Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Câu nói nổi tiếng của một trong những nhà khoa học lỗi lạc bậc nhất lịch sử con người không tồn tại?

  • Nghiên cứu khoa học từ năm 4 tuổi, em bé này đã sáng chế ra 'bình nóng lạnh' chỉ bằng vật liệu tái chế
  • Phân tích dữ liệu bão suốt 40 năm, kết quả nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu khiến bão nhiệt đới ngày một mạnh hơn
  • Nhóm nghiên cứu tạo ra động cơ phản lực vi sóng kết hợp plasma, mong muốn thay thế động cơ máy bay hiện tại
  • Nghiên cứu mới: CO2 tăng, chất lượng dinh dưỡng trong hạt gạo sẽ giảm, nguy cơ ảnh hưởng tới hàng tỷ người
  • Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
  • Chỉ từ 1 tấm ảnh trên Twitter, các nhà khoa học phát hiện một loại sinh vật ký sinh hoàn toàn mới

Tham khảo bài viết và bài phỏng vấn của côJennifer Oueletteđăng trên tạp chíArs Technica.

Dựa trên những quan sát thiên văn qua kính viễn vọng của mình, Galileo Galilei kiên cường khẳng định mô hình Hệ sao của Nicolaus Copernicus, với Mặt Trời ở trung tâm, là đúng; trước đó, Giáo hội đã ban hành luật cấm lưu hành văn bản liên quan tới giả thuyết của Copernicus, vốn cho rằng Trái Đất không phải trung tâm hệ mà chính là Mặt Trời và đi ngược lại những gì Giáo hội Công giáo vẫn giảng dạy suốt nhiều thế kỷ.

Dù không bị kết tội dị giáo, Giáo hội vẫn bắt Galileo từ bỏ khẳng định "sai trái" của mình. Truyền thuyết kể lại rằng dù phải nghe theo thế lực chi phối cuộc sống lớn nhất thời bấy giờ, ông vẫn lẩm bẩm rằng "E pur si muove", "And yet it moves", tức "Dù sao nó vẫn quay", ngụ ý Trái Đất vẫn cứ di chuyển quanh Mặt Trời dù đức tin của người đương thời có ra sao đi nữa.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Chân dung Galileo Galilei, vẽ bởi Justus Sustermans khoảng năm1640.

Nghe thì ngầu, nhưng nhiều học giả nhận định câu nói này của Galileo quá ngầu để trở thành sự thật. "Chắc Galileo phải mất trí mới dám nói vậy trước mặt Quan tòa", nhà vật lý thiên văn Mario Livio nói với Ars Technica. Ông Livo là tác giả của cuốn tiểu sử viết về nhà khoa học lỗi lạc năm xưa, cuốn sách mang tên Galileo và những Người bài Khoa học, và trong khi nghiên cứu về cuộc đời Galileo để viết sách, ông hứng thú vô cùng về những tranh luận xoay quanh "E pur si muove": liệu Galileo có thực sự nói vậy? Mario Livio viết hẳn một báo cáo khoa học về những gì ông phát hiện được khi nghiên cứu những cuộc tranh luận này.

Cuốn tiểu sử đầu tiên về Galileo được viết bởi người hậu duệ tin cẩn của ông, Vincenzo Viviana trong khoảng thời gian 1655-1656; trong cuốn sách, không dòng nào nhắc tới câu nói trứ danh của Galileo. Theo lời ông Livio, lần đầu tiên "E pur si muove" xuất hiện là trong cuốn sách viết năm 1757 mang tựa đề "Thư viện người Ý - The Italian Library" do Giuseppe Baretti thảo nên, 100 năm sau ngày mất của Galileo. Đáng lý, câu nói của Galileo sẽ chỉ được liệt kê vào danh mục chuyện tưởng tượng thôi.

Thế nhưng khi sử gia Antonio Favaro, với kinh nghiệm nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp Galileo dài bốn thập kỷ, viết nên cuốn sách đồ sộ có tên "Những Công trình của Galileo Galilei - The Works of Galileo Galilei", rồi tung ra một loạt bài viết mô tả chi tiết nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc câu nói nổi tiếng, người ta bắt đầu thừa nhận lời lẩm bẩm của Galileo xưa kia.

Năm 1911, nhà nghiên cứu Favaro nhận được thư của một người đàn ông Bỉ có tên Jules Van Belle, khẳng định mình đang sở hữu một bức họ được vẽ năm 1643 - một năm sau khi Galileo từ trần, mô tả cảnh Galileo đang chịu khổ trong cảnh giam cầm, tay phải cầm một chiếc đinh, vẽ nên đường tròn mô tả vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trên bức tranh là câu nói nổi tiếng, "E pur si muove".

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Người ta vẫn cho rằng đây là tác phẩm của họa sĩ người Tây Ban Nha Bartolomé Esteban Murillo, và Van Belle nghĩ rằng nó từng thuộc về chỉ huy quân đội có tên Ottavio Piccolomini, anh trai của Tổng giám mục thành phố Siena. Trong 6 tháng đầu của bản án giam lỏng tại nhà Galileo phải nhận, ông đã sống tại nhà của vị Tổng giám mục nói trên.

Dữ kiện này cho thấy khả năng Galileo đã từng thốt ra câu nói kia, chỉ có điều không nói trước mặt Quan tòa. Thế nhưng chưa nhà sử gia nghệ thuật nào phân tích kỹ càng bức tranh kia. Khi nhà vật lý thiên văn Livio tiếp nối công trình nghiên cứu của Favaro sau hơn một thế kỷ, ông mới phát hiện ra rằng không ai hay bức tranh đã thất lạc nơi đâu. Ông tham vấn bốn chuyên gia có hiểu biết sâu rộng về các tác phẩm của danh họa Murillo, và cả bốn người khẳng định những nét vẽ kia không phải do nghệ sĩ người Tây Ban Nha tạo nên.

Sau một năm trời lần theo số chứng cữ ít ỏi, ông Livio đã phát hiện ra bức họa Van Belle sở hữu năm xưa. Nó được bán cho một nhà sưu tập hồi năm 2007 bởi hậu duệ của Van Belle; trong buổi đấu giá, người ta nói bức họa này được vẽ hồi thế kỷ 19, trái ngược với khẳng định của Jules Van Belle về thời điểm bức tranh được vẽ. Điều đó cho thấy nhiều khả năng câu nói của Galileo chỉ là truyền thuyết bắt đầu nổi lên hồi giữa thế kỷ 18, tuy nhiên không thể đưa ra khẳng định chính xác, trừ khi người giữ tranh cho chuyên gia giám định lại bức họa.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Dòng "E pur si muove" được viết ngay dưới hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời do Galileo vẽ nên bằng một chiếc đinh.

"Dù cho Galileo không thốt ra những lời đó, chúng vẫn liên quan trong thời đại đầy lo lắng hiện tại, khi những sự thật hiển nhiên vẫn bị công kích bởi những kẻ bài khoa học", ông Livio viết trong báo cáo nghiên cứu đăng trên Scientific American.

Rồi Livio kết luận: "Huyền thoại về việc công khai kháng cự đức tin của Galileo, với thông điệp ‘dù anh có tin gì đi chăng nữa, những điều tôi nói là sự thật’, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết".

Trang tin ArsTechnica trò chuyện với giáo sư Livio để hiểu hơn về sự kiện lịch sử này.

Ars: Có lẽ Galileo chưa từng nói "Dù sao nó vẫn quay". Nhưng ta vẫn biết một câu nói nổi tiếng của ông như sau: "Cuốn sách Tự nhiên được viết bởi ngôn ngữ toán học".

Livio: Câu đó cho thấy trực giác cực kỳ nhạy bén của ông. Ngày nay, điều này là lẽ hiển nhiên với chúng ta. Ta vẫn chưa hiểu hết nó, nhưng cũng là lẽ tự nhiên rằng các định luật vật lý được viết dưới dạng công thức toán học hoặc các phương trình. Nhưng thời của Galileo, những định luật đó không được viết thành câu. Vậy làm thế nào mà trực giác của ông mách bảo rằng tất cả được viết nên bởi toán học? Với tôi, quả thực đáng kinh ngạc khi ông có thể nghĩ được vậy. Mà thực tế, chính ông viết nên những định luật vật lý đầu tiên, có lẽ chỉ ngoại trừ Archimedes.


Ars: Galileo là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất lịch sử, đã có rất nhiều sách vở về viết cuộc đời và sự nghiệp của ông. Điều gì khiến giáo sự tự viết một cuốn sách mới theo cách của mình?

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Livio: Một trong những lý do là mọi cuốn tiểu sử về Galileo, ít nhất là những cuốn đáng tin, được viết bởi các nhà sử gia ngành khoa học hoặc các cây bút khoa học. Chưa cuốn nào được viết bởi chuyên gia nghiên cứu ngành thiên văn hay vật lý thiên văn cả. Vì thế tôi nghĩ mình có thể viết về những khám phá của ông dựa trên hoàn cảnh những gì con người đã biết ngày nay.

Lý do thứ hai, tôi biết rằng những cuốn tiểu sử xuất sắc nhất lại không phù hợp với độc giả đại chúng. Chúng đều nặng tính học thuật. Vậy nên mục tiêu của tôi là viết ra một cuốn tiểu sử ngắn gọn hơn, dễ đọc hơn, tập trung vào cuộc đời ông, và tôi cố hết sức để chính xác hết mức có thể.

Cuối cùng, và tôi vẫn luôn đau đáu điều này, mà tôi cũng mới ngộ ra thôi, đó là suy cho cùng, Galileo đứng lên chống lại tư tưởng bài khoa học, chính là thứ ta thấy nhan nhản ngày nay. Vì thế tôi nghĩ cuốn sách về khía cạnh này sẽ quan trọng lắm. Ấy là cuộc chiến mà Galileo đã tham gia từ tận 400 năm trước, và rồi thực sự giành được chiến thắng, nhưng rồi có vẻ ta lại phải tham chiến một lần nữa.


Ars: Galileo vẫn là biểu tượng của sự tự do của trí tuệ. Vì cớ gì mà Galileo lại vương trong tư tưởng của ta lâu đến vậy?

Livio: Nhiều lý do lắm. Với việc viết nên "Hội thoại về Hai hệ thống thế giới lớn - Dialogue on the Two Chief World Systems", Galileo thu hút nhiều sự chú ý. Có lẽ ông là nhà khoa học nổi tiếng nhất Châu Âu bởi những khám phá của ông trong thiên văn học. Vì thế sách của ông thu hút sự chú ý của Quan tòa và Giáo hoàng, ông bị xét xử, bị lăng mạ và người ta nghi ngờ ông đi theo dị giáo, họ đã giam lỏng ông tại nhà suốt tám năm rưỡi. Quả thật đáng kinh ngạc. Chúng ta mới phải cách ly vài tháng thôi mà đã hóa dở hết cả.

Ông trở thành biểu tượng đấu tranh cho sự tự do trí tuệ. Đây không phải cuộc đối đấu giữa khoa học và tôn giáo như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Galileo là người theo đạo Thiên chúa, cũng như mọi người khác thời bấy giờ. Những gì ông chỉ ra là Kinh thánh không phải sách khoa học, đừng nhận định mọi lời trong đó là sự thật của khoa học.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Bức vẽ "Galileo Đối mặt Quan toàn Giáo hội cơ đốc La Mã", do Cristiano Banti vẽ năm 1857.

Nếu như có xung đột giữa cách hiểu đúng nghĩa đen của văn bản với những gì ta nhận thấy qua thử nghiệm và quan sát, tức là ta chưa hiểu rõ vấn đề và phải thay đổi cách hiểu. Chỉ cần những kết luận khoa học trùng khớp với thực tại vật lý được chấp thuận, không đức tin hoặc tuyên bố loại bỏ sự thật nào được đưa ra, thì không có xung đột nào tồn tại cả.

Việc Galileo chống đối cũng một phần do tính cách ương ngạnh của ông, bên cạnh việc tính tự cao, luôn cho mình là đúng. Galileo cho rằng một người cần ba thứ để xác nhận đâu là sự thật trong thế giới này: là thử nghiệm, quan sát và lý lẽ suy ra từ các dữ liệu có được nhờ hai hành động trên.


Ars: Ví dụ về Galileo đã bị bẻ méo bởi nhiều thành phần, để trở thành chính thứ mà ông vẫn phản đối. Điều đó khiến tôi nhớ tới lời của Carl Sagan: "Họ đã từng cười Columbus, từng cười Fulton, họ còn cười vào mặt anh em nhà Wright. Nhưng họ cũng há miệng cười khi nhìn thấy gã hề Bozo nữa".

Livio: Đây chính là ảo tưởng Galileo (tuyên bố cho rằng vì một ý tưởng bị cấm đoán, khởi tố, khinh miệt, nó sẽ đúng hoặc nên xem xét về việc ý tưởng này đáng tin hơn suy đoán ban đầu).

Đây là một thứ logic trái khoáy. Người ta cứ nói rằng: "Galileo cũng từng một mình mang quan điểm sai đấy thôi, cuối cùng ông vẫn đúng. Vậy nên nếu tôi có ý kiến đi ngược lại với mọi người, tôi cũng đúng". Nhưng hai điều này chẳng ăn khớp tí nào. Galileo đúng đơn giản vì ông đã đúng, chứ không phải vì ông có ý kiến trái chiều nọi người. Đa số người mang ý kiến đối ngược với đám đông thường sai.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Bức vẽ Galileo Galilei vẽ bởi một tác giả người Ý.


Ars: Khoa học được xây trên nền tảng những thứ đã được khám phá ra, và ta đã đi một quãng đường rất dài từ thời Galileo. Vậy hãy cùng bàn luận về mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, sử dụng những công trình nghiên cứu của Galileo xem sao.

Livio: Không phải lúc nào Galileo cũng đúng. Đơn cử, bởi ông là người đam mê cơ khí, cái khái niệm có những lực gây tác động từ khoảng cách xa quá đỗi xa lạ với ông. Vậy nên ông không nghĩ tới lực hấp dẫn như cách ngày nay ta đang nghĩ, hay thậm chí tương đồng với cách Newton nhìn nhận lực hấp dẫn. Ta có ví dụ khác là Kepler, người từng cho rằng Mặt Trăng ảnh hưởng được tới thủy triều. Galileo phớt lờ nhận định đó. Ông cho rằng thủy triều liên quan tới tốc độ quay của Trái Đất và đường đi của nó quanh Mặt Trời, hai lực này kết hợp làm nước dâng. Đây là mô hình cơ học rất hay, chỉ có điều nó sai hoàn toàn và không vận hành được.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Nơi an nghỉ cuối cùng của Galileo Galilei.

Galileo cũng không thừa nhận quỹ đạo hình elip của các hành tinh, bởi ông tin người Hy Lạp đã đúng khi cho rằng mọi thứ phải cân đối. Vậy nên ông cho rằng quỹ đạo luôn đi theo đường tròn chứ không thể là hình elip. Khi khi nói về đối xứng, không thể chỉ tính tới hình dáng vật thể, mà các định luật cũng phải đối xứng.

Hãy tin vào khoa học. Đó là thông điệp chính mà tôi muốn gửi gắm. Điều hay ho của khoa học là nó luôn tự sửa đổi chính mình sao cho đúng. Việc tự sửa có thể mất ít hoặc nhiều thời gian. Có khi phải mất vài thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ, nhưng rồi mọi thứ cũng sẽ tự điều chỉnh sao cho đúng. Thông thường, chẳng mấy thông thái khi đi đối đầu với con mắt suy xét của khoa học. Đơn cử như việc biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu, và khi số phận sự sống trên hành tinh này bị đặt trên bàn cân, [việc đối đầu với khoa học] quả thật điên rồ.

Mục lục

  • 1 Cuộc đời
  • 2 Các phương pháp khoa học
  • 3 Thiên văn học
    • 3.1 Đóng góp
    • 3.2 Tranh cãi về các sao chổi và Người thí nghiệm
    • 3.3 Galileo, Kepler và các giả thiết thuỷ triều
  • 4 Công nghệ
  • 5 Vật lý
  • 6 Toán học
  • 7 Tranh cãi với Giáo hội
  • 8 Cái chết
  • 9 Các tác phẩm
  • 10 Di sản
  • 11 Ghi chú
  • 12 Thư mục
  • 13 Liên kết ngoài

Cuộc đờiSửa đổi

Galileo sinh tại Pisa (khi ấy là một phần của Lãnh địa công tước Firenze), Italia, con cả trong số sáu người con của Vincenzo Galilei, một người chơi đàn luýt và nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng, và Giulia Ammannati. Bốn trong số sáu người con sống qua tuổi sơ sinh, và người con út Michelangelo (hay Michelagnolo) trở thành một người chơi đàn luýt và nhà soạn nhạc nổi tiếng.

Tên đầy đủ của Galileo là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei. Khi ông lên 8, gia đình ông chuyển tới Firenze, nhưng ông ở lại cùng Jacopo Borghini trong hai năm.[3] Sau đó ông đi học tại Tu viện Camaldolese ở Vallombrosa, 35km phía đông nam Firenze.[3] Dù khi còn trẻ ông nghiêm túc đi theo con đường tu sĩ, nhưng ông cũng theo học y tại Đại học Pisa theo yêu cầu của cha mình. Ông không hoàn thành khoá học, mà thay vào đó nghiên cứu toán học.[13] Năm 1589, ông được chỉ định làm giáo sư toán tại Pisa. Năm 1591 cha ông mất và ông được giao phó việc chăm lo người em trai Michelagnolo. Năm 1592, ông tới Đại học Padua, dạy địa lý, cơ khí, và thiên văn học cho tới năm 1610.[14] Trong giai đoạn này Galileo đã thực hiện những khám phá quan trọng trong cả khoa học lý thuyết (ví dụ, động học của chuyển động và thiên văn học) và khoa học ứng dụng (ví dụ, sức bền vật liệu, cải tiến kính thiên văn). Các quan tâm của ông gồm nghiên cứu chiêm tinh, mà ở thời tiền hiện đại được xem là liên quan với việc nghiên cứu toán học và thiên văn học.[15]

Dù là một tín đồ sùng đạo của Giáo hội Công giáo Rôma[16], Galileo có ba đứa con ngoài giá thú với Marina Gamba. Họ có hai con gái, Virginia sinh năm 1600 và Livia sinh năm 1601, và một con trai, Vincenzo, sinh năm 1606. Vì là con ngoài giá thú, ông cho rằng các cô con gái của mình không thể lập gia đình. Tương lai duy nhất của họ là tôn giáo. Cả hai cô gái đều được gửi tới nhà dòng kín San Matteo ở Arcetri và sống trọn đời ở đó.[17] Virginia lấy tên Maria Celeste khi vào nhà tu. Bà mất ngày 2 tháng 4 năm 1634, và được chôn cất cùng Galileo tại Basilica di Santa Croce di Firenze. Livia lấy tên Arcangela và ốm đau trong suốt cuộc đời. Vincenzo sau này được hợp pháp hoá và cưới Sestilia Bocchineri.[18]

Năm 1610, Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các vệ tinh của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Kopernik chống lại thuyết địa tâm Ptolemaeus và các lý thuyết của Aristoteles. Năm sau đó, Galileo tới thăm Roma để chứng minh kính viễn vọng của mình trước các nhà triết học và toán học của Học viện Dòng Tên Rôma (Collegio Romano), và để họ tự thấy bằng mắt mình sự thực về bốn vệ tinh của Sao Mộc.[19] Khi ở Roma ông cũng trở thành một thành viên của Accademia dei Lincei.[20]

Năm 1612, xuất hiện sự chống đối thuyết nhật tâm của vũ trụ đang được Galileo ủng hộ. Năm 1614, từ bục giảng kinh của Vương cung thánh đường Santa Maria Novella, linh mục Tommaso Caccini (1574–1648) lên án các ý kiến của Galileo về sự chuyển động của Trái Đất, cho rằng chúng là nguy hiểm và gần với sự dị giáo. Galileo tới Roma để bảo vệ mình trước những cáo buộc đó, nhưng, vào năm 1616, hồng y Roberto Bellarmino đích thân khiển trách Galileo bắt ông không được ủng hộ cũng như giảng dạy thiên văn học Kopernik.[21] Trong năm 1621 và 1622, Galileo đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, Người thí nghiệm (Il Saggiatore), được phê duyệt và cho phát hành năm 1623. Năm 1630, ông quay lại Roma để xin giấy phép in cuốn Đối thoại về hai Hệ thống Thế giới, được xuất bản tại Firenze năm 1632. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ấy, ông bị bắt phải ra trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin ở Roma.

Sau một phiên xử của Giáo hoàng, theo đó ông bị nghi ngờ là dị giáo, Galileo bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị Giáo hoàng kiểm soát. Từ năm 1634 trở về sau, ông sống tại ngôi nhà thôn quê ở Arcetri, bên ngoài Firenze. Ông bị mù hoàn toàn năm 1638 và bị chứng thoát vị và mất ngủ đầy đau đớn, vì thế ông được cho phép tới Firenze chữa bệnh. Ông tiếp tục tiếp khách cho tới năm 1642, trước khi qua đời vì sốt và chứng tim đập nhanh.[22][23]

Tìm những biểu hiện về việc tôn trọng sự thật. “Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tên trọng sự thật trong các trường hợp sau

1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

*Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÍ “DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY”

Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất.

Ga-li-lê (Galileo Galilei) là một nhà thiên văn học, vật lí học, toán học và triết học I-ta-li-a (Italia). Ông đã ủng hộ quan điểm cho rằng “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tinh đều quay xung quanh nó”.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Tuy nhiên, trong thời kì Ga-li-lê sinh sống, quan điểm “Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thống trong xã hội. Tất cả những ý kiến phản bác lại điều đó đều không được chấp nhận. Vì vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là trái ngược với quan điểm này, bị cho là chống đối.

Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.

*Gợi ý trả lời câu hỏi

a. Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên.

- Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên là"trái đất quay quanh mặt trời".

b.Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người như thế nào? Vì sao?

-Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người tôn trọng sự thật. Vì ông biết sự thật và nhất định phải khẳng định nó.

1. Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

2. Biểu hiện: học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh;người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Ngăn chặn những hành động xấu xa chính là tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải.

Câu nói nổi tiếng của Galileo Dù sao Trái đất vẫn quay chứng tỏ ông là người như thế nào vì sao

Trả lại của rơi cho người đã mất, thành khẩn khai báo chính là tôn trọng sự thật.

@1236672@@1236742@