Chánh án khác với thẩm phán như thế nào

Phân biệt "Chánh án" và "Chánh tòa"

Thứ 2, 19/11/2018 | 20:29:00 2,150 lượt xem

BPO - Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24-11-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2015. Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân. Mặc dù luật đã được áp dụng vào thực tế cuộc sống hơn 3 năm, nhưng hiện nay vẫn còn không ít người chưa phân biệt rõ hai chức danh "Chánh án" và "Chánh tòa". Vì vậy, bài viết dưới đây không ngoài mục đích cùng bạn đọc phân biệt rõ về hai chức danh này.

Xét về khái niệm, Chánh án là người đứng đầu các cấp của Toà án nhân nhân và Tòa án quân sự. Còn Chánh tòa là người đứng đầu tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (không có ở cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp huyện). Còn trong nhánh tòa án quân sự, Chánh tòa là người đứng đầu Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương (không có ở cấp Tòa án quân sự quân khu vàTòa án quân sự khu vực).

Về bản chất thì Chánh án mỗi cấp tòa là người đứng đầu; là người quản lý, điều hành, tổ chức công tác xét cử của cấp tòa đó. Còn với Chánh tòa thì trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh (nhánh tòa án nhân dân) có thành lập các Tòa chuyên trách (hiểu nôm na là Tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng như: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế,..) thì sẽ tồn tại Chánh tòa. Tức là người đứng đầu quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa này. Mặt khác, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương (nhánh tòa quân sự) có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương thì người đứng đầu; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương sẽ là Chánh tòa.

Về địa vị pháp lý, Chánh án cao hơn Chánh tòa. Bởi, Chánh Tòa nằm dưới sự quản lý, điều hành của Chánh án.

Về phân loại, đối với Chánh án thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Đối với nhánh Tòa án Quân sự: Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực.

Đối với Chánh tòa thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Các chánh tòa là do chánh án tòa án nhân dân nơi có tòa chuyên trách đó trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Chánh án là gì? Chánh án là một chức danh tố tụng? Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án tòa án nhân dân các cấp theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân?

Hệ thống tòa án nhân ở nước ta hiện nay có 04 cấp, bao gồm tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tòa án nhân dân cấp quận, huyện. Đứng đầu mỗi cấp là Chánh án tòa án nhân dân, đứng đầu các tòa chuyên trách là Chánh tòa.

Mục lục bài viết

1. Chánh tòa là gì?

– Chánh án là người đứng đầu tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (không có ở cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp huyện).

– Còn trong nhánh tòa án quân sự, Chánh tòa là người đứng đầu Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương (không có ở cấp Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự khu vực).

– Trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao Toà, tòa án nhân dân cấp tỉnh (nhánh tòa án nhân dân) có thành lập các Tòa chuyên trách (hiểu nôm na là Tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng như: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế,..) thì sẽ tồn tại Chánh tòa – người đứng đầu quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa này.

– Mặt khác, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương (nhánh tòa quân sự) có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương thì người đứng đầu; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương sẽ là Chánh tòa.

2. Chánh án là một chức danh tố tụng:

Chánh án Tòa án đảm trách thực hiện hai nhóm nhiệm vụ bao gồm những nhiệm vụ của người đứng đầu Tòa án và người chịu trách nhiệm lớn nhất trong chỉ đạo điều hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự đã phân định rất rõ ràng, cụ thể hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm này.

Với tư cách người đứng đầu người đứng đầu cơ quan tố tụng -Toà án trong tố tụng hình sự, Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Chánh án sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với toàn bộ các quyết định của mình, đặc biệt liên quan đến việc phân công, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước phiên tòa.

Bộ luật Tố tụng hình sự cũng có quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải thay đổi hoặc thay quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

3. Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án tòa án nhân dân tối cao:

Theo quy định hiện hành tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định như sau:

Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.

Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.

Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.

Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.

Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.

Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.

Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.

Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi cho hoạt động của các Tòa án nhân dân; quy định biên chế của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân.

Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.