Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm quang hợp

- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

- Phương trình tổng quát của quang hợp: 

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

2. Vai trò của quang hợp

- Toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta đều phụ thuộc vào quang hợp:

  • Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ → làm thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.
  • Năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học → nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới.
  • Quang hợp hấp thụ CO2và giải phóng O2 → giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác.

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

*Đặc điểm hình thái bên ngoài:

- Diện tích bề mặt lớn → hấp thụ được nhiều tia sáng.

- Phiến lá mỏng → thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

- Lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng → khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

*Đặc điểm giải phẫu bên trong:

- Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá → trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu lên lá.

- Tế bào mô xốp chứa ít lục lạp hơn nằm ở phía dưới của mặt lá, trong mô xốp có nhiều khoảng trống rỗng → khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa săc tố quang hợp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn, phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá → cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

- Trong lá có nhiều nhiều tế bào chứa lục lạp → đó là bào quan quang hợp.

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

2. Lục lạp là bào quan quang hợp

- Số lượng lục lạp trong tế bào khác nhau, ở thực vật bậc cao, mỗi tế bào có khoảng 20-100 lục lạp.

* Đặc điểm cấu tạo của lục lap thích nghi với chức năng quang hợp:

- Lục lạp có hình bầu dục → có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng mạnh yếu khác nhau.

- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác.

- 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit:

  • Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp (chứa diệp lục, carotenoit, enzim) → nơi xảy ra các phản ứng sáng trong quang hợp.
  • Xoang tilacoit → nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

- Chất nền stroma chứa các enzim quang hợp → nơi diễn ra các phản ứng của pha tối.

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

- Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

Lục lạp là gì? Lục lạp có chức năng như thế nào đối với quá trình quang hợp của thực vật? Để giải đáp thắc mắc của các bạn, bài viết sau đây DINHNGHIA.VN chia sẻ về cấu tạo và chức năng của lục lạp đối với thực vật.

Lục lạp là gì?

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

Lục lạp là bào quang phổ biến,  đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình quang hợp của thực vật. Tại đây, chứa các chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử ATP và NADPH.

Hiểu một cách đơn giản, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp biến năng lượng mặt trời hấp thụ được thành năng lượng hóa học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật.

Cấu tạo hình thái của lục lạp

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

Lục lạp có cấu trúc gồm 2 màng. Màng ngoài dễ thấm hơn màng trong. Giữa màng ngoài và màng trong có lớp giữa gọi là khoang màng giữa. Màng trong của lục lạp được bao bọc bởi một vùng không có màu xanh lục được gọi Stroma tương tự như chất nền matrix của ti thể.

Bên trong của lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống túi dẹt tilacôit. Các tế bào tilacoit này sẽ xếp chồng lên nhau tạo nên cấu trúc Granma. Các Granma trong lục lạp nối với nhau bằng một hệ thống màng. Trong màng của Tilacoit chứa nhiều diệp lục và các tế bào có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn chứa ADNribosome.

Chức năng của lục lạp

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

  • Quang hợp: Lục lạp có chức năng chính là thực hiện quá trình quang hợp. Tại đây, lục lạp chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Chuyển hóa và lưu trữ năng lượng trong phân tử cao năng ATP và NADPH đồng thời quá trình đó sẽ giải phóng ra khí oxi. Sau đó, lục lạp sẽ sử dụng năng lượng đó tạo lên các phân tử CO2 (cacbon đioxit) theo chu trình Calvin.
  • Tổng hợp các axit béo: Ngoài chức năng quang hợp, lục lạp còn có vai trò trong việc tổng hợp các axit béo, và các phản ứng miễn dịch của thực vật.

Lục lạp rất linh động trong cơ thể thực vật, nó có thể dễ dàng di chuyển  trong tế bào thực vật, thi thoảng thắt lại để thực hiện quá trình phân đôi tế bào. Hoạt động của lục lạp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: màu sắc và cường độ ánh sáng. Lục lạp không tạo ra từ tế bào thực vật mà lục lạp được tạo ra từ quá trình phân bào của cơ thể.

Trên đây, DINHNGHIA.VN đã khái quát lục lạp là gì? Vai trò cũng như cấu trúc của lục lạp đối với thực vật. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi lục lạp là gì. Hẹn gặp lại các bạn trong bài chia sẻ tiếp theo!

Xem thêm:

Please follow and like us:

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

Cấu tạo của lục lạp Sinh học 11

Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng

Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác 

Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp 

Chất nền (strôma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.