Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024

Thầy Vũ Văn Tùng là giáo viên dạy môn lịch sử của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai. Đinh Núp là ngôi trường có 90% học sinh là người Thượng sắc tộc Ba-na, cuộc sống gia đình các em đều nghèo khó. Vào vụ mùa, cha mẹ các em lên rẫy dựng chòi ở lại nên các em thường bỏ học đi theo; em nào ở nhà thì phải tự túc mọi thứ.

Thầy Tùng cho biết, khi mới đến trường dân tộc nội trú dạy học, cứ mỗi buổi sáng các em đi học nửa buổi rồi trốn về. Thầy đã đi theo và tìm hiểu mới biết được rằng, các em đói nên về nhà để kiếm gì ăn, quay lại thì muộn, không dám vào lớp vì sợ thầy cô mắng.

Trước hoàn cảnh của các em, thầy Tùng trăn trở phải làm gì để các em đến trường. Từ đó, bên cạnh việc tích cực vận động người dân cho con em đi học, thì nhiều mô hình hỗ trợ các em ra đời như tủ bánh mỳ 0 đồng, trao sinh kế cho học sinh nghèo nuôi bò, bữa sáng miễn phí…

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Thầy giáo Vũ Văn Tùng tặng đồ ăn sáng cho học sinh khó khăn.

"Tôi mong muốn chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của gia đình học sinh. Khi kinh tế gia đình ổn thì các em mới yên tâm đến trường. Hiệu quả cho thấy việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp cải thiện đáng kể. Đó là niềm động viên lớn nhất đối với tôi", thầy Tùng bộc bạch.

Để có những bữa ăn sáng chu đáo cho học trò vùng cao, thầy Tùng phải dậy từ 4h sáng để chạy xe máy hơn 40km để lấy bánh mì về phát cho các em. Thấu hiểu tình yêu thương học trò nên gia đình thầy cũng luôn động viên, chia sẻ và lo chu đáo việc nhà cho thầy yên tâm công tác. Nhiều học sinh Pờ Tó đã coi thầy Tùng như người cha. Từ đó, tình trạng học sinh bỏ học hầu như không còn.

Trong năm học 2021-2022 và 2022-2023, thầy Tùng đã vận động thầy cô giáo, bạn bè, gia đình và các nhà hảo tâm ủng hộ hơn 200 triệu đồng (gồm tiền và hiện vật) cho quỹ “Tiếp bước đến trường” để tặng quà học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Với những việc làm trên, thầy Tùng đã vinh dự nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Thầy cũng là một trong 24 gương điển hình tiên tiến được mời ra Hà Nội tham dự chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng năm 2022, là một trong 58 giáo viên tiêu biểu xuất sắc được vinh danh tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”…

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Thầy Tùng chia sẻ về những mô hình hỗ trợ các em học sinh trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023.

Truyền cảm hứng học tập cho học sinh qua làn điệu dân ca

Ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có một cô giáo người Tày muốn dạy cho các em nhỏ tình yêu quê hương đất nước bằng các bài hát theo một cách đặc biệt, để rồi từ đó những bài học cứ nhẹ nhàng ngấm vào tâm hồn những đứa trẻ hồn nhiên trong trẻo. Đó là cô giáo trẻ Hoàng Thị Luyến, sinh năm 1986. Cô đã hai lần nhận được giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương.

Cô giáo Hoàng Thị Luyến cho biết: "Em sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Ngay từ nhỏ em đã yêu những bản nhạc, khúc hát về núi rừng, về con người vùng cao Tây Bắc. Từ niềm say mê với âm nhạc cùng với những cảm thông, thấu hiểu cuộc sống khó khăn của đồng bào, nhất là với học sinh vùng cao, đã "chắp cánh" cho em theo đuổi ước mơ trở thành một giáo viên, để có thể mang con chữ, lời ca, tiếng hát giúp học trò nghèo sau này có cuộc sống tươi sáng hơn".

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Các tiết dạy của cô Luyến luôn sôi nổi, cuốn hút, truyền cảm hứng học tập cho các em học sinh

Hơn 10 gắn bó cùng ngôi trường miền cao, đảm nhiệm cùng lúc 2 vị trí là giáo viên bộ môn và Tổng phụ trách Đội, cô giáo Luyến đã không ngừng cố gắng để truyền cảm hứng cho học sinh

Cô luôn tìm tòi nghiên cứu, vận dụng những bài hát, làn điệu dân ca để truyền đạt cho học sinh. Điều này đã tạo sự hấp dẫn và hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, giúp các em thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. Thông qua từng tiết dạy, từng bài giảng cùng các hoạt động phong trào của nhà trường, giúp các em thêm hiểu, thêm yêu những khúc hát từ núi rừng, từ con người Tây Bắc để từ đó gắn bó hơn với trường lớp, với thầy cô và bạn bè.

Chia về những khó khăn khi chọn lựa con đường trở thành một nhà giáo. Môi trường mới, đối tượng học sinh cũng khác, với hơn 90% là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là con em đồng bào người dân tộc Mông, nên cô gặp không ít khó khăn về phương pháp, cách thức truyền đạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, do đặc thù của bộ môn mỗi trường chỉ có một giáo viên nên việc học tập kinh nghiệm giảng dạy là vô cùng khó khăn. Để giúp các em học sinh gần gũi với các bài học hơn, cô Luyến đã có 6 sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực giảng dạy bộ môn ứng dụng có hiệu quả tại trường.

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Cô giáo trẻ Hoàng Thị Luyến vinh dự được vinh danh nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương, lần thứ 2 năm 2020.

Truyền lửa cho học trò khó khăn

Xuất thân từ gia đình khó khăn vì vậy khi thấy học trò nghèo vất vả bám con chữ, thầy Trương Văn Hiện (Trường tiểu học Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng), thầy Bnướch Zói (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) – hai người con dân tộc Cơ Tu đã có những cách làm để kết nối hỗ trợ một phần kinh phí giúp các học trò có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Thầy Hiện chia sẻ: Bản thân đã nhận thấy được các em học sinh của mình, đặc biệt các em là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ nét sự đáng thương với sự rụt rè, nhút nhát thiếu tự tin, nhiều em học sinh hoàn cảnh còn khó khăn về điều kiện học tập, thiệt thòi hơn so với các bạn đồng trang lứa ở đồng bằng, với tình yêu thương vô bờ bến, bản thân luôn tìm cách gần gũi, nắm bắt tâm lý và nhu cầu các em để tận tình giúp đỡ, mạnh dạn cùng với nhà trường kêu gọi các mạnh thường quân trong và ngoài Thành phố hỗ trợ giúp đỡ cho các em kịp thời.

Bên cạnh đó bản thân tôi đã phải tìm các giải pháp chọn lọc những cách làm hay để áp dụng vào thực tế trong nhà trường sao cho phù hợp, để thu hút các em học sinh tham gia tích cực các phong trào Đội, sinh hoạt tập thể, giúp các em thiếu nhi được rèn luyện kỹ năng, mạnh dạn tự tin hơn để đưa phong trào Đội đi lên.

Hay như thầy Bnướch Zói, hằng năm thầy kết nối với Hội khuyến học xã Dang xét chọn học bổng cho các em học sinh khó khăn, nguy cơ bỏ học để động viên, khuyến khích các em yên tâm học tập. Như đợt khai giảng vừa rồi, thầy Bnướch Zói kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ 10 triệu đồng cho quỹ học bổng đến trường, xét tặng học sinh khó khăn. Ngoài ra, thầy Bnướch Zói cũng là một trong số các thầy cô của địa phương có nhiều đóng góp cho hành trình ngăn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bằng quyết tâm vượt khó vươn lên, những người con của dân tộc Cơ Tu đã gặt hái được những kết quả đáng tự hào và niềm vui lớn nhất của các thầy là mỗi ngày đến trường được gặp gỡ và nhìn thấy sự thích thú, vui vẻ tham gia học tập, hoạt động phong trào của các em học sinh.

Trong suốt quá trình làm nghề, các thầy nhận được rất nhiều giấy khen nhưng đây không phải là mục tiêu lớn nhất các thầy đặt ra. "Giấy khen là thành tích ghi nhận những đóng góp trong quá trình công tác. Nhưng đó là động lực để bản thân tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho quê hương. Bản thân tôi luôn xác định tất cả vì học sinh thân yêu. Điều mong muốn nhất được cống hiến nhiều hơn nữa, để học trò ngày càng ngoan ngoãn và học tập tiến bộ" - thầy Bnướch Zói cho biết.

Bám dân, vận động đưa trẻ đến trường

Ở miền biên viễn Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), nơi đây nhiều bà con dân tộc ăn chưa đủ no nói gì đến việc quan tâm học hành của con trẻ, tình trạng học sinh bỏ học vẫn diễn ra. Do vậy, suốt nhiều năm qua, để duy trì sĩ số, các giáo viên phải đến từng bản, đi từng nhà gặp gỡ và thuyết phục phụ huynh cho con em họ trở lại trường. Dù gian nan, vất vả nhưng cô giáo Lầu Y Pay - giáo viên Trường Mầm non Tri Lễ luôn cố gắng, dành trọn tình thương đến học trò dân tộc, tiếp tục ươm mầm, gieo tri thức với sứ mệnh "trồng người" nơi miền biên viễn.

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Cô Lầu Y Pay đón học sinh tới trường.

Một ngày của cô giáo Lầu Y Pay bắt đầu với việc vượt qua quãng đường núi hơn 25km, chị đến với điểm trường lẻ để kịp đón học sinh tới trường. Từ 3 năm nay, điểm trường lẻ nơi chị dạy học bắt đầu thực hiện mô hình bán trú dân nuôi. Học sinh đến trường mang theo cơm được bố mẹ chuẩn bị sẵn ở nhà để trưa ở lại trường.

Bản Huổi Mới có hơn 140 hộ /824 nhân khẩu, bản có 5 lớp học, trong đó có 1 lớp mầm non và Mẫu giáo với 35 em do Y Pay và 1 cô giáo nữa phụ trách. Là người Mông, hiểu phong tục, tập quán của dân tộc Mông, nên mỗi tối, Y Pay đã đến từng nhà nói chuyện để mọi người biết cái hay của sự học và cái hại của việc không biết chữ.

Hơn 10 năm công tác tại Trường mầm non xã Tri Lễ, dù nhiều lần được nhà trường tạo điều kiện cho chuyển công tác về dạy gần nhà, song cô Pay đều lắc đầu. “Nếu ai cũng tránh nơi khó khăn thì học trò biết làm sao” - cô Pay nói về lý do tự nguyện đến cắm bản dạy học ở những điểm lẻ khó khăn nhất tại xã Tri Lễ. Cô nói rằng, là một người Mông, nên cô hiểu rõ tính cách, phong tục tập quán… vì thế thuận lợi hơn trong việc vận động học sinh, phụ huynh.

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Cô Y Pay say sưa dạy học.

Với chị, đã làm nghề thì phải chăm lấy nghề, phải tâm huyết với nghề. Người giáo viên đối với học trò phải vừa là cô giáo, vừa là mẹ, là người chị, người thân trong gia đình. Ngoài dạy kiến thức, người giáo viên còn phải dạy cho các em kỹ năng trong cuộc sống, phải biết chia sẻ, đồng cảm với học trò, nhất là với học sinh vùng cao, khi các em gần với giáo viên, các em sẽ thấy như ở nhà và khi đó các em sẽ thực sự xem trường học là ngôi nhà thứ hai của mình.

Với nhiều nỗ lực cố gắng, năm học này, cô giáo Lầu Y Pay được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc. Đây không chỉ là vinh dự cho cô, tập thể nhà trường mà còn cho ngành Giáo dục Nghệ An. Việc một giáo viên cắm bản được tuyên dương cũng sẽ là động lực cho các giáo viên đang công tác ở vùng khó vươn lên, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Khi được hỏi về mong ước của mình, nhiều thầy, cô giáo chỉ mỉm cười và nói: Hạnh phúc lớn nhất của họ chính là các em học sinh đến trường đều đặn, chuyên cần, ra sức học tập và ngày càng trở nên con ngoan, trò giỏi. Hạnh phúc nào hơn, niềm tri ân nào hơn khi các thầy, cô giáo thấy các thế hệ học sinh của mình ngày càng trưởng thành, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của địa phương.

Thật đáng khâm phục những thầy, cô giáo bền bỉ băng suối, vượt đèo, gác lại nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, quyết "gùi con chữ" lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo; những nhà giáo mang theo lòng yêu nghề, đức hy sinh và tình yêu học trò, ngày nối ngày kiên trì "cắm bản", cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, vào từng nhà, gặp từng người, vận động từng con em đi học để tri thức, văn hóa nẩy mầm sinh sôi trên những vùng đất khó như cô giáo Lầu Y Pay, thầy Vũ Văn Tùng, cô Hoàng Thị Luyến, thầy Hiện, thầy Bnướch Zói và nhiều thầy cô giáo khác nữa …

Dù còn nhiều khó khăn nhưng các thầy cô chưa bao giờ nản lòng, bởi bên cạnh họ ngoài những học sinh đầy hoài bão thì còn có đồng nghiệp, cộng đồng và toàn xã hội luôn ở bên mình. Trao đổi, chia sẻ những khó khăn trong quá trình giảng dạy, các thầy cô “cắm bản” có những nguyện vọng về sự quan tâm, hỗ trợ đối với học sinh vùng đồng bào DTTS trong học tập; việc cải thiện, đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học; chế độ, chính sách cho những giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Chắp cánh ước mơ là gì năm 2024
Thời gian tới, cần chính sách khả thi với giáo viên vùng cao.

Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, những người làm thầy được dân tộc ta coi trọng, tôn vinh và coi là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý trong xã hội. Bởi mỗi thầy, cô giáo chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về nhân cách làm người. Phát huy truyền thống đó, từ lâu, Đảng, Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước và đội ngũ những thầy, cô giáo chính là nhân tố quyết định tới chất lượng và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.

Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều thành tích đáng mừng, nhiều em học sinh, sinh viên DTTS đã đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi… Có được kết quả đó không chỉ nhờ chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng nỗ lực học tập rèn luyện của các em học sinh mà còn có sự đóng góp to lớn, luôn chăm lo bồi đắp kiến thức của đội ngũ các thầy, cô giáo.

Đó chính là nhờ những đóng góp, hy sinh thầm lặng của những thầy, cô giáo đang ngày đêm bám trụ nơi những thôn, làng xa xôi nhất. Chính họ đã chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh thân yêu của mình, để rồi chính dòng tri thức ấy trở thành hành trang cho các em học sinh trên con đường làm thay đổi diện mạo ở những vùng đất vốn dĩ còn nhiều gian khó... Sự hy sinh thầm lặng đó xứng đáng được xã hội tôn vinh, trân trọng.

Chắp cánh ước mơ có ý nghĩa gì?

Nhằm giúp cho những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng ước mơ trên con đường học vấn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ là gì?

Đây là học bổng toàn phần dành cho sinh viên khuyết tật và/hoặc có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện theo học chương trình đại học.

Ước mơ có ý nghĩa gì đối với con người?

Vai trò của ước mơ rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó có thể truyền động lực và cảm hứng cho chúng ta để tiến tới và đạt được những thành công trong cuộc sống. Các ước mơ của chúng ta có thể giúp chúng ta tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, đem lại niềm tin và hy vọng trong cuộc sống.

Ước mơ có ý nghĩa gì?

Ước mơ là những kế hoạch, mong muốn mà mỗi chúng ta muốn đạt được trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Có ước mơ lớn, có ước mơ nhỏ. Nó trở thành động lực để mỗi chúng ta vạch ra con đường để hướng tới mục tiêu đã định sẵn của mình. Giấc mơ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.