Chào mừng năm mới 2023

Chúc mừng năm mới 2023 Nhà sản xuất thiệp chúc mừng - Happy New Year 2023 Wishes Maker

Chào mừng đến với Chúc mừng năm mới 2023 Nhà sản xuất thiệp chúc mừng cho Hình ảnh chúc mừng năm mới 2023 đẹp.

Hãy thử bộ sưu tập Thiệp Chúc mừng Năm Mới 2023 mới và hợp thời trang của chúng tôi với những thông điệp đặc biệt và bạn có thể gửi những tấm thiệp chúc mừng được cá nhân hóa này đến bất cứ đâu với tính năng chia sẻ trên mạng xã hội.

Lời chúc mừng năm mới 2023 để chia sẻ những thông điệp yêu thương đến bạn bè hoặc gia đình của bạn bằng cách gửi cho họ những tấm thiệp & lời chúc Happy New Year 2023.

Thiệp chúc mừng năm mới 2023 với lời chúc được thiết kế để chia sẻ với phương tiện truyền thông xã hội của bạn.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy Lời chúc mừng năm mới 2023 bằng tiếng Hindi và tiếng Anh.

Bằng cách sử dụng ứng dụng của chúng tôi, bạn có thể gửi những lời chúc mừng Năm mới 2023 tốt nhất trực tuyến. Thiệp chúc mừng làm cho mọi người hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

★ Tất cả các lời chúc và thẻ bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Hindi, tiếng Anh và tiếng Gujarati).
★ Giao diện được thiết kế chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng và trực quan với nét văn hóa Ấn Độ.
★ Phông chữ tiếng Hindi và tiếng Anh tốt hơn và dễ đọc hơn
★ Bộ sưu tập lớn được phân loại của thiệp chúc mừng và tin nhắn mới nhất
★ Chia sẻ và đưa những câu chuyện của bất kỳ tin nhắn nào lên các trang xã hội như WhatsApp, facebook, twitter & instagram.

Bạn có thể coi ứng dụng của chúng tôi là một nhà sản xuất Lời chúc mừng năm mới 2023 miễn phí có sẵn trực tuyến.

Các danh mục có trong ứng dụng:
+ Lời chúc năm mới vui vẻ 2023 bằng tiếng Hindi, tiếng Anh và tiếng Gujarati
+ Hình ảnh chúc mừng năm mới 2023
+ Tin nhắn chúc mừng năm mới 2023 bằng tiếng Hindi, tiếng Anh và tiếng Gujarati

Tính năng:
Những câu nói hay về chúc mừng năm mới 2023 bằng tiếng Hindi, tiếng Anh và tiếng Gujarati.

Đó là ứng dụng hoàn toàn miễn phí !!!! Chỉ cần thử ứng dụng này, chắc chắn rằng nó sẽ không làm bạn thất vọng.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm:
Mục đích của ứng dụng là cung cấp thông tin giải trí / thông tin chung cho người dùng. Tất cả hình ảnh và văn bản trong ứng dụng được thu thập hoặc lấy từ các nguồn internet hoặc trang web khác nhau. Tất cả các hình ảnh có sẵn ở nhiều nơi khác nhau trên internet và được cho là thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, chúng tôi không yêu cầu quyền sở hữu / bản quyền của tài liệu / phương tiện được sử dụng trong ứng dụng. Chúng tôi xác nhận rằng chủ sở hữu bản quyền tương ứng của nội dung sở hữu các quyền. Nếu bạn sở hữu quyền đối với bất kỳ nội dung nào trong ứng dụng, vui lòng viết thư cho chúng tôi kèm theo chi tiết bản quyền của nguồn gốc và nội dung đã nêu sẽ bị xóa ngay lập tức. Không có ý định xâm phạm.

Đạo thầy trò, trường học hạnh phúc chính là tiền đề để thực hiện văn hóa học đường, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ trong mỗi con người.

Những “hạt giống” hạnh phúc

“Các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy bước vào con tàu Vật lý kỳ ảo...”. Cô giáo vừa dứt hiệu lệnh, những tiếng reo hò đồng loạt vang lên hưởng ứng. Gương mặt của các học sinh đầu cấp vài phút trước còn rụt rè, ngần ngại bỗng hoạt bát, phối hợp ăn ý cùng những người bạn mới quen qua các trò chơi khoa học bất ngờ và thú vị. Cứ như vậy, buổi đến trường đầu tiên của các em học sinh lớp 6 Trường THCS Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) là chuyến “du hành” khám phá các trạm trải nghiệm Hóa học diệu kỳ, Tiếng Anh vui vẻ và Toán học thần tốc. Các em đã có buổi làm quen với ngôi trường, thầy cô và bạn bè mới tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Nói cách vượt qua các thử thách, em Lê Minh Quân, học sinh lớp 6T1 hào hứng cho biết: “Để chiến thắng, trước hết em phải chơi hết mình và có tinh thần đồng đội. Tiếp đến quan sát, lắng nghe kỹ yêu cầu của cô và học hỏi qua sự hướng dẫn của các anh chị lớp trên. Em không nghĩ trường mới lại vui đến thế!”.

Với mong muốn buổi gặp mặt đầu tiên sẽ để lại kỷ niệm đẹp trong hành trình trưởng thành của học sinh, cô giáo Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng chương trình có thể giúp các con nhanh chóng làm quen với môi trường học tập mới, góp phần hình thành các kỹ năng giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm. Cùng với đó, sự kết nối giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên giúp các bên thấu hiểu và cùng chung tay tạo dựng môi trường học tập theo định hướng học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình”.

Tham gia khóa tập huấn Dự án “Trường học hạnh phúc” do Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức cuối tháng 8 vừa qua, cô giáo Đoàn Thị Hải Quỳnh, Phó hiệu trưởng Trường Liên cấp Thực Nghiệm cho biết: “Khóa tập huấn đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ cho các thầy cô giáo có được khung lý thuyết về khoa học hạnh phúc, cũng như khoa học não bộ và các kiến thức liên quan mật thiết đến trẻ em. Các phương pháp và bài tập thực hành giúp “năng lực hạnh phúc” được bắt đầu từ chính giáo viên-người đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo các em học sinh. Thầy cô được hiểu sâu hơn về trí tuệ cảm xúc của con người nói chung và các phản ứng cảm xúc của học trò nói riêng, nhằm tạo môi trường an toàn, tràn đầy tình yêu thương, tôn trọng các em”.

Cụ thể hóa điều đó, mỗi trường tùy vào điều kiện cụ thể lại có những mô hình, cách làm phù hợp. Nhiều trường bắt đầu bằng việc xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Những câu chuyện có thật trong mỗi cuốn sách khiến các bài học đạo đức trở nên dễ tiếp nhận hơn, học sinh dễ nhớ và có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống. Nếu như đọc sách giúp học sinh có thêm hiểu biết, nuôi dưỡng tâm hồn, thì lao động trong trường học lại giúp các em biết trân quý những thành quả lao động và có lối sống tích cực hơn; đặc biệt hạn chế bạo lực học đường.

Thăm vườn rau sạch, xanh mướt nằm trong khuôn viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) thấy rõ những thành quả của mục tiêu giáo dục thông qua lao động thực tế. Tự tay làm các công đoạn từ gieo hạt, trồng cây con, nhổ cỏ, tỉa lá, xới đất, tưới nước cho cây... và cuối cùng là thu hoạch, em Hoàng Thị Thợi chia sẻ niềm vui như được nhân đôi bởi những luống rau không chỉ giúp các em cải thiện bữa ăn, mà như một liều thuốc tinh thần, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng, có trái tim biết yêu thương, biết chăm sóc và giúp đỡ người khác hơn.

Giữ đạo thầy-trò, nền tảng xây dựng văn hóa học đường

Trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-4-2019 quy định Quy tắc ứng xử và hướng dẫn cho các đối tượng quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người khác khi đến trường học.

Trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò; các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân-thiện-mỹ. Bởi vậy, mô hình “Trường học hạnh phúc” với 21 tiêu chí, trong đó 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng, do Bộ GD&ĐT triển khai từ năm 2019 đã nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hướng tới giải quyết các vấn đề về hệ giá trị và các nguyên tắc ứng xử căn bản trong học đường một cách lâu dài, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Với một giá trị rộng lớn như văn hóa nếu không tìm chỗ dựa để triển khai sẽ rất khó. Đầu tiên là nhà trường, thầy trò cần củng cố và làm thật tốt yếu tố tuân thủ pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc, hoàn thiện và triển khai tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các chuẩn về đạo đức của nhà giáo, chuẩn trường học. Có như vậy mới rõ ràng để thực thi, có tiêu chí để hành động, có chỗ để thưởng phạt, khen chê. Làm tốt được những phương diện này cũng sẽ làm ngay ngắn được trường học. Trường học ngay ngắn, thầy ra thầy, trò ra trò mới có thể nói tới các giá trị khác được”.

Nhìn lại những việc đã làm được trong giai đoạn vừa qua về xây dựng văn hóa học đường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng đã có những việc làm được, nhưng cũng còn nhiều việc phải tiếp tục làm tốt hơn. Trong đó, cần quan tâm cải thiện cơ sở vật chất trường học. Bởi khi trường học quá nghèo, lớp học tạm bợ, cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường của thầy cô còn khó khăn thì việc triển khai văn hóa học đường sẽ không dễ dàng.

Việc xây dựng hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo rất cần đến sự trung thực trong giáo dục. Để trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa, nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai.\

Bài và ảnh: THU HÀ