Cấu tạo hệ thống phanh ô tô

Theo thời gian hệ thống phanh ô tô đã không ngừng cải tiến và phát triển. Người dùng hầu như chỉ biết đến hệ thống phanh chứ không nắm rõ được nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh.

Vậy hãy đọc ngay bài viết này để biết được cảnh thức hoạt động của hệ thống phanh trên ô tô.

Mục lục nội dung bài viết

Vai trò của hệ thống phanh ô tô

Trái lại với các bộ phận khác trên ô tô thì hệ thống phanh lại là hệ thống giúp kìm hãm sự di chuyển và dừng lại sự chuyển động của xe.

Cấu tạo hệ thống phanh ô tô
Vai trò của hệ thống phanh ô tô

Để giảm tốc độ của xe đang chạy, việc cần thiết là ta phải tạo ra một lực tác động làm cho các bánh xe quay chậm lại hoặc dừng hẳn. Khi có lực tác động lên phanh. Hệ thống này sẽ sản sinh ra một lực làm cho bánh xe dừng hẳn. Nói một cách khác thì năng lượng của bánh xe sẽ được chuyển đổi thành nhiệt do ma sát, nó sẽ tác động lên bánh xe làm cho xe ngừng lại.

>> Xem Thêm

  • Có nhất thiết phải vệ sinh khoang máy ô tô ? Giá vệ sinh khoang máy bao nhiêu?
  • Cách âm chống ồn DPRO – Cách chọn vật liệu chuẩn và kỹ thuật thi công phù hợp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

Cùng đi tìm hiểu hệ thống phanh trên xe ô tô, xem chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh trên ô tô.

Cơ cấu chính của hệ thống phanh ô tô

Cơ cấu chính tạo ra chức năng của hệ thống phanh bao gồm: phanh tang trống và phanh đĩa. Thường được điều khiển bằng áp suất thủy lực.

  • Hệ thống phanh chính đây là hệ thống phanh chân. Có hai loại phanh đó là phanh kiểu tang trống và phanh đĩa.
  • Hệ thống phanh được sử dụng để đỗ xe. Hệ thống phanh đỗ xe giúp tác động vào các phanh bánh sau.

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS: Đây là bộ điều khiển được điều khiển bằng máy tính. Giúp tự động tránh các hiện tượng khi phanh gấp lốp bánh xe bị bó cứng. Nó giúp tăng sự ổn định khi xe hoạt động, rút ngắn quãng đường phanh.

ABS có EBD: Là hệ thống chống bó cứng được phân phối bằng lực điện tử.

BA (hệ thống hỗ trợ khi phanh): Đây là hệ thống giúp hỗ trợ người điều khiển khi tác động không đủ lực vào phanh.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

Phanh thường ở hai trạng thái đó là khi thực hiện phanh và khi nhả phanh

Cấu tạo hệ thống phanh ô tô
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh

  • Khi thực hiện việc phanh xe

Khi cần giảm tốc độ hoặc muốn dừng xe lại. Người lái sẽ tác động lực phanh lên bàn đạp phanh. Sau đó thông qua tác động lên piston. Nó sẽ di chuyển trong xylanh phanh chính, tiếp đến là đẩy đầu vào các hệ thống đường ống dẫn và di chuyển đến các xylanh ở bánh xe.

Dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston. Xylanh phanh của các bánh xe sẽ đẩy đầu phanh để thực hiện việc giảm tốc.

  • Khi nhả phanh

Khi người lái nhả phanh. Do có lò xo hồi vị tại các bánh xe, sẽ đẩy xylanh về vị trí như lúc đầu. Lúc này phanh sẽ được nhả ra là không còn lực hãm nữa.

>> Bạn có thể tham khảo thêm về hệ thống lái trợ lực điện

Các hệ thống phanh ô tô thông dụng

Phanh guốc (phanh tang trống)

Phanh guốc hay còn được gọi là phanh tang trống. đây là loại phanh, áp vào mặt của guốc phanh. Khi có lực tác động , sẽ giúp ép má phanh vào mặt trong của phanh guố – đây là bộ phận được liên kết với bánh xe.

Cấu tạo hệ thống phanh ô tô
Phanh tang trống

Hầu hết các phanh tang trống của các loại xe du lịch được tạo lên bwor hai miếng ghép lại. Độ cong của vành guốc cần phải phù hợp với mặt trong của trống phanh. Bề mặt của vanh guốc sẽ được gắn trực tiếp với má phanh

Ưu điểm của phanh tang trống: Có cấu tạo đơn giản, ít hỏng hóc, nhỏ gọn và việc sửa chữa hay thay thế cũng dễ dàng hơn. Nhưng nó cần một lực tương đối lớn để có thể hãm phanh lại, phanh có thể bị bó phanh gây mất lái hoặc chệch xe.

Phanh đĩa ( bố thắng đĩa )

Ngày nay, việc áp dụng phanh đĩa vào sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt là đối với những chiếc ô tô du lịch. Ngoại trừ một số xe hạng nhỏ đã được bố trí phanh đĩa trước, phanh tang trống sau. Phanh đĩa được chia thành hai loại là loại vỏ quay và loại đĩa quay.

Cấu tạo hệ thống phanh ô tô
Phanh đĩa

Ưu điểm của phanh đĩa: Đơn giản, ổn định khi phanh và gọn nhẹ. Áp suất ma sát của phanh được phân bố đều. Đồng thời nó có khả năng thoát nước tốt. Với kết cấu đặc biệt thì phanh này không cần phải điều chỉnh mỗi khi má phanh bị bào mòn. Cùng với đó là hệ thống phanh bó cứng ABS rất ổn. Việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế má phanh dễ dàng.

Phanh khí nén

Phanh khí nén là loại phanh có kết cấu rất phức tạp. Nó được áp dụng trên ô tô cỡ lớn hoặc các đầu kéo rơ móc, các loại xe có trọng tải lớn….

Ưu điểm của phanh khí nén: Nó giúp làm hạn chế việc bị chảy dầu nếu bị rò rỉ. Nó phù hợp với những loại xe yêu cầu cao về việc vận tải. Nó tạo được sự ổn định khi thực hiện phanh.

Trên đây là những thông tin về hệ thống phanh ô tô mà DPRO muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều khiển và sử dụng xe ô tô. Chúc các bạn lái xe an toàn