hết m gam X trong dung dịch NaOH thu được 74,226 gam muối. Tổng số nguyên tử trong X là

A. 57. B. 155. C. 173. D. 806.

Câu 26. Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 ở đktc vào dung dịch gồm 0,15 mol BaCl2; 0,08 mol Ba(OH)2 và 0,29 mol KOH sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và m gam kết tủa. Giá trị của m bằng

A. 45,31. B. 49,25. C. 39,40. D. 47,28.

Câu 27. X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 1,2. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9.

Câu 28. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đun sôi nước cứng tạm thời

(2) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2

(3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3

(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2

(6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2

Sau khí kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 29. Cho các phát biểu sau:

(1) Các hiđrocacbon chứa liên kết pi trong phân tử đều làm mất màu dung dịch brom.

(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(3) Có thể sử dụng quỳ tím để phân biệt hai dung dịch alanin và anilin.

(4) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

(5) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là các polime bán tổng hợp có nguồn gốc từ xenlulozơ.

(6) Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic là lên men giấm.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 30. Cho V ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaAlO2 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 375. B. 225. C. 250. D. 300.

Câu 31. Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam.

Câu 32. Hòa tan một lượng bột Fe vào dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol/lít. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 25,12. B. 13,64. C. 36,60. D. 40,92.

Câu 33. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2 (hay Na[Na(OH4]). Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là

A. 72,3 gam và 1,01 mol. B. 66,3 gam và 1,13 mol.

C. 54,6 gam và 1,09 mol. D. 78,0 gam và 1,09 mol.

Câu 34. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

Cho biết là este có công thức phân tử . là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của là

A. 146. B. 104. C. 118. D. 132.

Câu 35. Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl, bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Đồ thị hình bên biểu diễn mối liên hệ giữa tổng số mol khí bay ra ở hai cực và thời gian điện phân.Giá trị của m là

A. 33,55. B. 39,40. C. 51,10. D. 43,70.

Câu 36. Nung nóng 16,8 gam bột sắt trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hết m gam X bằng H2SO4 đặc nóng dư thoát ra 5,6 lít SO2 (đktc). Giá trị của m

A. 22 g. B. 26 g. C. 20 g. D. 24 g.

Câu 37. Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đo ở đktc). Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 sản phẩm khử duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị m gần nhất với?

A. 41 gam. B. 43 gam. C. 42 gam. D. 44 gam.

Câu 38. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 gam mỡ, 2 ml NaOH 40% vào bát sứ.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Để nguội hỗn hợp, sau đó rót 10 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ rồi giữ yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

B. Sau bước 2, chất lỏng trong bát sứ phân tách thành hai lớp.

C. Sau bước 3, bên trên bề mặt chất lỏng có một lớp dày đóng bánh màu trắng.

D. NaOH chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

Câu 39. Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp khí Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,76 gam CO2. Còn oxi hóa Z bằng CuO dư đun nóng, sản phẩm thu được cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy tạo thành 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,45. B. 7,17. C. 6,99. D. 7,67.

Câu 40. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm - COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,3520. B. 2,5760. C. 2,7783. D. 2,2491.

Đáp án

1-A2-A3-D4-D5-D6-B7-B8-D9-C10-B11-C12-B13-D14-A15-C16-C17-A18-B19-D20-B21-A22-D23-D24-D25-B26-C27-D28-A29-D30-A31-D32-C33-B34-A35-B36-C37-D38-C39-A40-C